OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lạc Sơn

30/03/2021 1020.75 KB 118 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210330/154287042967_20210330_101329.pdf?r=2902
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã biên soạn Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 Trường THPT Lạc Sơn, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm được chọn lọc từ đề thi của Trường THPT Lạc Sơn sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

 

 
 

TRƯỜNG THPT LẠC SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 5,6 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 250ml.                            B. 120ml.                       C. 150ml.                       D. 125ml.

Câu 2: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, Zn, Mg.             B. Cu, Fe, ZnO, MgO.   C. Cu, FeO, ZnO, MgO.           D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 3: Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.                       B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.                       D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.

Câu 4: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?

A. CaSO4, MgCl2.                                                     B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

C. Mg(HCO3)2, CaCl2.                                              D. Ca(HCO3)2, MgCl2.

Câu 5: Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

- Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

 - Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 ;

- Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl 

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1                                     B. 3                                C. 2                                D. 4

Câu 6: Cấu hình electron của ion Cr2+  là

A. [Ar]3d3                          B. [Ar]3d5.                     C. [Ar]3d4.                     D. [Ar]3d7s1

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 7,82 gam.                       B. 6,40 gam.                  C. 5,81 gam.                  D. 3,80 gam.

Câu 8: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào không phản ứng được với nước ?

A. Ca                                  B. Sr                               C. Be                              D. Mg

Câu 9: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. KCl.                               B. CaCl2.                       C. Ca(OH)2.                   D. Na2CO3.

Câu 10: Ngâm một đinh sắt sạch vào 100 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 g. Tính CM của dung dịch CuSO4 ban đầu?

A. 0,5 M                             B. 1,5 M                         C. 0,25 M                       D. 2,0 M

Câu 11: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Na và Fe.                       B. Cu và Ag.                  C. Mg và Zn.                 D. Al và Mg.

Câu 12: Để khử ion Fe3+trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Ag.                   B. kim loại Mg.               C. kim loại Cu.              D. kim loại Ba.

Câu 13: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau:  Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.  Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Cu vào dung dịch FeCl2.                                      B. Fe và dung dịch FeCl3.

C. Fe và dung dịch CuCl2.                                        D. Cu và dung dịch FeCl3.

Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 1,45 g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc). Đun khan dung dịch ta thu được m gam muối khan thì giá trị của m là:

A. 4,29 g                             B. 3,19 g                        C. 2,87 g                        D. 3,87 g

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 4,48.                               B. 1,79.                          C. 2,24.                          D. 5,60.

Câu 16: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.                 B. không có kết tủa, có khí bay lên.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.               D. chỉ có kết tủa keo trắng.

Câu 17: Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ giữa x và y là

A. y = 2x.                           B. x = y.                         C. x = 2y.                       D. x = 4y.

Câu 18: Tính dẫn điện của các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Ag được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. Cu, Fe, Ag, Al               B. Ag, Cu, Al, Fe           C. Fe, Ag, Al, Cu           D. Fe, Al, Cu, Ag

Câu 19: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng,  nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là:

A. Cu, Pb, Ag.                    B. Fe, Al, Cr.                 C. Cu, Fe, Al.                 D. Fe, Mg, Al.

Câu 20: Khi cho lượng dư dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm đựng dung dịch kali cromat, dung dịch trong ống nghiệm

A. chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục.          B. chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.

C. chuyển từ màu da cam sang màu vàng.               D. chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

Câu 21: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít khí H2 (đktc). Xác định giá trị V?

A. 4,48 lít.                          B. 13,44 lít.                    C. 5,6 lít.                        D. 11,2 lít.

Câu 22: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng vừa đủ với 0,3mol FeSO4 trong dung dịch H2SO4

A. 14,7g                              B. 26,4g                         C. 18,6g                         D. 12,6g

Câu 23: Cho 25,6 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 4M và H2SO4 3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 5,60.                               B. 4,48.                          C. 5,97.                          D. 6,72.

Câu 24: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol H2SO4 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

                   

 Tỉ lệ a : b là

A. 4 : 3.                               B. 1 : 1.                          C. 2 : 1.                          D. 2 : 3.

Câu 25: Kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có lớp màng oxit bảo vệ?

A. Fe.                                  B. Mg.                            C. Al.                             D. Na.

Câu 26: Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm người ta cho Zn tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho một vài giọt dung dịch CuSO4 vào hỗn hợp phản ứng thì lượng khí H2 sinh ra sẽ

A. giảm                               B. tăng                           C. không đổi                  D. dừng lại

Câu 27: Cho các phản ứng

R + 2HCl  → RCl2 + H2                           (1)       

RCl2 + 2NaOH  → R(OH)2 + 2NaCl (2)

4R(OH)2 + O2 + 2H2O  → 4R(OH)3        (3)       

R(OH)3 + NaOH  → NaRO2  + 2H2O            (4)

R là kim loại nào?

A. Fe                                   B. Al                              C. Cr                              D. Pb

Câu 28: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

C. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

Câu 29: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,13gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2  (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,44 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,568 lít (ở đktc). Kim loại X là

A. Ba.                                 B. Mg.                            C. Sr.                              D. Ca.

Câu 30: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A. Fe, Cu, Ag.                    B. Al, Fe, Ag.                C. Al, Fe, Cu.                D. Al, Cu, Ag.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

D

B

C

C

B

C

D

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

A

A

A

C

A

D

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

A

B

C

B

C

B

B

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, Be, Ba là kim loại thuộc nhóm

A. IIA.                             B. IVA.                                C. IIIA.                           D. IA.

Câu 2: Phản ứng hóa học nào sau đây đúng?

A. 2NaHCO3 →  Na2CO3 + CO2 + H2O.                  B. 2NaNO3 → Na2O + 2NO2 + ½O2.

C. Na2O + CO2 → Na2CO3.                                       D. 2KHCO3 → K2O + 2CO2 + H2O.

Câu 3: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) CaSO3 + HCl(dd) → CaCl2 + SO2 + H2O       

(2) CuO + CO→  Cu + CO2

(3) C + Fe3O4 →  Fe + CO2                                    

(4) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Phản ứng thoả mãn thí nghiệm trên là

A. (3).                                   B. (2).                                   C. (1).                              D. (4).

Câu 4: Khi cho dung dịch NaOH dư vào cốc đựng dung dịch Ba(HCO3)2 trong suốt thì trong cốc

A. có kết tủa trắng và bọt khí.                                          B. không có hiện tượng gì.

C. có sủi bọt khí.                                                                D. có kết tủa trắng.

Câu 5: Nguyên tử Mg có Z = 12, cấu hình electron nguyên tử của Mg là:

A. [Ne ] 3s2.                            B. [Ne ] 3d14s1.                    C. [Ar ] 4s1.                             D. [Ar ] 3s2.

Câu 6: Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam kết tủa ?

A. 20 gam.                       B. 30 gam.                           C. 40 gam.                       D. 25 gam.

Câu 7: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. thạch cao khan.                                                       B. thạch cao sống.          

C. vôi tôi xút.                                                               D. thạch cao nung.

Câu 8: Công thức hóa học của phèn chua là

A. K2SO4.12H2O                                                        B. Al2(SO4)3.12H2O        

C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O                                       D. K.Al(SO4)2.12H2O

Câu 9: Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt phenol phtalein. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ?

A. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá xanh.               

B. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước.

C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước.  

D. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch  NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 .    

(2) Cho dung dịch  Na2CO3 vào Mg(OH)2        

(3) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2

(4) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch  NaNO3                 

(5) Sục khí NH3 vào dung dịch  MgCl2.

Các thí nghiệm đều thu được kết tủa là

A. 2                                 B. 3                                      C. 4                                 D. 5

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1A

2A

3B

4D

5A

6A

7B

8C

9A

10B

11B

12B

13A

14C

15D

16A

17A

18C

19B

20C

21C

22C

23B

24B

25D

26B

27A

28C

29B

30A

31C

32A

33C

34B

35D

36A

37B

38A

39D

40D

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Na và Fe.                       B. Cu và Ag.                  C. Mg và Zn.                 D. Al và Mg.

Câu 2: Để khử ion Fe3+trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Ag.                    B. kim loại Mg.             C. kim loại Cu.              D. kim loại Ba.

Câu 3: Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

- Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

 - Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3 ;

- Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl  

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1                                     B. 3                                C. 2                                D. 4

Câu 4: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO.    B. Cu, Fe, ZnO, MgO.   C. Cu, Fe, Zn, Mg.         D. Cu, Fe, Zn, MgO.

Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào không phản ứng được với nước ?

A. Ca                                  B. Sr                               C. Be                              D. Mg

Câu 6: X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,13gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2  (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,44 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,568 lít (ở đktc). Kim loại X là

A. Ba.                                 B. Mg.                            C. Sr.                              D. Ca.

Câu 7: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 5,6 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 125ml.                            B. 120ml.                       C. 250ml.                       D. 150ml.

Câu 8: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau:  Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.  Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Cu vào dung dịch FeCl2.                                      B. Fe và dung dịch FeCl3.

C. Fe và dung dịch CuCl2.                                        D. Cu và dung dịch FeCl3.

Câu 9: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.                 B. không có kết tủa, có khí bay lên.

C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.               D. chỉ có kết tủa keo trắng.

Câu 10: Kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có lớp màng oxit bảo vệ?

A. Fe.                                  B. Al.                             C. Mg.                            D. Na.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

C

D

C

B

A

A

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

A

A

A

D

C

A

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

B

B

A

B

B

D

C

D

A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm:

A. IA

B. IVA.

C. IIA.

D. IIIA.

Câu 2: Tơ nào sau đây được sản xuất từ Xenlulozơ :

A. Tơ capron.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ visco.

Câu 3: Cho 2,12 gam  Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 thu được (ở đktc) là:

A. 0,336 lít          

B. 0,672 lít

C. 0,224 lít

D. 0,448 lít

Câu 4: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm: 1 ml dung dịch lòng trắng trứng và 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.

Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2 – 3 phút.

Trong các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, hỗn hợp thu được có màu vàng.

(b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện chất màu tím.

(c) Thí nghiệm trên chứng minh Anbumin có phản ứng màu biure.

(d) Thí nghiệm trên chứng minh Anbumin có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

Số phát biểu đúng là :

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ A (C, H, O, N) bằng lượng vừa đủ 0,875 mol O2. Sục toàn bộ sản phẩm cháy thu được vào nước vôi trong dư, thấy có 70 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 23,9 gam, đồng thời có 3,36 lít khí thoát ra (đktc). Cho 22,3 gam A tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch B chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit (đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị lớn nhất có thể của m là:

A. 30,7

B. 27,2

C. 29

D. 27,6

 

Câu 6 : Tiến hành các thí nghiệm sau:

     (1) Cho miếng Kẽm vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ thêm vài giọt CuSO4.

     (2) Đốt dây thép trong bình đựng  khí Clo

     (3) Cho lá thép vào dung dịch ZnSO4.

     (4) Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

Số trường hợp có xảy ra sự ăn mòn điện hóa là:

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 7: Cho x mol Mg và 0,05 mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 4 cation kim loại và chất rắn B. Giá trị x nào sau đây không thỏa mãn?

A. 0,025.

B. 0,02.

C. 0,03.

D. 0,04.

Câu 8: Hòa tan hỗn hợp chứa 1,12 gam Fe và 1,44 gam FeO bằng 500 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?

A. 17,05

B. 15,43

C. 14,35.

D. 17,59

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu.

(b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính).

(c) Hiđro hóa triolein thu được tripanmitin.

(d) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học khác.

(e) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.

(f) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

Số phát biểu đúng là:

A. 6

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 10: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

  1.  

Dung dịch AgNO3 trong NH3,t0

Kết tủa Ag

  1.  

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

  1.  

Cu(OH)2, nhiệt độ thường

Dung dịch màu xanh lam

  1.  

Nước brom

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Axetilen, Lysin, Glucozơ, Anilin.

B. Glucozơ, Alanin, Lysin, Phenol.

C. Metanal, Anilin, Glucozơ, Phenol.

D. Etyl fomat, Lysin, Saccarozơ, Anilin.---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1A

2D

3D

4A

5C

6C

7A

8A

9C

10D

11D

12D

13B

14C

15A

16D

17C

18B

19A

20A

21D

22B

23B

24B

25D

26D

27B

28D

29C

30C

31B

32B

33A

34B

35A

36B

37A

38C

39C

40C

 

ĐỀ SỐ 5

001: Ứng với công thức phân tử C3H9N có số đồng phân  amin bậc 1 là:

A. 2                                            B. 4                                       C. 3                                       D. 5

002: Cho phản ứng hóa học:

H2N-R-COOH + HCl  Cl-H3N+-R-COOH

H2N-R-COOH + NaOH  H2N-R-COONa + H2O

Hai phản ứng trên chứng tỏ các aminoaxit

A. Chỉ có tính bazơ                   B. Chỉ có tính axit.                C. Có tính oxi hóa – khử      D. Có tính chất lưỡng tính.

003: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch metylamin vào dung dịch sắt (III) clorua:

A. Xuất hiện kết tủa trắng                                                       B. Không có hiện tượng gì.

C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ                                                     D. Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

004: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh:

A. glyxerol                                 B. Anilin                               C. metylamin                        D. Alanin.

005: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin:

A. C2HNH2 + H2O  C2H5N  + OH-

B. CH3NH2 + HCl  CH3NH3Cl

C. C2H5NH2 + HNO2  C2H5OH + N2 + H2O

D. Al(NO3)3 + 3CH3NH2 + 3H2O  Al(OH)3 + CH3NH3NO3

006: Cho 4,2 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau phản ứng hết với lượng HCl dư. Sau phản ứng thu được 7,85 gam muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là:

A. CH3NH2, C3H9NH2              B. C2H5NH2 và C3H7NH2    C. C3H5NH2 và C2H5NH2    D. CH3NH2 và C2H5NH2

007: Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit?

A. H2N-CH2-COOH                                                               B. CH3-CH2NH2-COOH

C. CH3-CH2-CO-NH2                                                             D. HOOC-CHNH2-CH2-COOH

008: Cho các chất sau: NH3 (1); CH3NH2 (2); C6H2NH2 (3); (CH3)2NH (4). Trật tự sắp xếp các chất theo chiều tăng dần tính bazơ là

A. (1), (2), (3), (4)                     B. (3), (2), (1), (4)                 C. (3), (1), (2), (4)                 D. (4), (2), (1), (3)

009: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren                                     B. toluen                               C. propen                              D. Isopren

010: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng màu biure:

A. H2N – CH(CH)3 – CO – NH – CH2 – CH2 – COOH

B. H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH

C. Lòng trắng trứng

D. Ala – Glu – Val – Ala

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 27 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Lạc Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF