OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Tân Lập

07/08/2021 1.07 MB 262 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210807/41995544653_20210807_171446.pdf?r=7002
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Tân Lập. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

 

 
 

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 6 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS TÂN LẬP

 

ĐỀ SỐ 1.

Câu 1. Cây rau muống có rễ cọc hay rễ chùm ?

Câu 2. Rễ của những loại cây nào thường không có lông hút ? Vì sao ?

Câu 3. Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.

Cột A

(Các hô phận chính của miền hút)

Cột B

(Chính năng chính của từng bộ phận)

Trả lời

 

1. Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút, phía trong có thịt vỏ.

2. Trụ giữa gồm mạch gỗ, mạch rây và ruột.

a) Bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ.

b) Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cơ thể.

c) Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

d) Hút nước và muối khoáng hoà tan.

e) Chứa chất dự trữ.

g) Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

1...

2…

 
 

Câu 4. Vì sao quá trình hút nước và muối khoáng luôn quan hệ mật thiết với nhau ?

Câu 5. Có phải tất cả các rễ cây đều có lông hút không ? Tại sao ?

Câu 6. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa ? 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1 Cây rau muống có kiểu rễ cọc. Rau muống nước ngọt mọc ở hồ, ao có rễ phát triển. Rễ phụ mọc ra từ các mấu của cây, bò lan trên mặt nước.

Câu 2 Rễ các các cây mọc ở nước không có lông hút như : cây bèo tấm, cây bèo Nhật Bản (bèo tây, lục bình)... Do rễ mọc chìm dưới nước, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ nên không có lông hút

Câu 3

1

2

a, b, g

b, c, e

Câu 4

Quá trình hút nước và muối khoáng quan hệ mật thiết với nhau vì muối khoáng được hấp thụ vào rễ và vận chuyển trong cây là nhờ tan trong nước. Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được lông hút ở rễ hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.

Câu 5

Không phải tất cả các rễ cây đều có lông hút, những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng hoà tan trong nước ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ.

Câu 6

Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì : Chất dự trữ của củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả. Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng củ đều giảm.

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 2.

Câu 1 (4 điểm). Cây hút nước và muối khoáng bằng những cách nào ?

Câu 2 (4 điểm). Ngoài chức năng là hút nước và muối khoáng hoà tan, rễ cây còn có những chức năng gì ?

Câu 3 (2 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Rễ gồm mấy miền ?

A. Rễ gồm bốn miền : miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.

B. Rễ gồm ba miền : miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng,

C. Rễ gồm hai miền : miền trưởng thành, miền hút.

D. Rễ chỉ gồm miền hút.

2. Rễ các cây ngập trong nước có lông hút không ?

A. Tất cả những cây mà rễ ngập trong nước có lông hút.

B. Tất cả những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút.

C. Phần lớn những cây mà rễ ngập trong nước có có lông hút.

D. Phần lớn những cây mà rễ ngập trong nước không có lông hút.

ĐÁP ÁN

Câu 1 (4 điểm).

- Nước và muối khoáng hoà tan được vận chuyển đến mạch gỗ bằng 2 con đường: từ lông hút qua các tế bào mô mềm vỏ rồi đến mạch gỗ, và từ các tế bào biểu bì của rễ, qua khe hở giữa các tế bào mô mềm vỏ rồi đến mạch gỗ. Con đường chính hút nước và muối khoáng hoà tan qua lông hút.

- Còn các cây sống trong nước, hút trực tiếp nước và muối khoáng hoà tan qua khắp bề mặt biểu bì của cả rễ, thân, lá. Các cây sống trên mặt nước hút trực tiếp nước và muối khoáng hoà tan qua khắp bề mặt biểu bì của rễ.

Câu 2 (4 điểm)

Chức năng chính của rễ là hút nước và muối khoáng hoà tan. Nhưng trong thực tế ở một số cây, rễ còn có những chức năng khác nữa như : chứa chất dự trữ cho cây, giúp cây leo lên, lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ khác, lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ nên hình dạng, cấu tạo của rễ thay đổi, làm rễ biến dạng.

Câu 3 (2 điểm).

1

2

A

B

1. Rễ gồm bốn miền : miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.

Chọn A

2. Rễ các cây ngập trong nước không có lông hút.

Chọn B

………………………………………

ĐỀ SỐ 3.

Phần tự luân (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Nhiệm vụ chính của rễ cây là gì ? Dựa theo hình dáng bên ngoài của rễ cây, có thể chia rễ thành mấy loại ?

Câu 2 (2 điểm). Chức năng của mạch gỗ và mạch rây là gì?

Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 3 (3 điểm). Hãy chọn những nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.

Cột A

(Các miền của rễ)

Cột B

(Chức năng chính của từng miền)

Trả lời

1. Miền trưởng thành có

các mạch dẫn.

2.  Miền hút có các lông

hút.

3. Miền sinh trưởng.

4. Miền chóp rễ.

a) Hấp thụ nước và muối khoáng.

b) Dẫn truyền.

c) Che chở cho đầu rễ.

d) Làm cho rễ dài ra.

1….

2….

3….

Câu 4 (2 điểm). Hãy tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau :

Nhu cầu nước và ...(1)... khác nhau đối với từng loại cây, các giai đoạn khác nhau trong …(2)... của cây. Trong đời sống của cây, giai đoạn cây sinh trưởng mạnh như mọc cành, đẻ nhánh, sắp ra hoa cần nhiều …(3)... và muối khoáng.

Quá trình hút nước và muối khoáng quan hệ mật thiết với nhau vì muối khoáng được hấp thụ vào ...(4)... và vận chuyển trong cây là nhờ tan trong nước. Nước và muối khoáng hoà tan trong ...(5)..., được lông hút ở rễ hấp thụ chuyển qua vỏ tới ...(6)...

 

ĐÁP ÁN

I. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 1 (3 điểm).

Rễ cây giữ cho cây mọc được trên đất, hút nước và muối khoáng hòa tan.

Dựa theo hình thái bên ngoài của các loại rễ, có thể chia rễ thành 2 loại :

-         Rễ cọc : gồm rễ cái to khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa. Ví dụ : rễ cây bưởi, cải, cao su, cây cà phê…

-         Rễ chùm : gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau thường mọc toả ra từ gốc thân thành một chùm . Ví dụ : rễ cây ngô, lúa, cây hành, tỏi, cau...

Câu 2 (2 điểm).

Mạch rây gồm những tế bào có vách mỏng làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. Mạch gỗ gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào, có chức năng chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá.

II. Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 3 (3 điểm).

1

2

3

4

b

a

d

c

 

Câu 4 (2 điểm).

1. muối khoáng

2. chu kì sống

3. nước

4. rễ

5. đất

6. mạch gỗ

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 4.

I. Phần tự luận (8 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút là gì ?

Câu 2 (3 điểm). Miền hút gồm những phần chính nào ?

Câu 3 (2 điểm). Vì sao phải trồng cây đúng thời vụ ?

II. Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 4 (2 điểm). Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

1. Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có rễ cọc ?

A. Cây si, cây sanh, cây đa.

B. Cây lúa, cây hồng xiêm, cây ớt.

C. Cây ngô, cây ổi, cây mít.

D. Cây cau, cây đu đủ, cây bèo tây.

2. Các cây sống trong nước rễ không có lông hút vì

A. Cây không cần nước.

B. Cây hút nước và muối khoáng hoà tan qua bề mặt các tế bào biểu bì của rễ.

C. Môi trường nước đã nâng đỡ cây.

D. Cả A và B.

3. Những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng ?

A. Khi phát triển cành, lá.

B. Lúc đẻ nhánh, ra hoa, kết quả.

C. Sắp đến thời kì thu hoạch.

D. Cả A, B và C.

4. Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì

A. Chất dự trữ của củ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa.

B. Chất dinh dưỡng của củ bị giảm nhiều.

C. chất lượng và khối lượng củ đều giảm.

D. cả A, B và C.

ĐÁP ÁN

I. Phần tự luận (8 điểm)

Câu 1 (3 điểm).

Mỗi lông hút là một tế bào vì nó có đủ các thành phần của tế bào như : vách chất tế bào, nhân. Tế bào lông hút là tế bào biểu bì kéo dài. Lông hút không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng đi. Tế bào lông hút có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí của nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút. Tế bào lông hút không có lục lạp.

Câu 2 (3 điểm).

Miền hút gồm 2 phần chính : vỏ và trụ giữa.

-           Vỏ là phần ngoài cùng của rễ, vỏ gồm biểu bì ở phía ngoài, thịt vỏ ở phía trong.

+ Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau, có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong của rễ. Trên biểu bì có nhiều lông hút. Chiều dài mỗi lông hút khoảng 0,5mm, là tế bào biểu bì kéo dài, có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan.

+ Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau, chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.

-        Trụ giữa gồm hai thành phần là các bó mạch và ruột.

+ Bó mạch : có hai loại mạch là mạch rây (gồm những tế bào có vách mỏng làm nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây) và mạch gỗ (gồm những tế bào có vách dày hoá gỗ, không có chất tế bào, có chức năng chuyển nước và muối khoáng từ rẻ lên thân, lá).

+ Ruột gồm những tế bào có vách mỏng chứa chất dự trữ. Ruột là phần trong cùng của rỗ.

Câu 3 (2 điểm).

Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây : các loại đất khác nhau, thời tiết, khí hậu... Vì vậy, để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt không những cần cung cấp đủ nước, muối khoáng mà còn phải tạo những điều kiện thuận lợi cho cây như : trồng đúng thời vụ, chống rét, chống úng cho cây... Tùy từng loại cây khác nhau mà chọn loại đất thích hợp.

II. Phần trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 4 (2 điểm).

1

2

3

4

A

B

D

D

 

  ----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Tân Lập. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE
OFF