OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Sở GD&ĐT Thái Bình lần 2 có đáp án

21/06/2021 1.33 MB 354 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210621/2539596374_20210621_102413.pdf?r=1110
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Sinh học trong chương trình để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Sở GD&ĐT Thái Bình lần 2 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

 

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2

NĂM HỌC 2020 – 2021

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ 1

Câu 1 (NB): Một trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là

     A. Thức ăn                    B. Hoocmôn                 C. Ánh sáng                  D. Nhiệt độ

Câu 2 (NB): Bộ ba nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

     A. 5'UUG3’                  B. 5’UAG3’                  C. 5'AUG3'                   D. 5’AAU3'

Câu 3 (TH): Xét một quần thể sinh vật có cấu trúc di truyền 0,8 AA : 0,1 Aa : 0,1 aa. Tần số alen a của quần thể này là

     A. 0,1                            B. 0,15                          C. 0,85                          D. 0,2

Câu 4 (NB): Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là

     A. 11 nm và 30 nm       B. 30 nm và 300 nm     C. 30 nm và 11 nm.      D. 11 nm và 300 nm.

Câu 5 (TH): Một loài thực vật, cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường giao phấn với nhau, thu được F1. Cho biết các gen trên 2 cây liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

     A. 3                               B. 4                               C. 5                               D. 7

Câu 6 (NB): Khẳng định nào sau đây khi nói về xináp là sai?

     A. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào xương.

     B. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến.

     C. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh.

     D. Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ.

Câu 7 (NB): Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

     A. Chóp rễ.                   B. Khí khổng.               C. Lông hút của rễ.       D. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

Câu 8 (TH): Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAAA × aaaa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây tứ bội Aaaa, thu được F2. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu hình:

     A. 11 cây thân cao :1 cây thân thấp.                  B. 2 cây thân cao :1 cây thân thấp.

     C. 8 cây thân cao :1 cây thân thấp.                    D. 43 cây thân cao: 37 cây thân thấp.

Câu 9 (NB): Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?

     A. Nhiệt độ.                                                        B. Nồng độ khí CO2.

     C. Nồng độ khí Nitơ (N2)                                  D. Hàm lượng nước.

Câu 10 (NB): Khi nói về tuần hoàn máu ở thú, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.

     B. Ở động vật có xương sống có 2 loại hệ tuần hoàn, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

     C. Thành phần máu chỉ có hồng cầu.

     D. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.

Câu 11 (NB): Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?

     A. Cá chép.                   B.                            C. Trùng biến hình        D. Giun đất.

Câu 12 (NB): Mục đích chủ động gây đột biến trong khâu chọn giống là:

     A. Tạo vật liệu khởi đầu nhân tạo.                     B. Tạo nguồn biến dị tổ hợp.

     C. Tìm được kiểu gen mong muốn.                    D. Trực tiếp tạo giống mới.

Câu 13 (NB): Cho biết gen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây thu được đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội?

     A. AaBb × AaBb.         B. aaBb × Aabb.           C. AaBb × aaBb.          D. aaBB × AABb.

Câu 14 (NB): Loại đột biến nào sau đây luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

     A. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.                  B. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

     C. Đột biến gen.                                                 D. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 15 (NB): Xét phép lại P: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân, ở cơ thể đực có 2% số tế bào xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường, quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang kiểu gen AAabb được tạo ra ở F1

     A. 0,5%                         B. 0,25%                       C. 0,125%                     D. 1,25%

Câu 16 (NB): Sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể là

     A. 2n; 2n +1; 2n-1.       B. 2n; 2n +1.                 C. 2n; 2n+2; 2n-2.         D. 2n +1; 2n-1.

Câu 17 (NB): Phát biểu nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

     A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất

     B. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.

     C. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.

     D. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.

Câu 18 (NB): Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, kiểu gen XaY ở đời con của phép lai nào dưới đây chiếm tỉ lệ 25%?

     A. XAXa × XAY            B. XAXA × XAY            C. XAXA × XaY.           D. XaXa × XaY.

Câu 19 (NB): Cho con đực thân đen thuần chủng giao phối với con cái thân xám thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân xám. Ngược lại, khi cho con đực thân xám thuần chủng giao phối với con cái thân đen thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt thân đen. Phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Gen quy định tính trạng nằm ở bào quan ti thể.

     B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

     C. Gen quy định tính trạng nằm ở lục lạp.

     D. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Câu 20 (TH): Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại aa.

II. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.

III. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.

IV. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5’ đến 3’ của mARN.

     A. 1                               B. 4                               C. 3                               D. 2

Đáp án

1-B

2-B

3-B

4-A

5-B

6-A

7-C

8-A

9-C

10-A

11-C

12-A

13-D

14-B

15-C

16-C

17-B

18-A

19-A

20-D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 1: Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?

A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.

B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.

C. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.

D. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.

Câu 2: Sản phẩm của pha sáng gồm có:

A. ATP, NADPH.

B. ATP, NADP và O2

C. ATP, NADPH và CO­2

D. ATP, NADPH và O2

Câu 3: Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiều loại axit amin do một bộ ba quy định.

B. Mỗi bộ ba không đồng thời mã hóa nhiều axit amin.

C. Nhiều loại bộ ba khác nhau mã hóa cho 1 loại axit amin.

D. Mã di truyền được đọc liên tục gồm 3 nuclêôtit liên tiếp không kề gối.

Câu 4: Thực chất của hiện tượng tương tác giữa các gen không alen là:

A. Sản phẩm của các gen khác lôcut tương tác nhau xác định một kiểu hình.

B. Nhiều gen cùng lôcut xác định một kiểu hinh chung.

C. Các gen khác lôcut tương tác trực tiếp nhau xác định một kiểu hình.

D. Gen này làm biến đổi gen khác không alen khi tính trạng hình thành.

Câu 5: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là

A. 9 và 11

B. 19 và 21

C. 18 và 19

D. 19 và 20

Câu 6: Theo lí thuyết quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây không tạo ra giao tử ab ?

A. aabb.

B. Aabb.

C. AABB.

D. aaBb.

Câu 7: Khi nói về quá trình điều hòa opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ

A. ARN pôlimeraza không gắn được vào vùng khởi động promoter.

B. không tổng hợp prôtêin ức chế.

C. prôtêin ức chế không gắn được vào operator.

D. không tạo ra được sản phẩm của gen cấu trúc.

Câu 8: Để có thể xác định dòng tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp, các nhà khoa học đã

A. chọn thể truyền có kích thước lớn.

B. quan sát tế bào dưới kính hiển vi.

C. chọn thể truyền có gen đánh dấu.

D. chọn thể truyền có gen đột biến.

Câu 9: Cho các bước sau

(1) Tạo các cây có cùng một kiểu gen.

(2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen.

(3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau:

A. (3) → (1) → (2).

B. (1) → (3) → (2).

C. (1) → (2) → (3).

D. (2) → (1) → (3).

Câu 10: Thành phần nào dưới đây không trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã?

A. ribôxôm.

B. ADN.

C. tARN.

D. mARN.

Câu 11: Phép lai P: AaBbDd x AaBbDd tạo bao nhiêu dòng đồng hợp về 2 gen trội ở thế hệ sau?

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 12: Có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng về thể song nhị bội?

(1) Thể có 2n NST trong tế bào.

(2) Thể có tế bào mang bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ.

(3) Thể chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

(4) Thể có khả năng biểu hiện đặc điểm của một trong hai loài.

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 13: Trong quá trình dịch mã ở tế bào chất của sinh vật nhân thực, không có sự tham gia của loại tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây?

A. 5’AUG3'

B. 3’GAX 5’.

C. 3’AUX 5’.

D. 5’UAA3’.

Câu 14: Khi nói về quá trình tái bản ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự nhân đôi ADN diễn ra tại nhiều điểm tạo nhiều đơn vị tái bản.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự khớp bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

D. Trong quá trình nhân đôi, ADN – pôlimeraza không tham gia tháo xoắn ADN.

Câu 15: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?

A. Aa × AA.

B. Aa × aa.

C. Aa × Aa.

D. AA × aa.

Câu 16: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở opêron Lac, cho các trường hợp sau:

(1) Gen điều hòa bị đột biến vùng mã hóa.     (2) Prôtêin ức chế gắn với lactôzơ.

(3) Opêron đột biến vùng gen cấu trúc.          (4) Opêron đột biến promoter.

Số trường hợp mà prôtêin ức chế không tương tác được với operator là

A. 1.

B. 3.

C. 4

D. 2.

Câu 17: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.

B. Vì áp lực co bóp của tim giảm.

C. Vì mao mạch thường ở xa tim.

D. Vì số lượng mao mạch lớn hơn.

Câu 18: Moocgan sau khi cho lai ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh ngắn được F1, bước tiếp theo ông đã làm gì để phát hiện liên kết gen?

A. Lai phân tích ruồi đực P.

B. Lai phân tích ruồi đực F1.

C. Lai phân tích ruồi cái F1.

D. Lai phân tích ruồi cái P.

Câu 19: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn.

(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự

A. (2), (1), (3).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (1).

D. (3), (1), (2).

Câu 20: Ở Việt Nam, giống dâu tằm có năng suất lá cao được tạo ra theo quy trình

A. dùng cônsixin gây đột biến dạng lưỡng bội.

B. dùng cônsixin gây đột biến giao tử được giao tử 2n, cho giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n tạo được giống 3n.

C. dung hợp tế bào trần của 2 giống lưỡng bội khác nhau.

D. tạo giống tứ bội 4n bằng việc gây đột biến nhờ cônsixin, sau đó cho lai với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam bội.

 

ĐÁP ÁN

1

B

6

C

11

C

16

D

2

D

7

C

12

B

17

A

3

A

8

C

13

C

18

B

4

A

9

B

14

B

19

C

5

B

10

B

15

D

20

D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 81: Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ?

     A. Lúa.                              B. Đậu tương.                    C. Củ cải.                          D. Ngô.

Câu 82: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, ngăn nào sau đây của tim trực tiếp nhận máu giàu  từ tĩnh mạch chủ?

   A. Tâm thất phải                 B. Tâm nhĩ trái.                  C. Tâm thất phải               D. Tâm nhĩ phải.

Câu 83: Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã?

     A. 3’AAU5’.                     B. 3’UAG5’.                      C. 3’UGA5’.                     D. 5’AUG3’.

Câu 84: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?

     A. Mất đoạn và lặp đoạn.                                             B. Mất đoạn và chuyển đoạn lớn.

     C. Đảo đoạn và chuyển đoạn.                                      D. Lặp đoạn và chuyển đoạn.

Câu 85: Từ sơ đồ kiểu nhân sau. Hãy cho biết dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra?

A. Thể một nhiễm đơn.                                                B. Thể ba nhiễm.

C. Thể không nhiễm.                                                    D. Thể bốn nhiễm.            

Câu 86: Trong mô hình điều hòa hoạt động của các gen trong operon Lac do F.Jacop và J.Mono phát hiện thì chất cảm ứng là

     A. protein ức chế.              B. glucozơ.                         C. lactozơ.                         D. galactozơ.

Câu 87: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào?

     A. Cambri.                         B. Đêvôn.                          C. Cacbon.                        D. Silua.

Câu 88: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là thể

     A. đồng hợp lặn.                B. đột biến.                       

     C. dị hợp.                          D. đồng hợp trội.

Câu 89: Hình vẽ dưới đây mô tả nhiều loài động thực vật cùng môi trường sống của chúng. Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là phù hợp nhất mà hình vẽ trên mô tả?

     A. Quần thể.                      B. Quần xã.                      

     C. Hệ sinh thái.                 D. Sinh quyển.

Câu 90: Cho 4 phân đoạn ADN mạch kép dưới đây:

Phân đoạn 1

Phân đoạn 2

Phân đoạn 3

Phân đoạn 4

A-T-T-G-X

T-A-A-X-G

G-X-A-A-A

X-A-T-T-T

X-X-G-G-A

G-G-X-X-T

A-G-X-X-G

T-G-G-X

Có một lỗi sai trong cấu trúc ADN mạch kép của

     A. Chỉ phân đoạn 1.          B. Chỉ phân đoạn 2.           C. hai phân đoạn 2 và 3.    D. hai phân đoạn 2 và 4.

Câu 91: Phép lai nào sau đây thường được sử dụng để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?

     A. Lai tế bào                     B. Lai phân tích                 C. Lai khác dòng              D. Lai thuận nghịch.

Câu 92: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

     A. Cá ngừ.                         B. Trai.                               C. Tê giác.                         D. Ốc sên.

Câu 93: Trong chọn giống thực vật, để phát hiện những gen lặn xấu và loại bỏ chúng ra khỏi quần thể người ta thường dùng phương pháp:

     A. lai xa và đa bội hóa       B. lai tế bào sinh dưỡng.                                          C. tự thụ phấn.               D. gây đột biến đa bội.

Câu 94: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.

B. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.

D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.

Câu 95: Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình sinh học nào?

     A. diễn thế sinh thái.         B. khuếch đại sinh học.    

     C. dòng năng lượng.         D. tiến hoá sinh học.

Câu 96: Một cơ thể có 2 cặp gen dị hợp giảm phân đã sinh ra giao tử Ab với tỉ lệ 12%. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

     A. 12%.                             B. 24%.                             

     C. 36%.                             D. 48%.

Câu 97: Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là

     A. Địa lí – sinh thái.           B. Hình thái.                      C. Sinh lí – hóa sinh.         D. Cách li sinh sản.

Câu 98: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.

B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.

C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.

D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.

Câu 99: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

Câu 100: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen nằm trong lục lạp quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:

     A. 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng.                               B. 100% hoa đỏ.

     C. 100% hoa trắng.                                                   D. 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng.

ĐÁP ÁN

81.B

82.D

83.A

84.B

85.A

86.C

87.C

88.B

89.B

90.D

91.B

92.C

93.C

94.C

95.A

96.B

97.D

98.D

99.B

100.C

{-- Còn tiếp-}

4. ĐỀ 4

Câu 81: Nồng độ NH4+ trong cây là 0,2%, trong đất là 0,05% cây sẽ nhận NH4+ bằng cách

     A. Hấp thụ thụ động         B. thẩm thấu                      C. Hấp thụ chủ động         D. Khuếch tán

Câu 82: Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng mang?

     A. Cá hồi.                          B. Cá sấu.                          C. Hổ.                                D. Chuột.

Câu 83: Gen được cấu tạo bởi loại đơn phân nào sau đây?

     A. Glucozơ.                       B. Axit amin.                     C. Vitamin.                        D. Nucleotit.

Câu 84: Dạng đột biến nhiễm sắc thể nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?

   A. Lặp đoạn.                       B. Chuyển đoạn.                C. Mất đoạn.                  D. Đảo đoạn.

Câu 85: Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan chứa 15 nhiễm sắc thể, có thể tìm thấy ở

     A. Thể một.                       B. Thể không.                    C. Thể ba.                       D. Thể bốn.

Câu 86: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế bào, lactôzơ sẽ tương tác với

     A. vùng khởi động.           B. enzim phiên mã.            C. prôtêin ức chế.          D. vùng vận hành.

Câu 87: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ nào?

     A. Silua.                             B. Ocđôvic.                       C. Đêvôn.                          D. Jura.

Câu 88: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử ABD chiếm tỉ lệ

     A. 75%.                             B. 25%.                              C. 50%.                             D. 12,5%.

Câu 89: Hiện tượng cú và chồn tranh giành con mồi khi kiếm ăn vào ban đêm là một ví dụ về mối quan hệ sinh thái

     A. sinh vật này ăn sinh vật khác.                                 B. cạnh tranh.                   

     C. hợp tác.                                                                   D. ức chế cảm nhiễm.

Câu 90: Kiểu gen AAaa giảm phân bình thường cho các giao tử với tỉ lệ

A. 1AA : 2Aa : 1aa    B. 1AA : 1Aa             C. 1AA : 1Aa : 1aa    D. 1AA : 4Aa : 1aa

Câu 91: Khi nói về gen đa hiệu, ý nào dưới đây là đúng?

   A. Sản phẩm của gen đa hiệu ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.

   B. Gen đa hiệu điều chỉnh mức độ hoạt động của các gen khác.

   C. Gen đa hiệu có thể tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.

   D. Gen đa hiệu có thể tạo ra nhiều loại mARN.

Câu 92: Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu trao đổi với các tế bào qua thành mao mạch?

     A. Ốc sên.                          B. Ruồi giấm.                    C. Rắn.                              D. Tôm.

Câu 93: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?

     A. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn, tạo dòng thuần chủng.

     B. tạo dòng thuần chủng, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

     C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

     D. tạo dòng thuần chủng, chọn lọc thể đột biến có kiểu hình mong muốn, xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.

Câu 94: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?

A. Mật độ cá thể của quần thế tăng lên quá cao so với sức chứa của môi truờng sẽ làm tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

B. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể

C. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống của quần thể

D. Mật độ cá thể của quần thể có khả năng thay đồi theo mùa, năm hoặc tuỳ điều kiện của môi trường

Câu 95: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô  Sâu  Nhái  Rắn  Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 2?

   A. Nhái.                               B. Đại bàng.                      C. Rắn.                              D. Sâu.

Câu 96: Cá thể có kiểu gen nào sau đây không tạo giao tử ab?

     A. aabb.                             B. AaBb.                           C. AABb.                          D. aaBb.

Câu 97: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể đào thải hoàn toàn một alen ra khỏi quần thể?

     A. Đột biến.                                                                 B. Giao phối không ngẫu nhiên.

     C. Chọn lọc tự nhiên.                                                  D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 98: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Trong mỗi quần thể, sự phân bố đồng đều xảy ra khi môi trường không đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.

     B. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

     C. Phân bố đồng đều là dạng trung gian của phân bố ngẫu nhiên và phân bố theo nhóm.

     D. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít phổ biến nhất vì khi phân bố theo nhóm thì sinh vật dễ bị kẻ thù tiêu diệt.

Câu 99: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16; một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là

     A. 15.                                 B. 16.                                 C. 18.                                 D. 17.

Câu 100: Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

     A. AA × Aa.                      B. Aa × Aa.                       C. aa × aa.                       D. aa × AA.

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ

81.C

82.A

83.D

84.D

85.C

86.C

87.C

88.B

89.B

90.D

91.A

92.C

93.A

94.A

95.A

96.C

97.D

98.B

99.D

100.B

{-- Còn tiếp-}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Sở GD&ĐT Thái Bình lần 2 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF