OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Hoàng Hoa Thám

21/11/2022 1.23 MB 229 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221121/45635640702_20221121_173113.pdf?r=9846
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Hoàng Hoa Thám gồm đề thi và đáp án chi tiết. Bộ tài liệu sẽ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

 

TRƯỜNG THPT

HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10 KNTT

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian làm bài: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng có trong nguyên tử silicon (Z = 14) là

A. 5                                           

B. 2                                     

C. 1                            

D. 4

Câu 2: Số elctron tối đa trong lớp M là

A. 2                                            

B. 32                                   

C. 8                            

D. 18

Câu 3: Một nguyên tử có cấu hình 1s22s22p3. Chọn phát biểu sai:

A. Nguyên tử đó có 7 electron.

B. Nguyên tử đó có 7 neutron.

C. Không xác định được số neutron.

D. Nguyên tử đó có 7 proton

Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử

B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magnesium mới có 12 proton

C. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ nguyên tử

D. Trong nguyên tử mức năng lượng 4s thấp hơn mức năng lượng 3d

Câu 5: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất

A. Fluorine                               

B. Iodine                              

C. Lithium                  

D. Caesium

II. Tự luận

Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố R có 19 proton, 20 nơtron và 19 electron.

a. Viết kí hiệu nguyên tử (dạng \({}_Z^AR\)) của R.

b. Viết cấu hình electron nguyên tử của R. Cho biết R là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Vì sao?

Câu 2. Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.

a. Tính số hạt từng loại.

b. Viết cấu hình e nguyên tử của X và biểu diễn cấu hình theo orbital

Câu 3 (1,0 điểm). Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị là là 63Cu chiếm 73% và 65Cu chiếm 27% về số nguyên tử.

Tính thành phần phần trăm về khối lượng của là 63Cu trong CuCl2 (biết MCl = 35,5)

---(Để xem đầy đủ đề và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

D

D

C

C

A

D

A

B

9

10

11

12

13

14

15

 

A

D

C

C

B

A

C

 
II. Tự luận

Câu 1:

a) Số khối của R:  A = P + N = 19 + 20 = 39

-> Kí hiệu của R: \({}_{19}^{39}R\)

b) Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1

-> số electron lớp ngoài cùng là 1

-> R là nguyên tố kim loại

Câu 2:

A có tổng số hạt là 21 => P + N + E = 52

Mà P = E -> 2P + N = 52 (1)

Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7

-> P + E – N = 16

-> 2P – N = 16 (2)

Từ (1) và (2) => P = E = 17; N =18

b) Cấu hình e nguyên tử: 1s22s22p63s23p5

- Biểu diễn cấu hình theo orbital

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Một đồng vị của nguyên tử phosphorus là \(_{{\rm{15}}}^{{\rm{32}}}{\rm{P}}\). Nguyên tử này có số electron là

A. 15.                             

B. 17.                                

C. 47.                             

D. 32.

Câu 2: Ion (cation hoặc anion) hình thành khi nguyên tử nhường hoặc nhận electron. Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Số hiệu nguyên tử của Y là

A. 9.                              

B. 10.                              

C. 7.                                   

D. 8.

Câu 3: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là

A. N, P, F, O.                                                          

B. N, P, O, F.  

C. P, N, O, F.                                                          

D. P, N, F, O.            

Câu 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron.                                                             

B. electron và neutron.     

C. proton và electron.                                             

D. Proton và neutron.

Câu 5: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 14.                            

B. 13.                               

C. 11.                            

D. 12.                      

II. Tự luận 

Câu 1. Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 49 hạt. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 15 hạt

a) Viết kí hiệu nguyên tử nguyên tố X

b) X là kim loại ? Phi kim ? Khí hiếm ?

b) Xác định vị trí của X trong Bảng tuần hoàn

Câu 2. Brom trong tự nhiên có 2 đồng vị bền : \(_{{\rm{35}}}^{{\rm{79}}}{\rm{Br}}\) (50,69%) và \(_{{\rm{35}}}^{{\rm{81}}}{\rm{Br}}\)

a) Tính khối lượng nguyên tử trung bình của Brom

b) Từ 2 đồng vị trên của Brom có thể tạo thành bao nhiêu phân tử HBr (biết H có 3 đồng vị \(_{\rm{1}}^{\rm{1}}{\rm{H, }}_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{H, }}_{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{H}}\)) ? Tính khối lượng phân tử tương ứng ?

Câu 3 Cho 8,15 gam hỗn hợp 2 kim loại X, Y thuộc nhóm IA và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hoàn toàn với nước dư. Sau phản ứng thu được 2,8 lít H2 (đktc).

a) Xác định hai kim loại X, Y

b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

---(Để xem đầy đủ đề và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

1

A

5

B

9

D

13

D

2

D

6

B

10

B

14

C

3

C

7

B

11

D

15

D

4

C

8

B

12

A

   

II. Tự luận:

Câu 1:

Gọi P, N, E lần lượt là số proton, neutron và electron của X

Tổng số hạt trong nguyên tử nguyên tố X là 49

→ P + N + E = 49                  (1)

Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 15

→ P + E – N = 15                  (2)

Mà  P = E                               (3)

Từ (1), (2) và (3), giải hệ phương trình => P = E = 16 và N = 17

a)

Ta có A = N + P = 16 + 17 = 33

Kí hiệu của X : \(_{{\rm{16}}}^{{\rm{33}}}{\rm{X}}\)

b) Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p4 

=> X có 6 e lớp ngoài cùng  → X là phi kim

c) Z = P = E = 16 → X ở ô số 16

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kì 3

Số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng + số e ở phân lớp d chưa bão hòa

→  X có 6 electron hóa trị

STT nhóm = số e hóa trị

→ X thuộc nhóm VI

Electron cuối cùng của X điền vào phân lớp p → X thuộc nguyên tố p

→ X thuộc nhóm VIA

Vậy vị trí của X trong BTH : ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA

Câu 2 :

a) \(\overline {{{\rm{A}}_{{\rm{Br}}}}} {\rm{ = }}\frac{{{\rm{79}}{\rm{.50,69 + 81}}{\rm{.49,31}}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = 79,99}}\)

b) Từ 2 đồng vị trên có thể kết hợp với 3 đồng vị Hydrogen tạo 6 phân tử HBr :  79Br

1H79Br (KLPT = 80),  2H79Br (KLPT = 81), 3H79Br (KLPT = 82)

 1H81Br (KLPT = 82),  2H81Br (KLPT = 83), 3H81Br (KLPT = 84)            

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

A. Nguyên tố s.                                                         

B. Nguyên tố p.

C. Nguyên tố d và nguyên tố f.                              

D. Nguyên tố s và nguyên tố p.

Câu 2. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì

A. phi kim mạnh nhất là iot.                                   

B. kim loại mạnh nhất là Li.

C. phi kim mạnh nhất là oxi.                                  

D. phi kim mạnh nhất là F.

Câu 3. Cho các nguyên tử : 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử của tăng dần từ trái sang phải của các nguyên tố trên là

A. F, O, Li, Na.                                                         

B. F, Na, O, Li.               

C. F, Li, O, Na.                                                         

D. Li, Na, O, F.

Câu 4. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.                                  

B. Na, chu kì 3, nhóm IA.

C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.                                     

D. F, chu kì 2, nhó VIIA.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.

B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.

D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

II. Tự luận

Bài 1. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 25.

a) Xác định số hiệu của X, Y.

b) Viết cấu hình electron nguyên tử X, Y và cho biết vị trí X, Y trong bảng tuần hoàn.

Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ A và B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít khí (đktc). Xác định tên 2 kim loại kiềm thổ và thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

---(Để xem đầy đủ đề và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

A

B

D

D

A

D

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

C

D

B

C

D

C

D

B

21

22

23

24

25

26

27

28

   

C

C

D

D

B

A

B

A

   

II. Tự luận

Bài 1.

a) Vì X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng 1 chu kỳ nên hạt nhân của chúng chỉ khác nhau 1 đơn vị. Giả sử ZX < Zta có ZY = ZX + 1

Theo đề bài, ta có: ZX + ZY = ZX + ZX + 1 = 25

ZX = 12 (Mg) và ZY = 13 (Al)

b) Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s; ô thứ 12, nhóm IIA, chu kỳ 3

Cấu hình elctron của Y: 1s22s22p63s23p; ô thứ 13, nhóm IIIA, chu kỳ 3

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không.

B. Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất.

C. Quá trình phân chia tế bào.

D. Sự hình thành hệ Mặt Trời.

Câu 2: Trong thành phần nguyên tử, những hạt mang điện tích là

A. proton và alpha.                        

B. proton và neutron.

C. proton và electron.                    

D. electron và neutron.

Câu 3: Nguyên tử không mang điện vì

A. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.

B. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.

C. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.

D. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.

Câu 4: Nếu đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-2 pm thì đường kính của nguyên tử khoảng

A. 102 pm.

B. 10-4 pm.

C. 10-2 pm.

D. 104 pm.

Câu 5: Trong tự nhiên, argon có các đồng vị 40Ar, 38Ar, 36Ar chiếm tương ứng khoảng 99,604%, 0,063% và 0,333% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của Ar gần nhất với đáp án là

A. 36,99.    

B. 38,99.

C. 39,66.

D. 39,99.

II. Tự luận

Câu 1: Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần các hạt cấu tạo nên nguyên tử X.

Câu 2: Xác định vị trí (ô, chu kì và nhóm) của các nguyên tố sau (có giải thích ngắn gọn cách xác định):

a. Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 20.

b. Nguyên tố B có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9.

Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố sau: O (Z = 8), S (Z = 16), F (Z = 9) theo chiều tăng dần tính phi kim (có giải thích ngắn gọn).

---(Để xem đầy đủ đề và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

1B

2C

3A

4A

5D

6C

7C

8D

9D

10B

11C

12D

13B

14A

15C

16A

17C

18C

19B

20C

21C

22A

23A

24D

25D

26C

27D

28B

   
II. Tự luận

Câu 1:

Gọi P, N và E lần lượt là số proton, neutron và electron của X. Trong đó P = E.

Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52 nên:

P + N + E = 52 hay 2P + N = 52 (1)

Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt nên:

(P + E) – N = 16 hay 2P – N = 16 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{\rm{2P\; + \;N\; = \;52}}}\\
{{\rm{2P\; - \;N\; = \;16}}}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{\rm{P\; = \;17}}}\\
{{\rm{N\; = \;18}}}
\end{array}} \right.\)

Vậy trong X có 17 proton; 17 electron và 18 neutron.

Câu 2:

a) Nguyên tố A (Z = 20), cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2

Nguyên tố A thuộc ô 20 (do Z = 20); chu kì 4 (do có 4 lớp electron); nhóm IIA (do nguyên tố s, 2 electron hóa trị).

b) Nguyên tố B (Z = 9), cấu hình electron: 1s22s22p5

Nguyên tố B thuộc ô 9 (do Z = 9); chu kì 2 (do có 2 lớp electron); nhóm VIIA (do nguyên tố p, 7 electron hóa trị).

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là

A. quỹ đạo chuyển động của Trái đất.

B. tốc độ ánh sáng trong chân không.

C. sự tiến hóa của loài người.

D. sự biến đổi của các chất.

Câu 2: Một loại nguyên tử hydrogen có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ tạo nên từ 1 electron và 1 proton (không chứa neutron). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử hydrogen này?

A. Đây là nguyên tử nặng nhất trong số các nguyên tử được biết cho đến nay.

B. Khối lượng nguyên tử xấp xỉ 2 amu.

C. Hạt nhân nguyên tử có khối lượng gấp khoảng 1818 lần khối lượng lớp vỏ.

D. Kích thước của nguyên tử bằng kích thước của hạt nhân.

Câu 3: Nguyên tử gồm

A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.

B. hạt nhân chứa proton, electron.

C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron.

D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chứa proton.

Câu 4: Hạt nhân nguyên tử X có chứa 15 proton và 16 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là

A. 30.          

B. 31.

C. 32.          

D. 46.

Câu 5: Cho các nguyên tử sau: A (Z = 8, A = 16), B (Z = 9, A = 19), C (Z = 8, A = 17), D (Z = 7, A = 17). Trong các nguyên tử trên, các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

A. nguyên tử A và nguyên tử B.

B. nguyên tử C và nguyên tử D.

C. nguyên tử A và nguyên tử C.

D. nguyên tử B và nguyên tử C.

II: Tự luận

Câu 1: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12.

Tính số hạt mỗi loại (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X.

Câu 3: Cho các nguyên tố sau: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11).

Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử, có giải thích ngắn gọn cách sắp xếp.

---(Để xem đầy đủ đề và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

1D

2C

3A

4B

5C

6A

7D

8A

9A

10D

11D

12C

13C

14C

15A

16C

17D

18B

19A

20B

21D

22B

23D

24B

25B

26C

27D

28A

   
II. Tự luận

Câu 1:

a) Gọi số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố A là Z.

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn nên số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố B là Z + 1.

Theo bài: Z + (Z + 1) = 25 ⇒ Z = 12

⇒ Nguyên tử A có 12 electron, nguyên tử B có 13 electron.

+ Cấu hình electron của A là 1s22s22p63s2.

Nguyên tố A thuộc ô số 12 (do Z = 12), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIA (do 2 electron hóa trị, nguyên tố s).

+ Cấu hình electron của B là 1s22s22p63s23p1.

Nguyên tố B thuộc ô số 13 (do Z =13), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm IIIA (do 3 electron hóa trị, nguyên tố p).

Câu 2:

Gọi số hạt proton, neutron và electron trong X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên P = E.

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{\rm{P\; + \;N\; +  E  = \;40}}}\\
\begin{array}{l}
{\rm{(P\; +  E)  - \;N\; = \;12}}\\
{\rm{P  =  E}}
\end{array}
\end{array}} \right.\\
 \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{\rm{2P  +  N\; = \;40}}}\\
{{\rm{2P  -  N\; = \;12}}}
\end{array}} \right.
\end{array}\)

Giải hệ phương trình được:

P = E = 13 và N = 14.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Hoàng Hoa Thám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF