Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa Học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đào Duy Từ được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em ôn tập môn Ngữ văn 7 KNTT, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ văn 7, tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Câu 3. Cho biết câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần nào?
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.
Câu 2: Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
* Cách giải:
- Tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (3 điểm)
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
c. Chỉ ra hình ảnh đặc sắc trong đoạn văn và tác dụng của việc sử dụng hình ảnh đó.
d. Nêu những việc học sinh nên làm để thể hiện lòng yêu nước trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước.
Câu 2: (2 điểm)
a. Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu là gì?
b. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích đã in nghiêng ở câu hỏi 1. Chỉ ra thành phần đã được rút gọn trong câu vừa xác định.
---(Để xem đầy đủ câu hỏi của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản nào?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 3: Em hiểu nội dung chính của đoạn trích trên như thế nào?
Câu 4: Qua nội dung đoạn văn, em học tập được điều gì từ đức tính của Bác?
II. PHẦN TIẾNG VIỆT
Cho đoạn thơ:
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Theo Tố Hữu, Trích Người con gái Việt Nam)
Câu 1: Chỉ và gọi tên biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn thơ.
Câu 2: Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.
III. PHẦN LÀM VĂN
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa câu ca dao trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1.
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ.
* Cách giải:
- Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Câu 2.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
* Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 3.
* Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích.
* Cách giải:
- Nội dung: sự giản dị của Bác trong lối sống sinh hoạt.
---(Để xem những đáp án còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: (2 điếm)
Trạng ngữ và vai trò của trạng ngữ trong câu? Em hãy cho biết những dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ.
Câu 2:
Xác định và phân loại trạng ngữ trong đoạn văn sau:
Cơn gió mùa hè lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về cùa một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp dầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy các mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái cỏ xanh khi có một giọt sữa trắng tlìơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại. bỏng Lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
(Thạch Lam)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho thảnh phần chính về nơi chôn, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, điều kiện...
- Các dấu hiệu nhận diện trạng ngữ.
- Ví trí: trạng ngữ có thế đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
- Dấu hiệu khác: giữa trạng ngừ và thành phần chính của câu thường được tách biệt bằng dấu phẩy khi viết, bằng quãng ngắt hơi khi nói.
Câu 2: Nhận diện và phân loại trạng ngữ trong đoạn văn đã cho
- Trạng ngữ chỉ thời gian:
Như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết.
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
+ Khi đi qua nhừng cánh đồng xanh
+ Trong cái vỏ xanh kia
+ Dưới ánh nắng
---(Để xem chi tiết đáp án của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. (5 điểm)
Sau khi học xong văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Chủ tịch Hồ Chí Minli), em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân ta?
Câu 2. (5 điểm)
Hãy lập dàn ý cho đề văn: Sách là người bạn lớn của con người.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Đối với câu hỏi này, đòi hỏi các em hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ đó liên hệ với bản thân để có suy nghĩ và hành động đúng. Mỗi chúng ta, dù ở địa vị, tuổi tác nào cũng phải làm những việc thiết thực nhất để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Bác Hồ có dạy thiếu niên và nhi đồng là tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
- Các em sẽ tham gia những buổi ngoại khóa nói về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
- Tham gia tích cực vào việc lao động, thăm viếng các anh hùng liệt sĩ đã ngă xuống vì độc lập dân tộc; thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Tìm hiệu để thông tường lịch sử của dân ta. “Dân ta phải biết sử ta”
- Tham gia các bài viết tìm hiểu về anh bộ đội Cụ Hồ nhân ngày 22 tháng l2 hàng năm.
- Ra sức học hành, tu dưỡng, rèn đức, luyện tài để trở thành công dân có ích cho xã hội, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, nối tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc.
Thiết nghĩ là những việc làm thiết thực, cụ thế sẽ góp phần giữ gìn, phát huy truyền thông yêu nước của dân tộc.
Câu 2. Mỗi em có thế xây dựng cho mình một dàn ý căn cứ vào yêu cầu của đề.
Dàn ý tham khảo
1. Mở bài: Giới thiệu sách là kho báu về tri thức của nhân loại. Sách không chỉ giúp con người hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh mà còn rèn luyện tâm hồn, lối sống đẹp.
2. Thân bài: Xây dựng luận điểm, luận chứng
- Sách khám phá hiện thực cuộc sống
+ Vẻ đẹp thiên nhiên bí ẩn, kì thú.
--(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Đào Duy Từ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)