OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Mỹ Hòa

14/11/2022 1.37 MB 195 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221114/492152267670_20221114_101612.pdf?r=5613
ADMICRO/
Banner-Video

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Mỹ Hòa do HOC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em học sinh dễ dàng chinh phục kìthi giữa HK1 Lịch sử và Địa lí 7 sắp tới. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức. Chúc các em thi tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS MỸ HÒA

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7

KẾT NỐI TRI THỨC

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?

A. Quý tộc người Rô-ma.

B. Nô lệ được giải phóng.

C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.

D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.

Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. Thành thị trung đại.

B. Lãnh địa phong kiến.

C. Pháo đài quân sự.

D. Nhà thờ giáo hội.

Câu 3: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, Triết học. 

B. Nghệ thuật, Toán học. 

C. Khoa học - Kĩ thuật.

D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 4: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?

A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan). 

B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a). 

C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).

D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).

Câu 5: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?

A. Hồi giáo.

B. Thiên Chúa giáo.

C. Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.

C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.

D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.

Câu 7: Châu Âu có diện tích

A. trên 9 triệu km2

B. trên 10 triệu km2

C. trên 11 triệu km2.

D. trên 12 triệu km2

Câu 8: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Đới ôn hòa.

B. Đới lạnh.

C. Đới nóng.

D. Đới cận nhiệt  

Câu 9: Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở 

A. phía bắc.

B. phía nam.

C. phía đông nam.

D. phía tây.

Câu 10: Các sông lớn ở châu Âu là

A. Đa - nuyp, Rai- nơ và U-ran.

B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.

C. Đa - nuyp, Von- ga và U-ran.

D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.

Câu 11: Năm 2020, số dân của châu Âu đứng thứ nào sau đây trên thế giới?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Thứ tư.

Câu 12: Tỷ lệ dân đô thị của châu Âu năm 2020 là

A. 65%.                    B. 70%.                      C. 75%.                     D. 80%.

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI? (2 điểm)

Câu 2: Quan sát lược đồ sau: (1,5 điểm)

a). Em hãy giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới? (1đ)

b). Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao? (0,5)

Câu 3: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu? (2 điểm)

Câu 4. (1,5 điểm)

a). Trình bày một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu? (1đ)

b). Nêu một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu? (0,5)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

  Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

B

D

B

B

D

B

A

C

B

D

C

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.

- Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Câu 2a) Những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng).

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).

+ Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha, đi về phía Tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới.

b) Cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất và vì sao:

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây:

- Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình cầu.

- Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.

Câu 3Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 điểm).

Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.

- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp, … Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.

- Khu vực miền núi, bao gồm:

+ Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.

+ Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000 m.

Câu 4a. Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí (1,0 điểm)

- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

- Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển.

- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.

- Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

* Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời…

(Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

b. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. (0,5 điểm)

Tháng 11/1990 thiết lập quan hệ ngoại giao lên minh châu Âu – Việt Nam

Tháng 6/ 2012 Ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Hiện nay EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

- EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 về ODA và cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Viêt Nam….

2. Đề thi số 2

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ HÒA- ĐỀ 02

A. Phân môn địa lí

I. Phần trắc nghiệm (8 câu; 2,0 điểm)

(Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25đ)

Câu 1: Phần lớn lãnh thổ châu Âu thuộc đới khí hậu nào?

A. Ôn hoà bán cầu Bắc.                           B. Ôn hoà bán cầu Nam.

C. Nhiệt đới bán cầu Bắc.                         D. Nhiệt đới bán cầu Nam.

Câu 2: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

Mức độ đô thị hóa rất thấp.                      B. Mức độ đô thị hóa thấp.

C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.              D. Mức độ đô thị hóa cao.

Câu 3: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là

A. Py-rê-nê.                                              B. Xcan-đi-na-vi.

C. An-pơ.                                                  D. Cát-pát.

Câu 4: Thiên nhiên đới lạnh ở Châu Âu không có đặc điểm nào sau đây?

A. Khí hậu cực và cận cực.                     

B. Thực vật chủ yếu rêu, địa y và cây bụi.

C. Động vật tiêu biểu là tuần lộc, gấu trắng.    

D. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim.

Câu 5: Nhóm đất điển hình ở phía bắc đới ôn hoà của châu Âu là

A. đất đỏ vàng.                                       B. đất pốt dôn.

C. đất đen thảo nguyên.                            D. đất phù sa.

Câu 6: Châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.                              B. Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương.                                 D. Đại Tây Dương.

Câu 7: Châu Á có số dân đông thứ mấy thế giới?

A. 1.                                                         B. 2.                       

C. 3.                                                         D. 4.

Câu 8: Đới khí hậu cực và cận cực của châu Á phân bố ở khu vực

A. Đông Á.                                               B. Bắc Á.

C. Đông Nam Á.                                       D. Nam Á.

II. Tự luận: (3 câu; 3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm)

Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của nó đối với việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên?

Câu 2 (1,0 điểm)

Các quốc gia Châu Âu đã thực hiện các giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí?

Câu 3 (0,5 điểm)

Tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thế giới năm 2020 là 18%. Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thế giới năm 2020.

B. Phân môn lịch sử.

I. Phần trắc nghiệm (8 câu, 2 điểm)

(Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25đ)

Câu 1. Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc-man đã

A. chiếm ruộng đất của chủ nô.

B. thành lập vương quốc mới.

C. phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc.

D. khai hoang, lập đồn điền.

Câu 2. Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại ở châu Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. thương nhân và địa chủ.

C. tư sản và thợ thủ công.

D. thương nhân và thợ thủ công.

Câu 3. Lực lượng giữ vai trò sản xuất chính trong các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời kì Trung đại là

A. quý tộc.         B. nô lệ.          C. nông nô.        D. hiệp sĩ.

Câu 4. “Quê hương” của phong trào văn hóa Phục hưng là ở nước

A. Ý.              B. Đức.      C. Pháp.         D. Thụy sỹ.

Câu 5. Ai là nhà viết kịch vĩ đại thời kì văn hóa Phục hưng?

A. M.Xéc-van-tec. 

B. Mi-ken-lăng-giơ.

C. Lê-ô-nađơVanh-xi. 

D. W.Sếch-xpia.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phân môn địa lí

A. Phần trắc nghiệm. (8 câu; 2,0 điểm)

(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

5

B

2

D

6

D

3

C

7

A

4

D

8

B

B. Phần tự luận. (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Trình bày đặc điểm địa hình của châu Á

 

+ Rất đa dạng: Gồm núi, sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn...Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

0,25

Địa hình chia thành các khu vực:

+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp.

+ Ở trung tâm là các vùng  núi  cao đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

0,25

+ Phía đông thấp dần về biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

0,25

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ...

0,25

b. Ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

0,25

+ Thuận lợi: Cao nguyên và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư

0,25

+ Địa hình núi cao hiểm trở, dễ xói, sạt lở đất trở gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống

0,25

Câu 2 (1,0 điểm)

Các quốc gia Châu Âu đã thực hiện các giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí?

 

- Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển

0,25

- Giảm khí thải CO2 vào khí quyển bằng cách đánh thuế Các- bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng CO2 cao

0,25

- Đầu tư phát triển công nghệ xanh, năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch

0,25

- Đối với thành phố: Giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

0,25

Câu 3 (0,5 điểm)

- Vẽ biểu đồ hình tròn đúng quy tắc, chính xác, thẩm mỹ.

0,25

- Ghi đủ thông tin (số liệu %, tên biểu đồ)

0,25

II.Phân môn lịch sử

A. Phần trắc nghiệm. (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

B

D

C

A

D

B

C

C

B. Phần tự luận (3 câu; 3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Trình bày đặc trưng cơ bản của lãnh địa phong kiến thời trung đại ở Châu Âu

1,5

* Về tự nhiên:

0,5

- Khu đất rộng, vùng đất riêng của lãnh chúa như một vương quốc thu nhỏ.

0,25

- Bao gồm đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy… của lãnh chúa.

0,25

* Về xã hội và đời sống 

0,75

- Gồm 2 giai cấp cơ bản:

+ Lãnh chúa: giai cấp thống trị.

+ Nông nô: giai cấp bị trị.

0,25

+ Lãnh chúa: Bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.

0,25

+ Nông nô: nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp nhiều tô thuế, sống khổ cực, nghèo đói.

0,25

* Về kinh tế:

0,25

+  Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, mang tính chất khép kín, tự cung tự cấp.

0,25

Câu 2

Em có nhận xét gì về những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX? Một trong những thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?

1,5

* Nhận xét về những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

1,0

- Những thành tựu văn hoá Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước.

0,5

- Đồng thời nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới.

0,25

- Thể hiện trình độ kĩ thuật cao và trí tuệ của người Trung Quốc xưa.

0,25

* Một trong những thành tựu văn hóa đó có ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa Việt Nam?.

0,5

- Gợi ý: Thành tựu …. có ảnh hưởng nhiều đến nền văn hóa Việt Nam thể hiện….

 

3. Đề thi số 3

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ HÒA- ĐỀ 03

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm).

Câu 1. Xã hội phong kiến Tây Âu có hai giai cấp là

A. địa chủ và nông dân.

B. chủ nô và nô lệ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. tư sản và nông dân.

Câu 2. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

A. nông dân tự do.           B. nô lệ.                   C. nông nô.             D. lãnh chúa.

Câu 3. Người đầu tiên tìm ra châu Mĩ là

A. B. Đi-a-xơ.                 B. C. Cô-lôm-bô.         C. V. Ga-ma.             D. Ma-gien-lan.

Câu 4. Người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới là

A. B. Đi-a-xơ.                 B. C. Cô-lôm-bô.         C. V. Ga-ma.             D. Ma-gien-lan.

Câu 5. Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma. 

B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh người Giec-man. 

D. Thành lập các thành thị trung đại.

Câu 6. Đặc điểm của nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là gì?

A. Là nền kinh tế hàng hóa. 

B. Trao đổi bằng hiện vật.

C. Là nền kinh tế tự cung tự cấp.

D. Có sự trao đổi buôn bán.

Câu 7. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu với châu Á là dãy núi

A. U-ran.  

B. An-pơ.

C. Cac-pat. 

D.  Xcan-đi-na-vi.

Câu 8. Hiện nay, châu Âu có tỉ lệ dân thành thị ở mức

A. trung bình          B. thấp.            C. Rất thấp                            D. Cao

Câu 9. Ở châu Âu khu vực nào sau đây thuộc đới lạnh?

A. Bắc Âu.

B. Đông Âu.

C. Tây Âu. 

D. Nam Âu.

Câu 10. Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á giảm đáng kể do

A. phân bố lại dân cư

B. kế hoạch hóa gia đình.

C. chuyển cư

D. thu hút nhập cư.

Câu 11. Sản phẩm nào của Việt Nam xuất khẩu sang liên minh châu Âu nhiều nhất?

A. Hồ tiêu.           B. Cao su.                              C. Cà phê.                                          D. Chè.

Câu 12. Ở châu Á, đới khí hậu phân bố xung quanh đường chí tuyến bắc là

A. nhiệt đới.                         B. ôn đới.                   C. cận nhiệt đới.                               D. xích đạo           

Câu 13. Quốc gia nào ở châu Á có số dân đông nhất?

A. Pakistan.

B. Ấn Độ.

C. Indonesia.

D. Trung Quốc.

Câu 14. Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 15. Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm:

A.  Mức độ đô thị hóa rất thấp.

B. Mức độ đô thị hóa thấp

C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát. 

D. Mức độ đô thị hóa cao.

Câu 16. Loài hoa nào được xem là biểu tượng của Việt Nam?

A. Sen.           B. Anh đào.                  C. Sứ.                   D. Phong lan.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

C

B

D

C

C

A

D

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

B

C

A

D

C

D

A

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

1

a) Tại sao quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại xuất hiện ở Tây Âu vào thế kỉ XVI?

1,0

- Mở rộng sản xuất.

- Phân công chuyên môn hóa cao.

- Xã hội hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản.

0,25

0,25

0,5

b) Nêu ví dụ cho thấy nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn tồn tại hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?

0,5

- Xuất khẩu hàng hóa.

- Sử dụng nhân công trong lao động.

0,5

* Lưu ý: HS chỉ cần trả lời 1 trong các gợi ý hoặc có câu trả lời hợp lý đều được điểm tối đa.

 

2

a) Trình bày đặc điểm, kích thước và hình dạng của châu Âu.

2,25

- Nằm phía tây lục địa Á, Âu, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc…

- 3 mặt giáp biển, đại dương…

- Có diện tích nhỏ khoảng 10,5 triệu km2… Đường bờ biển bị cắt xẻ…

0,75

0,75

0,75

 

b) Phân tích đặc điểm địa hình miền núi châu Âu?

0,75

- Địa hình núi già nằm ở phía Bắc và trung tâm.

- Địa hình núi trẻ chiếm diện tích nhỏ chủ yếu phân bố ở phía Nam.

0,5

0,25

3

Bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ quan trọng nhất.

0.5

4

 - Nguyên nhân: Ở châu Âu, môi trường nước chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, côn, nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt hằng ngày của người dân...

 

1,0

 

- Giải pháp:

   + Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải,

   + Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước,

   + Nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệt là hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông và các vùng biển;

   + Thành lập các khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa, áp dụng công nghệ vận tải sạch,...

 

1,0

4. Đề thi số 4

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ HÒA- ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1: Châu Âu tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.

D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Câu 2: Châu Âu có diện tích:

A. trên 9 triệu km2

B. trên 10 triệu km2.

C. trên 11 triệu km2.

D. trên 12 triệu km2.

Câu 3: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:

A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.

C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.

D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.

Câu 4: Các sông lớn ở châu Âu là:

A. Đa – nuyp, Rai- nơ và U-ran.

B. Đa –nuyp, Rai- nơ và Von- ga.

C. Đa – nuyp, Von- ga và U-ran.

D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc các đặc điểm đô thị hoá ở châu Âu

A. Tỉ lệ dân thành thị cao.

B. Đô thị hoá chủ yếu do người di cư đến thành phố kiếm việc làm.

C. Các thành phố nối với nhau thành dải đô thị.

D. Đô thị hoá nông thôn phát triển.

Câu 6: Năm 2020, số dân của châu Âu khoảng :

A. 747 triệu gười.

B. 757 triệu người.

C. 767 triệu người.

D. 777 triệu người.

Câu 7: Phần đất liền của Châu Á nằm::

A. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

B. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.

C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

D. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.

Câu 8: Phần đất liền của châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?:

A. châu Âu và châu Phi

C. châu Âu và châu Mỹ

B. châu Đại Dương và châu Phi

D. châu Mỹ và châu Đại Dương.

Câu 9: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.

B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.

D.Thành lập các thành thị trung đại.

Câu 10: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là

A. địa chủ và nông dân.

B. chủ nô và nô lệ.

C. lãnh chúa và nông nô.

D. tư sản và nông dân.

Câu 11: Ai là người tìm ra Châu Mĩ?

A. Va-x cô đơ Ga - ma.

B– Cô - lôm - bô.

C. Ma - gien - lan.

D– B. Đi - a – xơ.

Câu 12: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Italia.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Mĩ.

Câu 13: Những nhà văn hóa- khoa học lớn trong thời kì Phục hưng được đánh giá là

A. “Những con người khổng lồ”.

B. “Những con người sáng tạo”.

C. “Những con người vĩ đại”.

D. “Những con người tài năng”.

Câu 14: Các giai cấp mới đươc hình thành trong xã hội Tây Âu thời Trung đại là

A. Tư sản và vô sản.

B. Tư sản và tiểu tư sản.

C. Lãnh chúa và quý tộc.

D.Thợ thủ công và nông dân.

Câu 15: Tôn giáo mới nào được ra đời trong phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D.Đạo Kito.

Câu 16: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất dưới triều đại?

A. Nhà Đường.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Nguyên.

D. Nhà Thanh.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

A

B

B

A

C

A

 

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

C

B

A

A

A

B

A

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):

a) Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. (1,0 điểm)

- Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.

- Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4000 m.

b) Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu (0,5 điểm)

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời…

(Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa)

Câu 2 (1,5 điểm)

- Ý nghĩa:

+ Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

+ Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng thành nhiều đới cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Khí hậu châu Á phân hoá tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.

+ Châu Á là nơi chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đồi khí hậu. Vì vậy, cần có các biện pháp để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu 3 (2,0 điểm)

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI:

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức,…

- Tìm ra các tuyến đường và các vùng đất mới... Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu…

- Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, hệ quả quan trọng nhất là "Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,..." vì:

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu.

- Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, tăng cường giao lưu giữa các châu lục,... => Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra.

Câu 4 (1,0 điểm)

Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:

- Về chính trị: bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh. Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt các khoa thi để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, trọng dụng người tài.

-Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quân điền. Nhiều kĩ thuật canh tác mới được áp dụng như chọn giống, xác định thời vụ…nên nông nghiệp có bước phát triển.

+ Thủ công nghiệp: Nhiều xưởng thủ công như luyện sắt, đóng thuyền…với hàng chục người làm việc xuất hiện. Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương…

+ Thương nghiệp: Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.

- Về giao thông: Nhiều tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục đã trở thành “con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử.

5. Đề thi số 5

ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS MỸ HÒA- ĐỀ 05

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc

B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân

C. Đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo

D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại

Câu 2: Phong trào Văn hóa Phục hưng lan rộng khắp châu Âu trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X, XI 

B. Thế kỉ XIX, XX

C. Thế kỉ XIV, XVII

D. Thế kỉ XIII, XIV

Câu 3. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi. 

B. Đạo Ki-tô.

C. Đạo Phật.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 4. Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?

A. thu được nhiều lợi nhuận hơn

B. đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn

C. tiết kiệm chi phí hơn

D. tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức

Câu 5. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Kito

Câu 6. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 7: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là

A. Py-rê-nê.  

B. Xcan-đi-na-vi.

C. An-pơ.

D. Cát-pát.

Câu 8. Khu vực địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là

A. đồng bằng.            B. núi già.                 C. núi trẻ.                   D. cao nguyên.

Câu 9. Châu Âu thuộc lục địa

A. Phi.                        B. Á - Âu.                  C. Nam Mĩ.                D. Bắc Mĩ.

Câu 10. Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?

A.18                            B.19                          C.20                            D. 21

Câu 11. Châu Á có số dân đông thứ mấy thế giới?

A. 1.                           B. 2.                           C. 3.                           D. 4.

Câu 12. Con sông nào dài nhất ở châu Âu?

A. Sông Rai-nơ. 

B. Sông Đa-nuýp. 

C. Sông Đni-ep.

D. Sông Von-ga.                                      

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử và Địa lí 7 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Mỹ Hòa. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF