OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Hàn Thuyên

24/05/2021 1.11 MB 8768 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210524/274551434_20210524_152117.pdf?r=2851
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Hàn Thuyên. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Đừng lãng phí thời gian thuyết phục người khác về kế hoạch hay tầm nhìn của bạn. Họ không những sẽ không tin bạn. Họ thậm chí còn vùi dập bạn. Đã vậy, việc bạn thuyết phục người xung quanh tin mình hệt như đang khao khát sự công nhận, điều đó làm giảm tốc độ phát triển và sự tự tin của bạn. Hơn nữa, lời khuyên của số đông thường sai hoặc không có tầm nhìn xa.

Để phát triển, nhiều khi bạn cần sự cô đơn, khi mà không có ai hiểu ra bạn. Bạn cũng cần hiểu rằng bạn vốn không cần họ phải hiểu cho bạn. Cô đơn là điều bình thường trong quá trình phát triển và việc vượt qua được nỗi cô đơn dài hạn là kĩ năng của các nhà sản xuất có tầm nhìn xa. Chắc chắn Apple rất cô đơn khi cố thực hiện tầm nhìn hàng thập kỉ tới tương lai trong giai đoạn mà cả thế giới còn chưa hình dung được smartphone sẽ phổ biến như ngày hôm nay. Khi nhìn rất xa vào tương lai, khi bạn khác biệt. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ cô đơn. Và việc bạn cảm thấy cô đơn, thiếu sự ủng hộ là một tín hiệu tốt. Thậm chí sẽ là tín hiệu xấu nếu bạn không cảm thấy cô đơn.

Thực hiện các yêu cầu:

(Trích Chuyến tàu một chiều không trở lại, Kiên Trần, NXB Hồng Đức, 2019, tr.128-129)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. (0.75 điểm)

Câu 2: Việc đưa dẫn chứng về Apple liên quan đến thao tác lập luận nào? (0.75 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về lời khuyên: “Đừng lãng phí thời gian thuyết phục người khác về kế hoạch hay tầm nhìn của bạn” (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan niệm cho rằng, cô đơn là biểu hiện của kẻ có tầm nhìn

hay không? Vì sao? (0.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời cho câu hỏi sau: Vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân?

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích cách nhìn mang tính phát hiện của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua đoạn thơ sau:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em

Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Trích Đất Nước, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 119-120)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh không trả lời đúng phương thức nghị luận: không cho điểm.

Câu 2:

Việc đưa dẫn chứng về Apple liên quan đến thao tác lập luận chứng minh.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh không trả lời đúng thao tác chứng minh: không cho điểm.

Câu 3:

Anh/chị hiểu thế nào về lời khuyên: “Đừng lãng phí thời gian thuyết phục người khác về kế hoạch hay tầm nhìn của bạn”?

- Tầm nhìn cá nhân hường thể hiện sự bứt phá, có thuyết phục thì người khác cũng không hiểu, lãng phí thời gian thuyết phục người khác là biểu hiện của khao khát được công nhận, điều đó làm giảm tốc độ phát triển và sự tự tin của bản thân.

- Đề thành công, con người cần có niềm tin ở kế hoạch và tầm nhìn của chính mình, dùng kết quả để thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

- Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.

Câu 4:

HS có thể đồng tình, không đồng tình... nhưng phải giải thích hợp lí,

thuyết phục.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh nêu sự lựa chọn: 0,25 điểm.

- Học sinh lí giải thuyết phục: 0,25 điểm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải tôn trọng tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải tôn trọng tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân. Có thể theo hướng sau:

- Mỗi cá nhân là một bản thể với những đặc điểm riêng khác biệt với cá nhân khác, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân là chấp nhận và tôn trọng quy luật tự nhiên.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

Sau khi anh ấy mất, tôi đâm ra chán công việc viết lách. Công việc viết lách, cũng như tình yêu mà tôi tưởng hết sức nhiệm màu, chẳng cứu sống được một ai cả. Vì thế mà sau đó tôi quyết định lao vào hành động, lao vào công việc khó khăn nhất của nam giới. Tôi quyết định xin học lái xe. Cũng nhân đây tôi nói để đồng chí thấy rõ là sau khi anh ấy mất, bác sĩ Thương một đôi lần muốn ngỏ lời với tôi. Tôi đã viết cho bác sĩ một bức thư rất dài trong đó tôi nói một cách xa xôi để đồng chí bác sĩ trẻ tuổi mà tôi hết sức quý mến ấy biết rằng từ nay trở đi – ít nhất trong những năm đang còn chiến tranh – tôi không còn có thể yêu một người khác được nữa. Nơi cái bãi cỏ xanh, tình yêu của tôi đã để lại ở đấy cùng với anh ấy.

(Trích Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, 2002, tr.134)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Xác định ngôi kể trong đoạn trích

Câu 2: Sau khi anh ấy mất, nhân vật “tôi” đã chán điều gì và quyết định như thế nào?

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về nhân vật “tôi” trong câu sau: Nơi cái bãi cỏ xanh, tình yêu của tôi đã để lại ở đấy cùng với anh ấy?

Câu 4: Qua đoạn trích trên, hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/ Chị hãy phân tích tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích sau:

Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi...

Lúc ấy, A Sử vừa ở đâu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cổ rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấyngười con gái nữa về làm vợ. Cũng chẳng bao giờ Mị nói gì.

Bây giờ Mị cũng không nói, Mị đến góc nhà, lấy ông mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB, Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.77-78)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Ngôi kể thứ nhất.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh không trả lời đúng ngôi kể thứ nhất: không cho điểm.

Câu 2:

Sau khi anh ấy mất, nhân vật “tôi” đã:

- chán: công việc viết lách

- quyết định: xin học lái xe

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

- Nếu HS nêu được 1/2 đáp án cho: 0,5 điểm.

Câu 3:

- Bãi cỏ xanh: nơi mà người yêu của nhân vật “tôi” đã nằm xuống.

- Nhân vật tôi: vừa mang nỗi buồn đau, xót xa; vừa khẳng định tình yêu thủy chung, son sắt.

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.

- Trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm.

Câu 4:

Học sinh có thể rút ra những thông điệp khác nhau có ý nghĩa nhất cho bản thân, miễn sao hợp lí và thuyết phục, có thể nêu nội dung sau:

Chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều gây ra cho con người những đau thương, mất mát không chỉ thể xác mà còn tinh thần.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày thuyết phục: 0, 5 điểm.

- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Suy nghĩ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:

Vai trò của bản lĩnh: giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống; thực hiện ước mơ, hoài bão, vươn tới thành công; khẳng định giá trị bản thân; sống lạc quan, yêu đời...

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày đầy đủ 2 ý; Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

- Trình bày đầy đủ 2 ý song lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Ý cạn; lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân được thể hiện trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

* Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật Mị:

- Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra; đêm tình mùa xuân, Mị uống rượu, âm thanh tiếng sáo tha thiết.

- Tâm trạng và hành động

+ Tâm trạng: niềm vui sướng khi hoài niệm về quá khứ tươi đẹp, ý thức về sức sống tuổi trẻ, về quyền sống, về thân phận.

+ Hành động: Mị xắn mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng; quấn lại tóc, lấy cái váy hoa vắt trong vách…khát vọng sống, khát vọng tự do đang trỗi dậy trong Mị.

- Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng: miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo; ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm; giọng điệu tha thiết,...

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

“Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn? Nhiều người tin rằng “có”. Nhưng các nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng người có tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh phúc hơn rất ít so với người có thu nhập thấp, thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn. Tính trung bình dân Mĩ giàu hơn dân Niu Di-lân nhưng họ không hạnh phúc hơn. Người dân ở những nước giàu có như Áo, Pháp, Đức dường như cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao so với những người dân ở các nước nghèo hơn như Bra-xin, Cô-lôm-bi-a và Phi-líp-pin. GS Đa-ni-ơn Ka- nơ-men - chủ nhân giải Nô-ben Kinh tế 2002- khẳng định rằng có rất ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc và những người có thu nhập cao hơn thường gắn với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và stress…Tất nhiên, ý tưởng tiền bạc không mua được hạnh phúc thì cũ rồi. Ban nhạc Bít-tơn từng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu và những điều tốt đẹp nhất trên đời lại không mất tiền mua…”. Tuy nhiên, dường như có gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh phúc thì tại sao chính phủ các nước lại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta lại phải gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn?

(Theo Thương Vũ, tuoitreonline,13-5-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản.

Câu 2. Các nghiên cứu chỉ ra tiền bạc và hạnh phúc tương quan như thế nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ ở câu: “Liệu bạn có hạnh phúc hơn nếu bạn giàu có hơn?

Câu 4. Anh/Chị rút ra thông điệp gì sau khi đọc đoạn văn bản trên?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Qua phần Đọc hiểu, anh/ chị viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình về hạnh phúc của mỗi con người.

Câu 2: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị qua đoạn văn sau:

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi cũng vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau ! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.7-8)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

Các nghiên cứu trong nhiều năm qua chỉ ra rằng người có tiền bạc dồi dào hơn chỉ hạnh phúc hơn rất ít so với người có thu nhập thấp, thậm chí chưa chắc đã hạnh phúc hơn.

Câu 3:

- Hiệu quả biện pháp tu từ câu hỏi tu từ:

+ Gợi sự suy nghĩ, trăn trở cho người đọc

+ Có tác động mạnh mẽ đến người đọc, như là lời nhắc nhở về việc tìm kiếm giá trị hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.

Câu 4:

Thông điệp:

- Hãy luôn ý thức về giá trị cuộc sống của chính mình.

- Hãy cân bằng cuộc sống bằng những trải nghiệm trong lao động để từ đó tìm được hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách đảm bảo theo dạng nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hạnh phúc của mỗi con người.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau:

Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

1. Giải thích

Hạnh phúc của con người là gì?

2. Bàn luận

- Hạnh phúc vô cùng lớn lao trừu tượng nhưng cũng rất đơn giản cụ thể là làm được những điều mình mong muốn... (dẫn chứng)

- Hạnh phúc luôn có tính tương đối và thay đổi theo thời gian. Nên hành trình kiếm tìm hạnh phúc của con người thật gian nan.

3. Bài học nhận thức và hành động

- Luôn đặt ra giá trị hạnh phúc của bản thân phù hợp để từ đó cuộc sống được cân bằng

- Phê phán những người chỉ biết hạnh phúc cho riêng mình.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ

Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, ý kiến; Thân bài triển khai được các luận điểm, thể hiện cảm nhận về bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn “Vợ chồng A- Phủ” và nhân vật Mị trong đoạn trích.

* Phân tích nhân vật Mị qua đoạn trích:

- Thân phận con dâu gạt nợ và bối cảnh đêm tình mùa xuân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Hàn Thuyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF