Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Du do HỌC247 biên soạn. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 7 CTST. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1:
a. Thế nào là câu đặc biệt? (1.0 điểm)
b. Trong câu sau, đâu là câu đặc biệt? (1.0 điểm)
- Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa, lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
(Khánh Hoài)
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu sau: (1.0 điểm)
- Hè đến, hoa phượng nở báo hiệu mùa chia li.
Câu 3: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” cho ta hiểu điều gì? (1.0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. VĂN – TIẾNG VIỆT:
Câu 1.
a.
* Phương pháp: Căn cứ vào bài “Câu đặc biệt”.
* Cách giải:
- Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
b.
* Phương pháp: Căn cứ vào bài “Câu đặc biệt”.
* Cách giải:
- Câu đặc biệt: “Trời ơi!”
Câu 2.
* Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Thêm trạng ngữ cho câu”.
* Cách giải:
- Trạng ngữ: “Hè đến”.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động (1 điểm).
Câu 2: Đặt một câu có cụm từ chủ - vị làm thành phần vị ngữ (1 điểm).
Câu 3: Tập làm văn (5 điểm)
Tục ngữ có câu “Thương người như thể thương thân”.
Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Hãy giải thích.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1.
- Con mèo bắt con chuột: Câu chủ động
- Con chuột bị con mèo bắt: Câu bị động
Câu 2.
Em có quyển sách mới.
Câu 3.
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích.
- Định hướng cho sự giải thích.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra!”
1. Nhận biết
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhận biết
Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi!” có tác dụng gì?
---(Để xem đầy đủ câu hỏi của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I. (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ
(Ngữ văn 7, NXB Giáo dục)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là gì?
Câu 3: (1 điểm) Thông hiểu
Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.
---(Để xem tiếp câu hỏi phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thắm
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?
Câu 2: (5.0 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích câu tục ngữ đó?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1.
* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ)
* Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: biểu cảm.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Du. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024520 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024171 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024246 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)