OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 38 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề Phản xạ Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

23/11/2020 1.01 MB 636 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201123/693112703877_20201123_142400.pdf?r=7644
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Bộ 38 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề Phản xạ Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em củng cố kiến thức giới thiệu chung về phản xạ, các hình thức phản xạ ngoài ra việc ôn tập giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

BỘ 38 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHẢN XẠ

SINH HỌC 8 NĂM 2020

 

Câu 1: Phản xạ có điều kiện là

A. Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B. Phản xạ có sẵn, sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. Phản xạ được hình thành trong đời sống.

D. Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Câu 2: Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây?

A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời

B. Cung phản xạ đơn giản

C. Mang tính chất bẩm sinh

D. Bền vững theo thời gian

Câu 3: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não?

A. Tim đập nhanh khi nhìn thấy chó dại chạy đến gần

B. Môi tím tái khi trời rét

C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc

D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu

Câu 4: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây?

A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời

B. Các vùng chức năng của vỏ não

C. Kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Sự hình thành phản xạ có điều kiện cần tới điều kiện nào sau đây ?

A. Kích thích có điều kiện phải tác động cùng lúc với kích thích không điều kiện

B. Kích thích không điều kiện phải tác động trước kích thích có điều kiện một thời gian ngắn

C. Có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện

D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Ai là người đầu tiên xây dựng một thí nghiệm quy mô về sự hình thành phản xạ có điều kiện ở loài chó?

A. C. Đacuyn

B. G. Simson 

C. I.V. Paplôp 

D. G. Menđen

Câu 7: Phản xạ có điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A. Dễ mất khi không củng cố.

B. Số lượng không hạn định.

C. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 8: Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện?

A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài

B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu

C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua

D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn

Câu 9: Phản xạ không điều kiện là

A. Phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

B. Phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

C. Phản xạ sinh ra đã có, nhưng phải học tập mới biết được.

D. Phản xạ đã được hình thành trong quá trình tích lũy.

Câu 10: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Trời rét tự giác mặc áo cho ấm.

B. Chạm tay vào vật nóng vội rụt tay lại.

C. Chạy bộ thì người đổ mồ hôi.

D. Sáng ngủ dậy đánh răng rửa mặt.

Câu 11: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?

A. Co chân lại khi bị kim châm

B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức

C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu

D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc

Câu 12: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia điều khiển của vỏ não?

A. Tim đập nhanh khi thấy chó dại đến gần

B. Môi tím tái khi trời rét

C. Né sang đường khác khi thấy đường đang đi tới bị tắc

D. Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu

Câu 13: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Câu 14: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

A. Bỏ chạy khi có báo cháy

B. Nổi gai ốc khi có gió lạnh lùa

C. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức

D. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng

Câu 15: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào dưới đây?

A. Bẩm sinh.

B. Dễ mất khi không củng cố.

C. Số lượng không hạn định.

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời.

Câu 16: Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang tính chất cá thể, không di truyền

B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống

C. Dễ mất đi khi không được củng cố

D. Số lượng không hạn định

Câu 17: Phản xạ nào phải thường xuyên củng cố, nếu không củng cố sẽ mất do ức chế tắt dần?

A. Phản xạ không điều kiện.

B. Phản xạ có điều kiện.

C. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện hoặc phản xạ không điều kiện.

Câu 18: Phản xạ có điều kiện có ý nghĩa như thế nào trong đời sống con người?

A. Có tính linh hoạt cao, giúp con người dễ dàng thay đổi thói quen để thích nghi với điều kiện sống mới.

B. Mang tính bền vững, giúp con người giữ được các phẩm chất đã được hình thành qua thời gian dài sinh sống.

C. Có tính chất cá thể, tạo ra sự đa dạng sinh học trong nội bộ loài người.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 19: Điều nào dưới đây không đúng?

A. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện.

B. Phản xạ không điều kiện có cung phản xạ đơn giản.

C. Phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

D. Phản xạ có điều kiện có tính chất di truyền, mang tính chủng loại.

Câu 20: Ví dụ nào dưới đây thuộc phản xạ không điều kiện?

A. Thí nghiệm của Paplop.

B. Vỗ tay thì cá ngoi lên.

C. Làm bài tập về nhà trước khi lên lớp.

D. Chạy nhanh thì tim đập mạnh.

Câu 21: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Tiếng nói và chữ viết là … để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

A. Phương tiện 

B. Cơ sở 

C. Nền tảng 

D. Mục đích

Câu 22: Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người có thể

A. Trao đổi kinh nghiệm với nhau.

B. Giao lưu với các dân tộc trên thế giới.

C. Học tập và rèn luyện dễ dàng hơn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 23: Tiếng nói và chữ viết được gộp chung thành

A. Giáo dục.

B. Văn hóa. 

C. Ngôn ngữ. 

D. Xã hội.

Câu 24: Điền từ còn thiếu: “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình … quan hệ mật thiết với nhau.”

A. Thuận nghịch.

B. Song song.

C. Đối lập.

D. Khác nhau.

Câu 25: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào?

A. Tiếng nói và chữ viết

B. Thị giác và thính giác

C. Âm thanh và hành động

D. Màu sắc và hình dáng

Câu 26: Đâu là ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ?

A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ.

B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ.

C. Dần phân biệt được người lạ với người quen.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 27: Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai?

A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me”

B. Bỏ chạy khi có báo động cháy

C. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa

D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng

Câu 28: Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là

A. Kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

B. Kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.

C. Kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.

D. Kết quả của quá trình ức chế các phản xạ không điều kiện.

Câu 29: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây?

A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật

B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng

C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật

D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật

Câu 30: Điều nào dưới đây là không đúng?

A. Phản xạ có điều kiện có thể hình thành ở trẻ em từ rất sớm.

B. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều.

C. Phản xạ không điều kiện khi nào lớn lên mới được hình thành.

D. Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ.

Câu 31: Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ

C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa

D. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới

Câu 32: Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của chữ viết và tiếng nói?

A. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người trao đổi kinh nghiệm với nhau.

B. Tiếng nói và chữ viết giúp các dân tộc trên thế giới giao lưu học hỏi lẫn nhau.

C. Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

D. Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người.

Câu 33: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai?

A. Cười như nắc nẻ khi đọc truyện tiếu lâm

B. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới”

C. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động

D. Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày

Câu 34: Tiếng nói và chữ viết là

A. Tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

B. Kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng.

C. Là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 35: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới?

A. Con người

B. Động vật linh trưởng

C. Động vật có xương sống

D. Thú có túi

Câu 36: Ví dụ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 2?

A. Thí nghiệm của Paplop.

B. Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh”.

C. Tiết nước bọt khi ăn chanh.

D. Chạy nhanh bị toát mồ hôi.

Câu 37: Ở người, sự học tập, rèn luyện, xây dựng hay thay đổi các thói quen là kết quả của

A. Quá trình hình thành các phản xạ không điều kiện.

B. Quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

C. Quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.

D. Quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện.

Câu 38: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của

A. Ngôn ngữ.

B. Tư duy.

C. Trí nhớ.

D. Phản xạ không điều kiện.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

A

C

C

D

C

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

B

A

A

B

B

A

D

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

C

A

A

D

A

A

C

C

31

32

33

34

35

36

37

38

 

 

A

D

D

D

A

B

B

B

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 38 câu trắc nghiệm ôn tập chủ đề Phản xạ Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF