OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Minh Xuân

30/03/2021 930.77 KB 146 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210330/923994152626_20210330_093738.pdf?r=1163
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã biên soạn Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ đề thi của Trường THPT Lê Minh Xuân sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

 

 
 

TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử ?

A. Ca                                  B. Zn                              C. Ag                             D. K

Câu 2: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng là

A. Na, Cu, Al.                    B. Fe, Ca, Al.                 C. Na, Ca, Zn.                D. Na, Ca, Al.

Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là

A. Fe(NO3)2                                                              B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2                                        D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2

Câu 4: Cho luồng H2 đi qua 0,8g CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672g chất rắn. Hiệu suất khử CuO thành Cu là(%):

A. 60                                   B. 80                              C. 75                              D. 90

Câu 5: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ

A. Mn và Cr.                      B. Fe và Al.                   C. Fe và Cr.                   D. Al và Cr.

Câu 6: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

A. FeO.                               B. Fe(OH)3.                   C. Fe(NO3)3.                  D. Fe2O3.

Câu 7: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

A. 3,36 lít.                          B. 6,72 lít.                      C. 2,24 lít.                      D. 4,48 lít.

Câu 8: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. Fe3O4.                            B. FeO.                          C. Fe2O3.                       D. Fe(OH)2.

Câu 9: Để nhận biết ion NH người ta dùng dung dịch chứa ion nào sau đây:

A. OH-                                B. SO .                        C. H+.                             D. Ag+.

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng: .

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

A. Al(OH)3 và Al2O3                                                B. Al2O3 và Al(OH)3

C. Al(OH)3 và NaAlO2                                             D. NaAlO2 và Al(OH)3

Câu 11: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                    B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                  D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 12: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2  và m gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 8,75.                               B. 7,80.                          C. 9,75.                          D. 6,50.

Câu 13: Cho một lượng hỗn hợp Na, K và Ba vào nước dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc). Thể tích dung dịch hỗn hơp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A là

A. 0,3 lít                             B. 0,4 lít                         C. 0,2 lít                         D. 0,5 lít

Câu 14: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?

A. Cr2O3.                            B. Cr(OH)2.                   C. Cr(OH)3.                   D. Al2O3.

Câu 15: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al  +  4HNO3  → Al(NO3)3 + NO  +  2H2O

B. 2Al  +  2NaOH  +  2H2O → 2NaAlO2  +  3H2

C. 4Al  +  3O2 → 2Al2O3

D. 2Al  +  Fe2O3  → 2Fe  +  Al2O3

Câu 16: Phản ứng hóa học nào sau đây giải thích câu tục ngữ ‘ nước chảy đá mòn’?

A. CaSO4.2H2O → CaSO4.H2O  +  H2O.          

B. CaCO3 + CO2 + H2O   → Ca(HCO3)2

C. Ca(HCO3)2  →  CaCO3 + CO2 + H2O        

D. CaCO→  CaO  + CO2.

Câu 17: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.                 B. không có kết tủa, có khí bay lên.

C. chỉ có kết tủa keo trắng.                                       D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

Câu 18: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:

A. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.                       B. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.

C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.                  D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.

Câu 19: Chất khí gây hiện tượng ‘ Hiệu ứng nhà kính’ là

A. CO2.                              B. NO.                           C. SO2.                          D. H2S.

Câu 20: Dãy gồm các oxit  đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. FeO, CuO, Cr2O3.         B. Fe3O4, SnO, CaO.    C. FeO, MgO, CuO.     D. PbO, K2O, SnO.

Câu 21: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là

A. Tính dẫn điện.               B. Tính dẫn nhiệt.         C. Khối lượng riêng.     D. Ánh kim.

Câu 22: Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. Oxi hóa kim loại.                                                 B. Oxi hóa ion kim loại.

C. Khử ion kim loại.                                                D. Khử kim loại.

Câu 23: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,4.                               B. 18,0.                          C. 24,2.                          D. 15,6.

Câu 24: Cho dãy các kim loại sau: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là

A. 4.                                    B. 3.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 25: Trộn bột Cr2O3 với m gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được 78 gam Cr (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Giá trị m là

A. 13,5 gam                        B. 54,0 gam.                  C. 27,0 gam.                  D. 40,5 gam.

Câu 26: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau :

(a) 1s22s22p63s1                                 

(b) 1s22s22p3

(c) 1s22s22p63s23p6                           

(d) 1s22s22p63s23p63d64s2

Có bao nhiêu cấu hình electron là của nguyên tử kim loại ?

A. 3.                                    B. 2.                               C. 1.                               D. 4.

Câu 27: Có 3 dung dịch trong 3 lọ riêng biệt gồm AlCl3, Na2SO4, NaCl. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử để phân biệt 3 chất trên, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH           B. Dung dịch HCl          C. H2O                           D. Ba(OH)2.

Câu 28: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Ba.                   B. kim loại Cu.              C. kim loại Ag.              D. kim loại Mg.

Câu 29: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. KCl, NaNO3.                 B. Na2SO4, KOH.         C. NaOH, HCl.              D. NaCl, H2SO4.

 

Câu 30: Các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh?

A. Al2O3, Al, Mg.                                                     B. Al(OH)3, Fe(OH)3, CuO.

C. Al, ZnO, FeO.                                                      D. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.

Câu 31: Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?

A. Fe3+ (Z = 26) [Ar] 3d5.                                         B. Fe2+ (Z = 26) [Ar] 3d54s1.

C. Cr (Z = 24) [Ar] 3d54s1.                                      D. Cu (Z = 29) [Ar] 3d104s1.

Câu 32: Cho hỗn hợp gồm Fe, Cu vào dung dịch AgNO3 lấy dư thì sau khi kết thúc phản ứng dung dịch thu được có chất tan là

A. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3                          B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3 và Ag

C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3                          D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Câu 33: Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

A. 3,36 lít.                          B. 4,48 lít.                      C. 1,12 lít.                      D. 2,24 lít.

Câu 34: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng toàn phần?

A. Na2CO3                         B. NaOH.                      C. Ca(OH)2                    D. HCl.

Câu 35: Chất gây nghiện có trong thuốc lá là

A. protein.                          B. heroin.                       C. nicotin.                      D. cocain.

Câu 36: Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với axít HNO3 cho ra chất khí.

A. Chỉ có Fe2O3                 B. Chỉ có Fe3O4             C. Chỉ có FeO                D. FeO và Fe3O4

Câu 37: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. không màu sang màu vàng.                                  B. màu vàng sang màu da cam.

C. không màu sang màu da cam.                              D. màu da cam sang màu vàng.

Câu 38: Cho m gam Cr tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của m là

A. 7,8.                                 B. 10,4.                          C. 15,6.                          D. 5,2.

Câu 39: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm

A. IA.                                 B. IVA.                          C. IIA.                           D. IIIA.

Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư       

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(c)  Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng   

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(e) Nhiệt phân AgNO3                                      

(f) Điện phân nóng chảy Al2O3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:

A. 5                                     B. 2                                C. 4                                D. 3

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

B

D

A

C

C

A

A

D

C

A

B

D

B

D

C

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

C

C

B

D

B

D

B

C

D

B

A

B

A

C

D

B

A

C

D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 41. Mệnh đề không đúng là:

A. Fe2+oxi hoá được Cu.

B. Fe3+có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

C. Fe khử được Cu2+trong dung dịch.

D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự:  Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 42. Tính chất vật lý nào sau đây của Sắt khác với các đơn chất kim loại khác.

A. Có tính nhiễm từ.                                                     B. Là kim loại nặng.

C. Dẫn điện và nhiệt tốt.                                               D. Tính dẻo, dễ rèn.

Câu 43. Để oxi hoá hoàn toàn 0,015mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

A. 0,0225mol và 0,04mol                                              B. 0,015mol và 0,12mol

C. 0,0225mol và  0,12mol                                             D. 0,025mol và 0,08mol

Câu 44. Cấu hình e của 24Cr3+

A. [Ar]3d4                           B. [Ar]3d6                         C. [Ar]3d3                            D. [Ar]3d5

Câu 45. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:   

(1)  AgNO3 + Fe(NO3)2 →  Fe(NO3)3 + Ag↓

(2)  Mn + 2HCl → MnCl2 + H2

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là

A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.                                                 B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.

C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+.                                                D. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.

Câu 46. Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là

A. Mg.                                 B. Al.                                 C. Cu.                                   D. Fe.

Câu 47. Nguyên tử sắt có thể bị oxi hóa thành các mức ion có thể có.

A. Fe3+                                B. Fe2+                               C. Fe2+ , Fe3+                        D. Fe3+ , Fe4+

Câu 48. Phản ứng nào sau đây không chứng minh được tính chất oxi hoá của hợp chất sắt (III) :

A. Fe2O3 tác dụng với nhôm

B. Sắt (III) clorua tác dụng với đồng

C. Sắt (III) nitrat tác dụng với dung dịch Bazơ

D. Sắt (III) clorua tác dụng với sắt

Câu 49. ở nhiệt độ thường, kim loại nào không phản ứng được với nước ?

A. Sr                                    B. Mg                                C. Ca                                    D. Be

Câu 50. Các dung dịch nào sau đây đều tác dụng với Al2O3?

A. HNO3, KNO3.                B. HCl, NaOH.                  C. Na2SO4, HNO3.               D. NaCl, NaOH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 51 đến câu 80 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

41

A

51

D

61

C

71

A

42

A

52

A

62

B

72

D

43

C

53

A

63

C

73

C

44

A

54

B

64

A

74

A

45

A

55

D

65

C

75

A

46

D

56

C

66

A

76

C

47

C

57

D

67

C

77

B

48

C

58

A

68

A

78

D

49

D

59

B

69

C

79

C

50

B

60

D

70

A

80

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. KCl.                               B. Ca(OH)2.                   C. CaCl2.                       D. Na2CO3.

Câu 2: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H2SO4 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

                   

Tỉ lệ a : b là

A. 4 : 3.                               B. 2 : 3.                          C. 1 : 1.                          D. 2 : 1.

Câu 3: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, ZnO, MgO.      

B. Cu, FeO, ZnO, MgO.                                      

C. Cu, Fe, Zn, MgO.

D. Cu, Fe, Zn, Mg.

Câu 4: Tính dẫn điện của các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Ag được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. Fe, Ag, Al, Cu               B. Fe, Al, Cu, Ag           C. Ag, Cu, Al, Fe           D. Cu, Fe, Ag, Al

Câu 5: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng vừa đủ với 0,3mol FeSO4 trong dung dịch H2SO4

A. 26,4g                              B. 12,6g                         C. 18,6g                         D. 14,7g

Câu 6: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,13gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2  (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,44 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,568 lít (ở đktc). Kim loại X là

A. Ba.                                 B. Ca.                             C. Sr.                              D. Mg.

Câu 7: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là

A. x = 4y.                           B. x = y.                         C. y = 2x.                       D. x = 2y.

Câu 8: Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm người ta cho Zn tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho một vài giọt dung dịch CuSO4 vào hỗn hợp phản ứng thì lượng khí H2 sinh ra sẽ

A. tăng                                B. giảm                          C. không đổi                  D. dừng lại

Câu 9: Cấu hình electron của ion Cr2+  là

A. [Ar]3d7s1                       B. [Ar]3d3                      C. [Ar]3d5.                     D. [Ar]3d4.

Câu 10: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

B. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

C

B

D

D

C

A

D

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

A

C

D

D

C

C

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

B

C

A

B

D

B

A

A

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là

A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                    B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.                                    D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 2: Có 3 dung dịch trong 3 lọ riêng biệt gồm AlCl3, Na2SO4, NaCl. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử để phân biệt 3 chất trên, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch NaOH           B. Dung dịch HCl          C. H2O                           D. Ba(OH)2.

Câu 3: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ

A. Mn và Cr.                      B. Fe và Al.                   C. Fe và Cr.                   D. Al và Cr.

Câu 4: Nguyên tắc điều chế kim loại là

A. Oxi hóa ion kim loại.                                          B. Oxi hóa kim loại.

C. Khử kim loại.                                                       D. Khử ion kim loại.

Câu 5: Chất gây nghiện có trong thuốc lá là

A. heroin.                            B. nicotin.                      C. cocain.                       D. protein.

Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: .

Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

A. NaAlO2 và Al(OH)3                                             B. Al(OH)3 và Al2O3

C. Al(OH)3 và NaAlO2                                             D. Al2O3 và Al(OH)3

Câu 7: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:

A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.                      B. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.

C. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.                       D. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.

Câu 8: Chất khí gây hiện tượng ‘ Hiệu ứng nhà kính’ là

A. NO.                                B. SO2.                          C. CO2.                          D. H2S.

Câu 9: Các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh?

A. Al2O3, Al, Mg.                                                     B. Al(OH)3, Fe(OH)3, CuO.

C. Al, ZnO, FeO.                                                      D. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.

Câu 10: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

A. FeO.                               B. Fe(OH)3.                   C. Fe2O3.                       D. Fe(NO3)3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

D

D

B

B

D

C

D

A

C

A

B

B

B

D

D

C

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

C

B

B

D

B

D

C

C

A

C

C

A

C

D

B

C

B

A

A

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là

A. x = y.                             B. y = 2x.                       C. x = 2y.                       D. x = 4y.

Câu 2: Khi cho lượng dư dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm đựng dung dịch kali cromat, dung dịch trong ống nghiệm

A. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.               B. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

C. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.          D. chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

Câu 3: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng vừa đủ với 0,3mol FeSO4 trong dung dịch H2SO4

A. 26,4g                              B. 12,6g                         C. 14,7g                         D. 18,6g

Câu 4: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Cu và Ag.                      B. Na và Fe.                   C. Mg và Zn.                 D. Al và Mg.

Câu 5: Ngâm một đinh sắt sạch vào 100 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 g. Tính CM của dung dịch CuSO4 ban đầu?

A. 0,25 M                           B. 2,0 M                         C. 1,5 M                         D. 0,5 M

Câu 6: Kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có lớp màng oxit bảo vệ?

A. Al.                                  B. Fe.                             C. Na.                            D. Mg.

Câu 7: Để khử ion Fe3+trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Mg.                  B. kim loại Ag.              C. kim loại Cu.              D. kim loại Ba.

Câu 8: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

B. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

C. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

Câu 9: Tính dẫn điện của các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Ag được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. Cu, Fe, Ag, Al               B. Fe, Al, Cu, Ag           C. Ag, Cu, Al, Fe           D. Fe, Ag, Al, Cu

Câu 10: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. KCl.                               B. CaCl2.                       C. Ca(OH)2.                   D. Na2CO3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

A

C

A

C

B

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

A

D

A

C

D

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

D

A

B

D

B

A

C

B

A

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lê Minh Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF