OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Qùy Hợp 3

06/11/2021 974.69 KB 443 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211106/453359344346_20211106_092829.pdf?r=4693
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Quỳ Hợp 3. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

 

 
 

TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Đối với vật có thể quay quanh một trục cố định

  A. nếu không chịu tác dụng của momen lực thì vật sẽ đứng yên.

  B. khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật.

  C. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ quay chậm lại.

  D. vật quay được chỉ khi có momen lực tác dụng lên nó.

 Câu 2. Phát biểu nào sau đây chưa đúng

  A. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, các véc tơ vận tốc và gia tốc ngược chiều nhau

  B. Trong các chuyển động thẳng nhanh dần đều, vận tốc có giá trị dương

  C. Trong các chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc a cùng dấu với vận tốc v

  D. Trong chuyển động thẳng có tốc độ tăng một lượng bằng nhau sau một đơn vị thời gian là chuyển động thẳng nhanh dần đều

 Câu 3. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn \(F=5,0\,N\). Khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là \(d=20\,cm\). Mômen của ngẫu lực là

  A. \(2,0\,N.m\)                         B. \(1,0\,N.m\)                C. \(0,5\,N.m\)                D. \(100\,N.m\)

 Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

  B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian \(\Delta t\) bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

  C. Động lượng là đại lượng vectơ.

  D. Xung lượng của lực là đại lượng vô hướng.

 Câu 5. Một học sinh hạ một quyển sách khối lượng m xuống dưới một khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của trọng lực có giá trị

  A. không xác định được.         B. bằng 0.                       C. dương.                       D. âm.

 Câu 6. Từ độ cao h, một vật được thả rơi tự do và một vật khác được ném theo phương ngang với vận tốc đầu \({{v}_{0}}\), bay xuống đất theo những quỹ đạo khác nhau (bỏ qua mọi lực cản). Chọn câu sai

  A. Thời gian rơi của hai vật bằng nhau                                                                         

  B. Độ lớn vận tốc ngay trước khi chạm đất của hai vật bằng nhau

  C. Công của trọng lực tác dụng lên hai vật bằng nhau

  D. Gia tốc rơi của hai vật bằng nhau                            

 Câu 7. Một thang máy có khối lượng m=1tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc \(2\,\text{m/}{{\text{s}}^{2}}\). Tính công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5s đầu. Lấy g = 10m/s2.

  A. 300kJ                                  B. 500kJ                         C. 200kJ                         D. 400kJ

 Câu 8. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Thời điểm t, vật rơi được một đoạn đường s và có vận tốc v, do đó nó có động năng Wđ. Động năng của vật tăng gấp đôi khi

  A. vận tốc tăng gấp đôi                                                  B. vật rơi thêm một đoạn s/2          .

  C. vật ở tại thời điểm 2t                                                 D. vật rơi thêm một đoạn đường s.

 Câu 9. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? Vị trí trọng tâm của một vật

  A. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.                     B. có thể ở trên trục đối xứng của vật.

  C. luôn ở một điểm trên vật.                                         D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.

 Câu 10. Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo xe có

  A. mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.                         B. mặt chân đế nhỏ.

  C. khối lượng lớn, trọng tâm cao.                                  D. mặt chân đế nhỏ, và khối lượng lớn.

 Câu 11. Điều kiện nào sau đây là đủ để vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực không song song?

  A. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.                        B. Ba lực phải đồng phẳng.

  C. Hợp của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba.       D. Ba lực phải đồng qui.

 Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.

  B. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.

  C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.

  D. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không.

 Câu 13. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  A. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

  B. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

  C. hợp lực tác dụng lên vật bằng \(\vec{0}\).

  D. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

 Câu 14. Một lò xo nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là

  A. 0,5J                                     B. 0,2J                            C. 0,75J                          D. 0,02J

 Câu 15. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

  A. Vật cân bằng dưới tác dụng của hai lực \({{\vec{F}}_{1}}\] và \[{{\vec{F}}_{2}}\) thì F1 + F2 = 0

  B. Vật treo vào dây nằm cân bằng thì dây treo có phương thẳng đứng và đi qua trọng tâm G của vật.

  C. Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

  D. Vật nằm cân bằng khi chịu tác dụng của hai lực thì hai lực này cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

 Câu 16. Một vật khối lượng 200g có thế năng 8J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2, Khi đó vật ở độ cao

  A. 4m.                                     B. 40m.                          C. 8m.                             D. 4cm.

 Câu 17. Chọn phát biểu sai.

  A. Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là trọng tâm "rơi" trên mặt chân đế.

  B. Mặt chân đế có thể là mặt đáy của vật.

  C. Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.

  D. Mặt chân đế là giao tuyến giữa mặt đáy của vật và mặt phẳng ngang.

 Câu 18. Một vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực không song song \({{\vec{F}}_{1}}\), \({{\vec{F}}_{2}}\), và \({{\vec{F}}_{3}}\). Hai lực \({{\vec{F}}_{1}}\) và \({{\vec{F}}_{2}}\) có độ lớn lần lượt là 10N và 5N. Độ lớn của lực \({{\vec{F}}_{3}}\) không thể có giá trị:

  A. 5N.                                     B. \(5\sqrt{5}\)N.           C. 12N                            D. \(5\sqrt{7}\)N.

 Câu 19. Hai người công nhân khiêng một thùng hàng nặng 100kg, người thứ nhất chịu một lực là 600N. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh và lấy g = 10m/s2, lực mà người thứ hai phải chịu là

  A. 400N.                                                                        B. 1000N.

  C. chưa đủ dữ kiện để xác định                                     D. 600N

 Câu 20. Cho hai lực \({{\vec{F}}_{1}}\], \[{{\vec{F}}_{2}}\) song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20cm. Độ lớn lực \({{F}_{1}}=15\,N\) và có hợp lực \(F=25\,N\). Xác định độ lớn lực F2 và khoảng cách từ \({{\vec{F}}_{2}}\) tới giá của hợp lực?

  A. F2 = 10N, d2 = 8cm                                                   B. F2 = 10N, d2 = 12cm 

  C. F2 = 5N, d2 = 10cm                                                   D. F2 = 20N, d2 = 2cm

 Câu 21. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?

  A. Chuyển động là thẳng nhanh dần đều.

  B. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

  C. Ở cùng một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do với cùng một gia tốc g.

  D. Lúc t=0 thì vận tốc của vật luôn khác 0.

 Câu 22. Một vật có khối lượng l,5kg được thả rơi tự do xuống đất trong thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

  A. \(5,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)                                      B. \(7,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)      C. \(6,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)     D. \(2,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)

 Câu 23. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm nào sau đây?

  A. Cùng độ lớn với hai lực thành phần                          B. Cùng chiều với hai lực thành phần.

  C. Cùng giá với hai lực thành phần.                              D. Cùng điểm đặt với hai lực thành phần.

 Câu 24. Cho một hệ gồm hai vật chuyển động . Vật (1) có khối lượng 2 kg có độ lớn vận tốc là 4 m/s. Vật (2) có khối lượng 3 kg có độ lớn vận tốc là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi \({{\overrightarrow{v}}_{2}}\) cùng chiều với \({{\overrightarrow{v}}_{1}}\)

  A. \(10\,\text{kg}\text{.m/s}\)                                       B. \(30\,\text{kg}\text{.m/s}\)       C. \(2\,\text{kg}\text{.m/s}\)        D. \(14\,\text{kg}\text{.m/s}\)

 Câu 25. Kilôoat giờ (kWh) là đơn vị của

  A. động lượng.                        B. công.                          C. công suất.                   D. hiệu suất.

Câu 26. Người ta giữ một vật có trọng lượng 20 N đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát, có góc nghiêng α = 35° bằng lực đẩy ngang có độ lớn F như hình vẽ. Cho biết lực mà mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng và có độ lớn N. Giá trị của F+N gần giá trị nào nhất sau đây?

  A. 45 N.                                  B. 40 N.

  C. 48N.                                   D. 38N.

 Câu 27. Một viên đạn khối lượng m khi bay lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh.Trong đó một mảnh có khối lượng là m/3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20m/s. Tìm độ cao cực đại mà mảnh còn lại lên tới được so với vị trí đạn nổ. Lấy g = 10m/s2.

  A. 15m.                                   B. 20m.                          C. 5m.                             D. 10m.

Câu 28. Hai vật có trọng lượng \({{P}_{1}},{{P}_{2}}\) được bố trí như hình vẽ. \(\overrightarrow{F}\) là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của phản lực mà sàn tác dụng lên vật (2) có biểu thức nào sau đây?

  A. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}-F\)                                    B. \({{P}_{2}}\)

  C. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}\)                                       D. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}+F\)

 Câu 29. Một quả bóng khối lượng 200g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, \(g=10\,\text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}}\), vận tốc ném vật là

  A. \(20\,\text{m/s}\text{.}\)    B. \(25\,\text{m/s}\text{.}\)                                   C. \(15\,\text{m/s}\text{.}\)  D. \(10\,\text{m/s}\text{.}\)

 Câu 30. Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

  A. Lực hợp với vận tốc một góc \(0{}^\circ <\alpha <90{}^\circ \).                    B. Lực vuông góc với vận tốc vật.

  C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.                                    D. Lực cùng hướng với vận tốc vật.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

01. B; 02. B; 03. B; 04. D; 05. C; 06. B; 07. A; 08. D; 09. C; 10. A

11. C; 12. C; 13. D; 14. D; 15. A; 16. A; 17. D; 18. A; 19. A; 20. B

21. D; 22. B; 23. B; 24. D; 25. B; 26. D; 27. C; 28. D; 29. A; 30. B;

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho một hệ gồm hai vật chuyển động . Vật (1) có khối lượng 2 kg có độ lớn vận tốc là 4 m/s. Vật (2) có khối lượng 3 kg có độ lớn vận tốc là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi \({{\overrightarrow{v}}_{2}}\) cùng chiều với \({{\overrightarrow{v}}_{1}}\)

  A. \(10\,\text{kg}\text{.m/s}\)                                       B. \(30\,\text{kg}\text{.m/s}\)       C. \(2\,\text{kg}\text{.m/s}\)        D. \(14\,\text{kg}\text{.m/s}\)

 Câu 2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? Vị trí trọng tâm của một vật

  A. luôn ở một điểm trên vật.                                          B. có thể ở trên trục đối xứng của vật.

  C. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.                D. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.

 Câu 3. Một lò xo nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là

  A. 0,02J                                   B. 0,5J                            C. 0,75J                          D. 0,2J   

 Câu 4. Từ độ cao h, một vật được thả rơi tự do và một vật khác được ném theo phương ngang với vận tốc đầu \[{{v}_{0}}\], bay xuống đất theo những quỹ đạo khác nhau (bỏ qua mọi lực cản). Chọn câu sai

  A. Độ lớn vận tốc ngay trước khi chạm đất của hai vật bằng nhau

  B. Thời gian rơi của hai vật bằng nhau

  C. Gia tốc rơi của hai vật bằng nhau                            

  D. Công của trọng lực tác dụng lên hai vật bằng nhau

 Câu 5. Một vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực không song song \({{\vec{F}}_{1}}\), \({{\vec{F}}_{2}}\), và \({{\vec{F}}_{3}}\). Hai lực \({{\vec{F}}_{1}}\) và \({{\vec{F}}_{2}}\) có độ lớn lần lượt là 10N và 5N. Độ lớn của lực \({{\vec{F}}_{3}}\) không thể có giá trị:

  A. \(5\sqrt{7}\)N.                    B. 12N                           C. 5N.                             D. \[5\sqrt{5}\]N.

 Câu 6. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  A. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

  B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

  C. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

  D. hợp lực tác dụng lên vật bằng \(\vec{0}\).

 Câu 7. Điều kiện nào sau đây là đủ để vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực không song song?

  A. Ba lực phải đồng phẳng.                                           B. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.

  C. Hợp của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba.       D. Ba lực phải đồng qui.

 Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không.

  B. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực.

  C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.

  D. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.

 Câu 9. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F=5,0 N. Khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là \(d=20\,cm\). Mômen của ngẫu lực là

  A. \(2,0\,N.m\)                        B. \(0,5\,N.m\)                C. \(1,0\,N.m\)                D. \(100\,N.m\)

 Câu 10. Một vật có khối lượng l,5kg được thả rơi tự do xuống đất trong thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

  A. \(5,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)                                      B. \(6,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)      C. \(7,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)     D. \(2,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)

 ---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

01. A; 02. A; 03. A; 04. A; 05. C; 06. A; 07. C; 08. C; 09. C; 10. C

11. D; 12. B; 13. A; 14. A; 15. C; 16. A; 17. A; 18. B; 19. A; 20. B

21. B; 22. A; 23. D; 24. C; 25. C; 26. D; 27. D; 28. C; 29. D; 30. A;

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Một vật có khối lượng l,5kg được thả rơi tự do xuống đất trong thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.

  A. \(5,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)                                      B. \(6,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)      C. \(7,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)     D. \(2,5\,\text{kg}\text{.m/s}\)

 Câu 2. Một vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực không song song \({{\vec{F}}_{1}}\), \({{\vec{F}}_{2}}\), và \({{\vec{F}}_{3}}\). Hai lực \({{\vec{F}}_{1}}\) và \({{\vec{F}}_{2}}\) có độ lớn lần lượt là 10N và 5N. Độ lớn của lực \({{\vec{F}}_{3}}\) không thể có giá trị:

  A. \(5\sqrt{5}\)N.                    B. 5N.                            C. 12N                            D. \(5\sqrt{7}\)N.

 Câu 3. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm nào sau đây?

  A. Cùng chiều với hai lực thành phần.                          B. Cùng điểm đặt với hai lực thành phần.

  C. Cùng giá với hai lực thành phần.                              D. Cùng độ lớn với hai lực thành phần

 Câu 4. Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

  A. Lực hợp với vận tốc một góc \(0{}^\circ <\alpha <90{}^\circ \).                    B. Lực cùng hướng với vận tốc vật.

  C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.                            D. Lực vuông góc với vận tốc vật.

 Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Xung lượng của lực là đại lượng vô hướng.

  B. Động lượng là đại lượng vectơ.

  C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian \(\Delta t\) bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

  D. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

 Câu 6. Một lò xo nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là

  A. 0,75J                                   B. 0,5J                            C. 0,2J                                D. 0,02J

 Câu 7. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  A. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

  B. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

  C. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

  D. hợp lực tác dụng lên vật bằng \(\vec{0}\).

 Câu 8. Hai vật có trọng lượng \({{P}_{1}},{{P}_{2}}\) được bố trí như hình vẽ. \(\overrightarrow{F}\) là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của phản lực mà sàn tác dụng lên vật (2) có biểu thức nào sau đây?

  A. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}\) B. \({{P}_{2}}\)            C. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}+F\)   D. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}-F\)

 Câu 9. Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn \[F=5,0\,N\]. Khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là \[d=20\,cm\]. Mômen của ngẫu lực là

  A. \(2,0\,N.m\)                         B. \(0,5\,N.m\)                C. \(100\,N.m\)               D. \(1,0\,N.m\)

 Câu 10. Cho một hệ gồm hai vật chuyển động . Vật (1) có khối lượng 2 kg có độ lớn vận tốc là 4 m/s. Vật (2) có khối lượng 3 kg có độ lớn vận tốc là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi \({{\overrightarrow{v}}_{2}}\) cùng chiều với \({{\overrightarrow{v}}_{1}}\)

  A. \(10\,\text{kg}\text{.m/s}\)                                       B. \(30\,\text{kg}\text{.m/s}\)       C. \(2\,\text{kg}\text{.m/s}\)        D. \(14\,\text{kg}\text{.m/s}\)

 ---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

01. D; 02. B; 03. A; 04. D; 05. A; 06. D; 07. A; 08. C; 09. D; 10. C

11. A; 12. C; 13. A; 14. A; 15. A;  16. D; 17. C; 18. B; 19. D; 20. D

21. D; 22. A; 23. D; 24. A; 25. C; 26. D; 27. B; 28. D; 29. B; 30. D

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chọn phát biểu sai.

  A. Mặt chân đế là giao tuyến giữa mặt đáy của vật và mặt phẳng ngang.

  B. Mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.

  C. Mặt chân đế có thể là mặt đáy của vật.

  D. Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là trọng tâm "rơi" trên mặt chân đế.

 Câu 2. Một vật rắn cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực không song song \({{\vec{F}}_{1}}\), \({{\vec{F}}_{2}}\), và \({{\vec{F}}_{3}}\). Hai lực \({{\vec{F}}_{1}}\) và \({{\vec{F}}_{2}}\) có độ lớn lần lượt là 10N và 5N. Độ lớn của lực \({{\vec{F}}_{3}}\) không thể có giá trị:

  A. \(5\sqrt{5}\)N.                    B. 12N                           C. \(5\sqrt{7}\)N.           D. 5N.

Câu 3. Người ta giữ một vật có trọng lượng 20 N đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát, có góc nghiêng α = 35° bằng lực đẩy ngang có độ lớn F như hình vẽ. Cho biết lực mà mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng và có độ lớn N. Giá trị của F+N gần giá trị nào nhất sau đây?

  A. 38N.                                   B. 40 N.

  C. 48N.                                   D. 45 N.

 Câu 4. Một viên đạn khối lượng m khi bay lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh.Trong đó một mảnh có khối lượng là m/3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20m/s. Tìm độ cao cực đại mà mảnh còn lại lên tới được so với vị trí đạn nổ. Lấy g = 10m/s2.

  A. 20m.                                   B. 15m.                          C. 10m.                           D. 5m.

 Câu 5. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  A. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

  B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

  C. hợp lực tác dụng lên vật bằng x .

  D. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

 Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian  bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

  B. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

  C. Động lượng là đại lượng vectơ.

  D. Xung lượng của lực là đại lượng vô hướng.

 Câu 7. Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

  A. Lực hợp với vận tốc một góc .                                 B. Lực cùng hướng với vận tốc vật.

  C. Lực vuông góc với vận tốc vật.                                D. Lực ngược hướng với vận tốc vật.

 Câu 8. Một học sinh hạ một quyển sách khối lượng m xuống dưới một khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của trọng lực có giá trị

  A. bằng 0.                                B. âm.                             C. dương.                       D. không xác định được.

 Câu 9. Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

  A. Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.

  B. Vật nằm cân bằng khi chịu tác dụng của hai lực thì hai lực này cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.

  C. Vật cân bằng dưới tác dụng của hai lực  và  thì F1 + F2 = 0

  D. Vật treo vào dây nằm cân bằng thì dây treo có phương thẳng đứng và đi qua trọng tâm G của vật.

 Câu 10. Hợp lực của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm nào sau đây?

  A. Cùng độ lớn với hai lực thành phần                          B. Cùng giá với hai lực thành phần.

  C. Cùng điểm đặt với hai lực thành phần.                     D. Cùng chiều với hai lực thành phần.

 ---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

01. A; 02. D; 03. A; 04. D; 05. D; 06. D; 07. C; 08. C; 09. C; 10. D

11. B; 12. C; 13. B; 14. B; 15. A; 16. A; 17. A; 18. A; 19. B; 20. C

21. D; 22. A; 23. A; 24. A; 25. C; 26. A; 27. A; 28. D; 29. B; 30. A;

ĐỀ SỐ 5

 Câu 1. Một quả bóng khối lượng 200g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, \(g=10\,\text{m/}{{\text{s}}^{\text{2}}}\), vận tốc ném vật là

  A. \(20\,\text{m/s}\text{.}\)    B. \(25\,\text{m/s}\text{.}\)                                   C. \(15\,\text{m/s}\text{.}\)  D. \(10\,\text{m/s}\text{.}\)

 Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Xung lượng của lực là đại lượng vô hướng.

  B. Động lượng là đại lượng vectơ.

  C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian  bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

  D. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.

 Câu 3. Hai vật có trọng lượng \({{P}_{1}},{{P}_{2}}\) được bố trí như hình vẽ. \(\overrightarrow{F}\) là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của phản lực mà sàn tác dụng lên vật (2) có biểu thức nào sau đây?

  A. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}-F\)                                    B. \({{P}_{2}}\)

  C. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}\)                                       D. \({{P}_{2}}+{{P}_{1}}+F\)

 Câu 4. Một học sinh hạ một quyển sách khối lượng m xuống dưới một khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của trọng lực có giá trị

  A. dương.                                B. bằng 0.                       C. âm.                             D. không xác định được.

 Câu 5. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là

  A. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0.

  B. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay.

  C. hợp lực tác dụng lên vật bằng .

  D. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại.

 Câu 6. Một lò xo nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4N thì lò xo dãn một đoạn là 4cm. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra 2cm là

  A. 0,5J                                     B. 0,75J                          C. 0,2J                                D. 0,02J

 Câu 7. Hai người công nhân khiêng một thùng hàng nặng 100kg, người thứ nhất chịu một lực là 600N. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh và lấy g = 10m/s2, lực mà người thứ hai phải chịu là

  A. 1000N.                                                                      B. chưa đủ dữ kiện để xác định

  C. 400N.                                                                        D. 600N

Câu 8. Người ta giữ một vật có trọng lượng 20 N đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng không ma sát, có góc nghiêng α = 35° bằng lực đẩy ngang có độ lớn F như hình vẽ. Cho biết lực mà mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật có phương vuông góc với mặt phẳng nghiêng và có độ lớn N. Giá trị của  gần giá trị nào nhất sau đây?

  A. 38N.                                   B. 40 N.

  C. 48N.                                   D. 45 N.

 Câu 9. Một viên đạn khối lượng m khi bay lên đến điểm cao nhất thì nổ thành hai mảnh.Trong đó một mảnh có khối lượng là m/3 bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20m/s. Tìm độ cao cực đại mà mảnh còn lại lên tới được so với vị trí đạn nổ. Lấy g = 10m/s2.

  A. 20m.                                   B. 10m.                          C. 5m.                             D. 15m.

 Câu 10. Một thang máy có khối lượng m=1tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc . Tính công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5s đầu. Lấy g = 10m/s2.

  A. 200kJ                                  B. 500kJ                         C. 300kJ                         D. 400kJ

 ---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

01. C; 02. A; 03. A; 04. A; 05. D; 06. D; 07. C; 08. A; 09. C; 10. C

11. D; 12. A; 13. A; 14. C; 15. A; 16. A; 17. B; 18. A; 19. D; 20. A

21. C; 22. A; 23. C; 24. A; 25. C; 26. C; 27. C; 28. A; 29. B; 30. D;

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Quỳ Hợp 3 Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF