OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ernst Thälmann

29/03/2021 1.02 MB 194 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210329/206239605483_20210329_164150.pdf?r=2392
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ernst Thälmann. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

 

 
 

TRƯỜNG THPT ERNST THÄLMANN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam

B. Trận "Điện Biên Phủ trên không" ở Hà Nội, Hải Phòng (1972)

C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân  năm 1975 ở miền Nam

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (năm1968).

Câu 2. Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Tham gia tổ chức ASEAN.                                                    B. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

C. Bình thường hóa quan hệ với Mĩ                                           D. Mở rộng quan hệ với Liên Xô

Câu 3. Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào ?

A. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

B. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước Việt Nam thống nhất

C. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước diễn ra ngay tại Sài Gòn.

D. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa hội khóa VI của  nước Việt Nam thống nhất

Câu 4. Trải qua hơn 20 năm ( 1954- 1975) Miền Bắc nước ta  tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đã

A. Chuẩn bị điều kiện  xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội..

B. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, bộ mặt miền Bắc có nhiều thay đổi so với trước

C. Xây dựng được những cơ sở vật chất- kĩ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội.

D. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chuẩn bị lên chủ nghĩa cộng sản

Câu 5. Thành tựu trong lĩnh vực tài chính 5 năm (1986-1990) ở nước ta là gì ?

A. Giữ được tỉ giá VNĐ so với đồng USD                        

B. Phát hành tiền  mới ngày càng nhiều

C. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.                          

D. Cung cấp đủ vốn cho sản xuất hàng hóa

Câu 6. Nguyên nhân khách quan nào có tính quyết định đưa tới thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ (1954- 1975) của  dân ta

A. Sự giúp đỡ của to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa 

B. Nhờ phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ và tiến bộ của nhân dân thế giới

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ và thế giới phản đối chiến tranh ủa Mĩ.

D. Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương.

Câu 7. Khó khăn, yếu kém trong công cuộc đổi mới ở nước ta những năm (1986-1990) là

A. Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát cao, hiệu quả kinh tế thấp

B. Việc lưu thông hàng hóa trên thị trường còn khó khăn trở ngại

C. Chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt  giá trị thương mại cao.

D. Năm 1988 nước ta còn phải nhập khẩu gạo lên đến 45 vạn tấn .

Câu 8. Quân đội viễn chinh Mĩ bắt đầu tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam được thể hiện từ chiến lược chiến tranh xam lược  nào của Mĩ tại Việt Nam ?

A. Chiến lược “chiến tranh một phía” (1954- 1960)

B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”(1965- 1968)

C. “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969- 1975)

D. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965)

Câu 9. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973) là

A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.                                    

B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

C. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.                              

D. Không vi phạm chủ quyền dân tộc

Câu 10. Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên (Việt Nam) vào tháng 3- 1975 là ở

A. Kon Tum.                          B. Pleiku.                                         C. Gia Lai.                                 D. Buôn Ma Thuật.

Câu 11. Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là loại hình chiến tranh thế nào ?

A. Thực dân kiểu mới.                                                                    B. Chiến tranh răn đe

C. Chiến tranh ngăn chặn                                                              D. Thực dân kiểu cũ.

Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) của Đảng ta xác định nhiệm vụ của nước ta chuyển sang thời kì phát triển mới là

A. Thời kì đổi mới về chính sách đối ngoại đa dạng hơn                      

B. Thời kì hoàn thiện đường lối công cuộc “Đổi mới”.

C. Thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.                             

D. Thời kì đổi mới về chính trị sau khi đổi mới kinh tế

Câu 13. Trong các thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945- 2000 thì thắng lợi nào có ảnh hưởng nhiều nhất, mang lại kết quả lớn nhất đối với phong trào cách mạng thế giới ?

A. Thắng lợi /thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945    

B. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954

C. Thành tựu, ưu điểm của công cuộc đổi mới (1986- 2000)   

D. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975

Câu 14. Ba tổ chức cộng sản ra đời vào trong năm 1929 tại Việt Nam lần lượt là

A. An Nam cộng sản đảng,  Đông Dượng cộng sản đảng và Đông Dượng cộng sản liên đoàn

B. Đông Dượng cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng và Đông Dượng cộng sản đảng

C. Đông Dượng cộng sản đảng, Đông Dượng cộng sản liên đoàn và An Nam cộng sản đảng

D. Đông Dượng cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dượng cộng sản liên đoàn

Câu 15. Những thành tựu của nước ta  đạt được trong 15 năm (1986- 2000) đổi mới ở nước ta đã khẳng định

A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

B. Nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và văn minh

C. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiên nay

D. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quóc tế ngày càng cao

Câu 16. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Chiến thắng Bình Giã.        B. Chiến thắng Ấp Bắc.       C. Phong trào“Đồng khởi”.               D. Chiến thắng Vạn Tường.

Câu 17. Công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam được bắt đầu từ thời gian nào ?

A. Tháng 12-1991.                B. Tháng 12-1987.                        C. Tháng 12-1996.                   D. Tháng 12-1986.

Câu 18. Đế quốc Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai với ý đồ

A. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân hai miền Nam- Bắc Việt Nam.

B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc với miền Nam và ngăn chặn chi viện quốc thế cho miền Bắc

C. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.

D. Phong tỏa các cảng Hải Phòng và các sông, luồng, lạch, vùng biển ở miền Bắc Việt Nam.

Câu 19. Thời kì từ năm1954-1975 ở miền Nam, tiến hành cuộc đấu tranh chính trị phát triển lên khởi nghĩa vũ trang bắt đầu từ

A. Mĩ bắt đầu thực hiện “Chiến tranh cục bộ”                    B. Phong trào “Đồng khởi” những năm 1959-1960

C. Mĩ bắt đầu thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”                  D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miên Nam ra đời

Câu 20. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  ta (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Hiệp thương chính trị  để thống nhất đất nước.

B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc, Nam.

C. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế

D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 21. Từ năm 1954- 1956, miền Bắc nước thực hiện cải cách ruộng đất. Vậy chủ trương cải cách ruộng đất được thể hiện đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng ta ?     

A. Các văn kiện  đại hội lần hai của Đảng Lao động Việt Nam

B. Hội nghị của Đảng Lao động Việt Nam vào nửa sau năm 1954

C. Trong Luận cương chính trị của Tổng bí thư Đảng-  Trần Phú

D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc

Câu 22. Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta  sau năm 1975 là gì?

A. Bọn phản động trong nước vẫn còn hoạt động và cấu kết với nước ngoài     

B. Di sản xã hội kém như số người mù chữ và  thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

C. Nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển phiến diện

D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề.

Câu 23. Tình hình nước ta gặp muôn vạn khó khăn thử thách trong giai đoạn những năm 1945- 1954 là

A. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

B. Từ khi Pháp tăng cường bóc lột và cuộc ‘khủng bố trắng”

C. Từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp toàn quốc  bùng nổ

D. Từ khi quân Pháp mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc

Câu 24. Nguyên nhân quyết định để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới vào năm 1986 là do:

A. Cuộc khủng hoảng ở Liên Xô- Đông Âu ngày càng trầm trọng.

B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

C. Thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cổ vũ Việt Nam

D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa.

Câu 25. Củng cố vững chắc nhất về độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta từ năm 1945- 2000 là

A. Thành tựu, ưu điểm thực hiện đường lối đổi mới                         B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi

C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945                          D. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi

Câu 26. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào thời gian nào?

A. Tháng 6- 1995                  B. Tháng 5- 1995                          C. Tháng 7-1995                      D. Tháng 8- 1995

Câu 27. Hội nghị  Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21(1973)đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại

A. Đấu tranh hòa bình để hoàn thành thống nhất nước nhà.

B. Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 28. Công cuộc đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam lần đầu tiên được thông qua tại:

A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986).                              B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12-1976).

C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1986-1991).                        D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (03-1982).

Câu 29. Sự tương đồng về âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc(1947) và của  Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, “Việt Nam hóa chiến tranh” là

A. Chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam                                              B. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

C. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu cũ                                          D. Dùng người Việt đánh người Việt

Câu 30. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên Hiệp Quốc?

A. Thành viên thứ 149.                                                                      B. Thành viên thứ 147      

C. Thành viên thứ 145                                                                       D. Thành viên thứ 148       

Câu 31. Nhiệm vụ chung của hai Miền Bắc- Nam Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là

A. Cả nước tiến lên  xây dựng chủ nghĩa xã hội.                                B. Khôi phục  và phát triển kinh tế đát nước

C. Đấu tranh cho hòa bình, thống nhất nước nhà.                              D. Hoàn thành làm  cách mạng dân tộc dân chủ

Câu 32. Nhân dân miền Bắc đã giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ qua mấy lần ?

A. Ba lần.                                B. Hai lần.                                       C. Bốn lần.                                 D. Năm lần.

Câu 33. Đại hội VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được gọi là đại hội

A. Công cuộc đổi mới đất nước                                                  B. Công cuộc hội nhập quốc tế

C. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng                                                     D. Xây dựng, phát triển kinh tế

Câu 34. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước Việt Nam về mặt Nhà nước sau 1975 là

A. Hội nghị Hiệp thương của hai miền ở Sài Gòn (tháng 11-1975).

B. Quốc hội khóa VI tiến hành kì họp đầu tiên (24-6 đến 2-7-1976).

C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta (9- 1975)

D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976).

Câu 35. Trong những năm 1996-2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là

A. Gạo,  dệt may và thủy sản.                                                       B. Gạo, cà phê và thủy sản.

C. Gạo, dệt may và nông sản.                                                       D. Gạo, cà phê, hàng mỹ nghệ

Câu 36. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ ,cứu nước(1954- 1975) của nhân dân ta là

A. Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới.

B. Đất nước độc lập, thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội

C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

D. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trên  thế giới

Câu 37. Đại hội lần III của Đảng Lao động Việt Nam ( 9- 1960)  đã xác định vai trò của  cách mạng miền Bắc

A. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ  ở miền Nam.

B. Có vai trò quyết định đối với sự phát triển của  của cách mạng trong cả nước.

C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc miền Nam.

D. Có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triển của cách mạng cả nước.

Câu 38. Những chiến lược chiến tranh xâm lược nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện qua hai đời Tổng thống Mĩ ?

A. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”và “Việt Nam hóa chiến tranh”

B. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và  “chiến tranh cục bộ”

C. Chiến lược “chiến tranh một phía” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

D. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

Câu 39. Âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam là

A. Dồn dân vào Ấp chiến lược để cai trị

B. Dùng người Việt đánh người Việt.

C. Thí điểm kiểu chiến tranh mới của Mĩ .

D. Biến miền Nam thành căn cứ quân sự

Câu 40. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” cuối năm 1972 là

A. Buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các cuộc tiến công chống phá miền Bắc.

B. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường.

C. Buộc đế quốc Mĩ  phải kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng  ở miền Bắc của  Mĩ .

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

D

11

A

21

D

31

C

2

B

12

C

22

D

32

B

3

D

13

B

23

A

33

A

4

C

14

D

24

B

34

D

5

C

15

A

25

A

35

B

6

D

16

C

26

C

36

B

7

A

17

D

27

C

37

D

8

B

18

C

28

A

38

D

9

D

19

B

29

D

39

B

10

D

20

D

30

A

40

C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nét nổi bật nhất của Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ  năm 1954 về Đông Dương là

A.  Mĩ thay Pháp đưa Diệm lên nắm quyền ở Miền Nam nước ta         

B.  Đất nước bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị- xã hội khác nhau.

C. . Miền Bắc được giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.  

D. . Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.    

Câu 2. Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn những năm 1959-1965 so với giai đoạn những năm 1954 – 1959 là

A.  Đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.

B.  Đấu tranh binh vận là chủ yếu kết hợp với đấu tranh chính trị

C.  Đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp với đấu tranh binh vận

D.  Đấu tranh chính trị song song với đấu tranh vũ trang kết hợp

Câu 3. Hội nghị  Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21(1973)đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại

A.  Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.          

B.  Đấu tranh hòa bình để hoàn thành thống nhất nước nhà

C.  Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.     

D.  Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 4. Nguyên nhân quyết định để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới vào năm 1986 là do:

A.  Cuộc khủng hoảng ở Liên Xô- Đông Âu ngày càng trầm trọng.

B.  Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

C.  Thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cổ vũ Việt Nam

D.  Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa.

Câu 5. Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là loại hình chiến tranh thế nào ?

A.  Chiến tranh ngăn chặn       

B.  Thực dân kiểu mới.            

C.  Thực dân kiểu cũ.                 

D.  Chiến tranh răn đe

Câu 6. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986?

A.  Kinh tế.                                    B.  Văn hóa.                                 C.  Xã hội.                                        D.  Chính trị.                     

Câu 7. Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (năm 1976) là gì?

A.  Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.               B.  Thống nhất về mặt lãnh thổ từ Bắc chí Nam           

C.  Quốc hội bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp chung                       D.  Bầu ra các chức vụ lãnh đạo cao nhất của nhà nước

Câu 8. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên Hiệp Quốc?

A.  Thành viên thứ 110.      

B.  Thành viên thứ 160.  

C.  Thành viên thứ 150.          

D.  Thành viên thứ 149.      

Câu 9. Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiên gì ở miền Nam Việt Nam

A.  Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi, miền Nam được giải phóng

B.  Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn.

C.  Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập- kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh

D.  Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên sóng phát thanh

Câu 10. Trong thời kì những năm 1954-1975, nhiệm vụ chung của cách mạng nước ta là

A.  Tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước trong cả nước

B.  Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

C.  Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cả nước

D.  Hoàn thành cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa xã hội

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

B

11

D

21

C

31

B

2

A

12

C

22

C

32

C

3

A

13

C

23

B

33

B

4

B

14

A

24

B

34

C

5

B

15

A

25

D

35

C

6

D

16

D

26

B

36

B

7

A

17

C

27

C

37

A

8

D

18

D

28

A

38

B

9

B

19

D

29

C

39

B

10

B

20

C

30

B

40

B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nhân dân miền Bắc đã giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ qua mấy lần ?

A. Ba lần.                      B. Hai lần.                           C. Bốn lần.                      D. Năm lần.

Câu 2. Những chiến lược chiến tranh xâm lược nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện qua hai đời Tổng thống Mĩ ?

A. Chiến lược “chiến tranh một phía” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

B. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và  “chiến tranh cục bộ

D. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”và “Việt Nam hóa chiến tranh”

Câu 3. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên Hiệp Quốc?

A. Thành viên thứ 147      B. Thành viên thứ 148       C. Thành viên thứ 145      D. Thành viên thứ 149.    

Câu 4. Những thành tựu của nước ta  đạt được trong 15 năm (1986- 2000) đổi mới ở nước ta  đã khẳng định

A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

B. Tầm quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiên nay

C. Vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trên trường quóc tế ngày càng cao

D. Nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và văn minh

Câu 5. Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là loại hình chiến tranh thế nào ?

A. Chiến tranh răn đe                                                B. Thực dân kiểu mới.

C. Thực dân kiểu cũ.                                                 D. Chiến tranh ngăn chặn

Câu 6. Nguyên nhân quyết định để Đảng ta đề ra đường lối đổi mới vào năm 1986 là do:

A. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội.

B. Cuộc khủng hoảng ở Liên Xô- Đông Âu ngày càng trầm trọng.

C. Thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cổ vũ Việt Nam

D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và toàn cầu hóa.

Câu 7. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Chiến thắng Vạn Tường.  

B. Phong trào“Đồng khởi”.  

C. Chiến thắng Bình Giã. 

D. Chiến thắng Ấp Bắc.

Câu 8. Đại hội lần III của Đảng Lao động Việt Nam ( 9- 1960)  đã xác định vai trò của  cách mạng miền Bắc

A. Có vai trò quyết định đối với sự phát triển của  của cách mạng trong cả nước.

B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triển của cách mạng cả nước.

C. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ  ở miền Nam.

D. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc miền Nam.

Câu 9. Quân đội viễn chinh Mĩ bắt đầu tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam được thể hiện từ chiến lược chiến tranh xam lược  nào của Mĩ tại Việt Nam ?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969- 1975)                   

B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”(1965- 1968)

C. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965)          

D. Chiến lược “chiến tranh một phía” (1954- 1960)

Câu 10. Trong các thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ năm 1945- 2000 thì thắng lợi nào có ảnh hưởng nhiều nhất, mang lại kết quả lớn nhất đối với phong trào cách mạng thế giới ?

A. Thành tựu, ưu điểm của công cuộc đổi mới (1986- 2000)

B. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975

C. Thắng lợi /thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945

D. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

B

11

C

21

B

31

C

2

B

12

C

22

B

32

A

3

D

13

B

23

C

33

C

4

A

14

C

24

A

34

C

5

B

15

D

25

B

35

D

6

A

16

A

26

B

36

D

7

B

17

C

27

C

37

A

8

B

18

B

28

C

38

A

9

B

19

D

29

A

39

D

10

D

20

D

30

B

40

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Trọng tâm của đường lối đối ngoại được đề ra trong Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Mở rộng quan hệ với Liên Xô                              B. Hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

C. Tham gia tổ chức ASEAN.                                  D. Bình thường hóa quan hệ với Mĩ

Câu 2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  ta (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Hiệp thương chính trị  để thống nhất đất nước.     B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc, Nam.        D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế

Câu 3. Đại hội VI (12-1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam được gọi là đại hội

A. Công cuộc hội nhập quốc tế                                 B. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng

C. Xây dựng, phát triển kinh tế                                 D. Công cuộc đổi mới đất nước

Câu 4. Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A.Chiến thắng Vạn Tường.    B.Chiến thắng Bình Giã.    C.Phong trào“Đồng khởi”.  D.Chiến thắng Ấp Bắc.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào có tính quyết định đưa tới thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ (1954- 1975) của  dân ta

A. Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc ở Đông Dương.

B. Sự giúp đỡ của to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa 

C. Nhờ phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ và tiến bộ của nhân dân thế giới

D. Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ và thế giới phản đối chiến tranh ủa Mĩ.

Câu 6. Hội nghị  Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21(1973)đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại

     A. Đấu tranh hòa bình để hoàn thành thống nhất nước nhà.

     B. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 

     C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

     D. Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Những chiến lược chiến tranh xâm lược nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện qua hai đời Tổng thống Mĩ ?

     A. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

     B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”và “Việt Nam hóa chiến tranh”

     C. Chiến lược “chiến tranh một phía” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

     D. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và  “chiến tranh cục bộ”

Câu 8. Đến ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ mấy của Liên Hiệp Quốc?

     A. Thành viên thứ 148                                              B. Thành viên thứ 145

     C. Thành viên thứ 149.                                             D. Thành viên thứ 147      

Câu 9. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” cuối năm 1972 là

     A. Buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các cuộc tiến công chống phá miền Bắc.

     B. Buộc đế quốc Mĩ  phải kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam.

     C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường.

     D. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng  ở miền Bắc của  Mĩ .

Câu 10. Từ năm 1954- 1956, miền Bắc nước thực hiện cải cách ruộng đất. Vậy chủ trương cải cách ruộng đất được thể hiện đầu tiên trong văn kiện nào của Đảng ta ?

     A. Các văn kiện  đại hội lần hai của Đảng Lao động Việt Nam

     B. Trong Luận cương chính trị của Tổng bí thư Đảng-  Trần Phú

     C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc

     D. Hội nghị của Đảng Lao động Việt Nam vào nửa sau năm 1954

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

11

C

21

A

31

B

2

B

12

C

22

B

32

A

3

D

13

A

23

B

33

C

4

C

14

C

24

A

34

B

5

A

15

D

25

D

35

D

6

B

16

C

26

A

36

C

7

A

17

B

27

B

37

A

8

C

18

A

28

A

38

C

9

B

19

C

29

D

39

D

10

C

20

B

30

B

40

B

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ áp dụng tại miền Nam nước ta (1954- 1975) thì những chiến lược chiến tranh  nào thực hiện bởi hai đời Tổng thống của nước Mĩ ?

A.  Chiến lược “chiến tranh cục bộ ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

B.  Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và   “chiến tranh cục bộ”

C.  Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh”

D.  Chiến lược “chiến tranh cục bộ ” và “chiến tranh đơn phương”

Câu 2. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” cuối năm 1972 là

A.  Buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các cuộc tiến công chống phá miền Bắc.

B.  Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường.

C.  Buộc đế quốc Mĩ  phải kí Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Việt Nam.

D.  Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng  ở miền Bắc của  Mĩ .

Câu 3. Trong những kết quả quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước ta từ cuối năm 1986, kết quả nào quan trọng nhất?

A.  Bộ máy Nhà nước từ  trung ương đến  địa phương được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn biên chế và hiệu quả

B.  Kiềm chế được một bước đà lạm phát với chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường ngày càng thấp.

C.  Thực hiện thành công các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế đã đề ra từ đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986)

D.  Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Câu 4. Chiến thắng quân sự mở đầu cho quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là

A.  Chiến thắng Bình Giã    B.  Chiến thắng An Lão               C.  Chiến thắng Ba Gia              D.  Chiến thắng Ấp Bắc.

Câu 5. Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao vào thời gian nào?

A.  Tháng 6- 1995                        B.  Tháng 7-1995                       C.  Tháng 8- 1995                          D.  Tháng 5- 1995           

Câu 6. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới của Đảng ta từ năm 1986?

A.  Kinh tế.                                    B.  Văn hóa.                                 C.  Xã hội.                                        D.  Chính trị.                     

Câu 7. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước từ

A.  Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam.                         B.  Sau miền Bắc hoàn toàn được giải phóng

C.  Sau khi đất nước được độc lập và thống nhất.                 D.  Sau khi khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Câu 8. Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1995 là

A.  Các công ty của nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngày cang nhiều

B.  Có quan hệ thương mại với hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

C.  Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ và gia nhập tổ chức ASEAN.

D.  Có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Câu 9. Hội nghị Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 21(1973)đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại

A.  Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.                   

B.  Đấu tranh hòa bình để hoàn thành thống nhất nước nhà

C.  Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.              

D.  Chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 10. Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn những năm 1959-1965 so với giai đoạn những năm 1954 – 1959 là

A.  Đấu tranh chính trị song song với đấu tranh vũ trang kết hợp

B.  Đấu tranh binh vận là chủ yếu kết hợp với đấu tranh chính trị

C.  Đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.

D.  Đấu tranh vũ trang là chủ yếu kết hợp với đấu tranh binh vận

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

11

D

21

D

31

A

2

C

12

D

22

C

32

A

3

D

13

D

23

B

33

B

4

D

14

C

24

B

34

C

5

B

15

C

25

D

35

B

6

D

16

C

26

C

36

A

7

C

17

B

27

A

37

B

8

C

18

D

28

B

38

A

9

A

19

B

29

D

39

B

10

C

20

D

30

D

40

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Ernst Thälmann. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF