HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Khuyến. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 7 CTST. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu càu bên dưới:
"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0,75 điểm)
b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1,0 điểm)
c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
d) Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0,75 điểm)
"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"
Câu 2 (2,0 điểm) So sánh 2 câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Câu 3 (5,0 điểm)
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (3,0 điểm)
a.
- Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
- Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
- Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm)
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” ? (3 điểm)
2. Em hãy trình bày những đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:“Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? (3 điểm)
3. Học xong văn bản:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng năm câu có nội dung nói về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh của bản thân em. (4 điểm)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” (2 điểm):
- Nghĩa đen câu tục ngữ: “nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước, “uống nước” là sinh hoạt hàng ngày của con người, mỗi khi uống nước ta phải nghĩ đến nguồn đã tạo ra dòng nước mát ấy.
- Nghĩa bóng câu tục ngữ :Uống nước là sự thừa hưởng những thành quả về vật chất và tinh thần của những người đi trước để lại, “nguồn” là nguồn cội là những người có công lao động dựng nên hạnh phúc hôm nay. Câu tục ngữ răn dạy mọi người phải sống thuỷ chung và biết ơn trân trọng.
---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (3 .0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
(Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53)
a. Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác? (1.0 điểm)
b. Tìm phép liệt kê trong câu sau và cho biết thuộc kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)
“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
c. Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ? (1.0 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm) Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu phân tích ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
---(Để xem những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất…
(…) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Ngữ liệu trên trích từ tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Hãy cho biết thể loại của tác phẩm trên và nêu nội dung đoạn trích đó. (1.0 điểm)
b. Kết thúc tác phẩm “Sống chết mặc bay” gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt thành 2 - 3 câu văn. (1.0 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
Trong phần in đậm của đoạn văn trên:
a. Hãy xác định một biện pháp nghệ thuật liệt kê và cho biết xét theo cấu tạo thì đó là kiểu liệt kê nào? (1.0 điểm)
b. Tìm một câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy? (1.0 điểm)
Câu 3: (6.0 điểm)
Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh và giải thích để làm sáng tỏ lời khuyên trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1.
a.
* Phương pháp: Căn cứ vào tác phẩm để xác định thể loại; đọc kĩ đoạn trích và rút ra nội dung.
* Cách giải:
- Thể loại: truyện ngắn hiện đại.
- Nội dung: Đoạn trích tái hiện cảnh tượng thảm sầu của nhân dân khi đối đầu với cảnh đê vỡ.
b.
* Phương pháp: Đọc kĩ nội dung đoạn kết và đưa ra suy nghĩ.
* Cách giải:
- Đoạn kết gợi cho em những trăn trở về đời sống người dân trong xã hội cũ, cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công. Xã hội phong kiến khiến đời sống nhân dân đầy rẫy những đau thương, mất mát, luôn bị áp bức, bóc lột. Từ đó em càng trân trọng, biết ơn hơn xã hội hiện đại của đất nước đã cho em cuộc sống ấm no, công bằng.
---(Để xem đầy đủ đáp án của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (4 .0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn. Vì thế, trong các giá trị nghệ thuật, người xưa cũng ưa thích sự giản dị, không chấp nhận sự xa hoa, hào nhoáng và phô trương. Trong sáng tạo nghệ thuật, các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưa thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.
a. Ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên. Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào? (0.5 điểm)
b. Theo tác giả bài viết, những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào? (Nêu ít nhất hai biểu hiện). (0.5 điểm)
c. Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau: “Bởi vậy, từ xa xưa đến nay, những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, màu sắc lòe loẹt, phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc.” (1.0 điểm)
d. Viết 6 đến 8 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sống giản dị. (2.0 điểm)
Câu 2: (6 điểm)
Lòng yêu thương con người, sự đùm bọc, sẻ chia vốn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta. Một trong những câu ca dao nói về truyền thống tốt đẹp đó là:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Em hãy viết bài văn giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1.
a.
* Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra câu nêu luận điểm.
* Cách giải:
- Câu văn nêu luận điểm: Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn.
- Câu văn đề cập đến đức tính giản dị và đức tính khiêm tốn.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Khuyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)