Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hoàng Diệu có đáp án được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Tài liệu bao gồm cả kiến thức cần nhớ và những câu hỏi từ cơ bản đến nâng cao sẽ hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trình bày các khái niệm: Môi trường sống; Nhân tố sinh thái; Giới hạn sinh thái; Ổ sinh thái?
Câu 2: Thế nào là kích thước tối thiểu? Nếu kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì dẫn đến những điều gì?
Câu 3: Phân biệt 2 kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật. Quần thể voi, bò tót; vi khuẩn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có kiểu tăng trưởng nào?
Câu 4: Khái niệm về quần xã sinh vật. Nêu tên các kiểu dinh dưỡng trong quần xã sinh vật
Câu 5: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất được phân chia theo nguồn gốc gồm các kiểu hệ sinh thái nào? Điểm giống nhau cơ bản của các kiểu hệ sinh thái đó?
ĐÁP ÁN
Câu 1: Trình bày các khái niệm: Môi trường sống; Nhân tố sinh thái; Giới hạn sinh thái; Ổ sinh thái.
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những họat động khác của sinh vật.
- Nhân tố sinh thái (NTST) là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái mà ở đó cho phép loài đó tồn tại ổn định theo thời gian.
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
Câu 2: Thế nào là kích thước tối thiểu? Nếu kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì dẫn đến những điều gì?
– Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển
– Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong là do:
+ sự hỗ trợ giữa các cá thể bị suy giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.
+ sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Câu 3: Phân biệt 2 kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật. Quần thể voi, bò tót; vi khuẩn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có kiểu tăng trưởng nào?
1/ Phân biệt 2 kiểu tăng trưởng của quần thể sinh vật
- Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J)
- Điều kiện môi trường bị giới hạn: Tăng trưởng quần thể giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S)
2/ Kiểu tăng trưởng
- Quần thể voi, bò tót: Tăng trưởng theo thực tế.
- Quần thể vi khuẩn nuôi cấy trong phòng thí nghiệm: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.
Câu 4: Khái niệm về quần xã sinh vật. Nêu tên các kiểu dinh dưỡng trong quần xã sinh vật?
1/ Khái niệm về quần xã sinh vật:
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
2/ Các kiểu dinh dưỡng trong quần xã sinh vật:
- Nhóm quan hệ hỗ trợ:
+ Cộng sinh
+ Hợp tác
+ Hội sinh
- Nhóm quan hệ đối kháng:
+ Cạnh tranh
+ Kí sinh
+ Ức chế – cảm nhiễm
+ Sinh vật ăn sinh vật khác
Câu 5: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất được phân chia theo nguồn gốc gồm các kiểu hệ sinh thái nào? Điểm giống nhau cơ bản của các kiểu hệ sinh thái đó?
1/ Các kiểu hệ sinh thái trên Trái đất: được phân chia theo nguồn gốc gồm các kiểu hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
2/ Điểm giống nhau cơ bản của 2 kiểu hệ sinh thái trên là có thành phần cấu trúc giống nhau…
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU- ĐỀ 02
Câu 1: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva:
A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại
C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới
D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
B. Tạo thành các côaxecva
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
Câu 4: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC - 30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 5: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
(1) Chim sáo và trâu rừng
(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu
(3) Chim mỏ đỏ và linh dương
(4) Cá ép với cá mập.
Trả lời đúng là:
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà
B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền
C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền
D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương
Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 8: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là
A. 20oC.
B. 25oC.
C. 30oC.
D. 35oC.
Câu 9: Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở
A. cửa sông.
B. biển gần bờ.
C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.
D. biển sâu.
Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
D |
D |
C |
A |
C |
B |
C |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
B |
C |
A |
D |
A |
B |
D |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
D |
A |
C |
B |
A |
C |
A |
B |
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU- ĐỀ 03
Câu 81: Kĩ thuật chia phôi thành nhiều phần, rồi chuyển các phần này vào dạ con của vật cùng loài nhờ "đẻ hộ" gọi là
A. nhân bản vô tính. B. cấy truyền phôi.
C. nuôi cấy phôi. D. thụ tinh nhân tạo.
Câu 82: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền.
Câu 83: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn.
Câu 84: Một phụ nữ có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể X. Người đó bị hội chứng
A. Tớc nơ. B. Đao. C. siêu nữ. D. Claiphentơ.
Câu 85: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D.ADN ligaza
Câu 86: Đột biến gen dạng đột biến điểm nào xảy ra làm gen sau đột biến tăng 1 liên kết hiđrô?
A. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
C. Mất một cặp A-T D. Thêm một cặp G-X.
Câu 87: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 88: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 89: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Câu 90: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
C. do một cặp gen quy định
D. di truyền theo quy luật liên kết gen.
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU- ĐỀ 04
Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình:
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 2: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi:
A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện.
C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện.
Câu 3: Cách li trước hợp tử là:
A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển.
B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.
Câu 4: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng:
A. Thực vật
B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa
C. Động vật
D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển
Câu 5: Hiện tượng cá voi (thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của:
A. tiến hóa đồng quy. B. tiến hóa phân li.
C. tiến hóa phân nhánh. D. tiêu giảm để thích nghi.
Câu 6: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do:
A. đột biến
B. CLTN
C. biến dị tổ hợp
D. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài
Câu 7: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là:
A. đột biến. B. di nhập gen.
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là:
A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. tổ chức ngày càng cao.
C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 9: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào:
A. môi trường.
B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.
C. tác nhân gây ra đột biến đó.
D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.
Câu 10: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
C |
C |
D |
A |
D |
C |
C |
D |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
D |
D |
A |
C |
B |
C |
C |
B |
C |
A |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
A |
B |
A |
B |
C |
C |
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU- ĐỀ 05
Câu 1: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
A. Đột biến điểm B. Đột biến tự đa bội
C. Đột biến dị đa bội D. Đột biến lệch bội
Câu 2: Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy thuộc vào
A. Tổ hợp gen và môi trường B. Tổ hợp gen và loại đột biến
C. Môi trường và loại đột biến D. Loại đột biến
Câu 3: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành
A. Loài mới B. Cá thể mới C. Họ mới D. Bộ mới
Câu 4: Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền
(2) Đột biến
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Giao phối ngẫu nhiên
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A. 1, 2 B. 1, 4 C. 1, 3 D. 2, 4
Câu 5: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
A. quần xã B. mọi cấp độ C. quần thể D. cá thể
Câu 6: Chu kì bán rã của 14C và 238U là:
A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
C. 570 năm và 4,5 triệu năm D. 570 năm và 4,5 tỉ năm
Câu 7: Trong các bằng chứng tiến hóa:
(I). bằng chứng phôi sinh học so sánh
(II). Bằng chứng giải phẫu học so sánh
(III). Bằng chứng hóa thạch
(IV). Bằng chứng tế bào học
(V). bằng chứng sinh học phân tử
Bằng chứng nào không xếp chung nhóm với các bằng chứng còn lại?
A. (I) B. (III) C. (V) D. (IV) và (V)
Câu 8: Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là :
A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đôt ngột.
B. thúc đẩy sự cách li di truyền.
C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
D. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
Câu 9: Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên
(2) Chọn lọc tự nhiên
(3) Đột biến gen
(4) Giao phối ngẫu nhiên
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
A. 1 và 4 B. 2 và 4 C. 3 và 4 D. 2 và 3
Câu 10: Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là:
A. Chọn lọc nhân tạo B. Chọn lọc tự nhiên
C. Biến dị cá thể D. Sự thay đổi các điều kiện sống
ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. A 4. C 5. D 6. A 7. B 8. A 9. D 10. B |
11. A 12. A 13. C 14. D 15. B 16. A 17. D 18. C 19. D 20. D |
21. D 22. B 23. D 24. D 25. C 26. B 27. C 28. B 29. B 30. A |
31. C 32. C 33. D 34. B 35. B 36. C 37. A 38. C 39. B 40. C |
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hoàng Diệu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em có thể tham khảo thêm các tài liệu khác tại đây:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024106 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024120 - Xem thêm