Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp diễn ra, HOC247 muốn giới thiệu tài liệu ôn tập từ Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Phú. Tài liệu này bao gồm các đề thi kèm theo đáp án chi tiết, giúp các em rèn luyện và cải thiện kỹ năng làm bài trong môn Khoa học tự nhiên 7. Chúc các em học tập thành công và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Hãy tham khảo để có cơ hội ôn tập hiệu quả nhất.
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ |
ĐỀ THI HK2 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CTST NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
Đề số 1
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?
A. Vật liệu bị hút.
B. Vật liệu từ.
C. Vật liệu có điện tính.
D. Vật liệu bằng kim loại.
Câu 2: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?
A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 3: Chọn đáp án sai.
A. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường.
B. Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường.
C. Vùng nào các đường mạt sắt sắp xếp mau thì từ trường ở đó yếu.
D. Cả A và B đúng.
Câu 4: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi cực từ của nam châm điện?
A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây.
B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt.
C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt.
D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt.
Câu 5: Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm
A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
B. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi.
C. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh.
D. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh.
Câu 6: Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra
A. ngoài môi trường cạn.
B. ngoài môi trường nước.
C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.
D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.
Câu 7: Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là
A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.
C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.
D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.
Câu 8: Hình thức đẻ con không có ưu điểm nào dưới đây?
A. Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt.
B. Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục.
C. Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển.
D. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một lần sinh.
Câu 9: Trong trồng trọt, biện pháp thụ phấn nhân tạo giúp
A. tăng khả năng ra hoa và lá.
B. tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.
C. tăng khả năng mọc rễ và ra lá non.
D. tăng chiều cao của thân và kéo dài rễ.
Câu 10: Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn thức ăn dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?
A. Nhiệt độ.
B. Độ ẩm.
C. Thức ăn.
D. Khối lượng buồng trứng.
Câu 11: Ở thực vật, hormone kích thích sự nở hoa là
A. hormone auxin.
B. hormone cytokinin.
C. hormone etylen.
D. hormone florigen.
Câu 12: Trong chăn nuôi, để tăng hiệu quả thụ tinh và điều khiển số con sinh ra trong một lứa, người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Gây đột biến.
B. Nhân bản vô tính.
C. Thụ tinh nhân tạo.
D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 13: Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là
A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.
C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.
D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.
Câu 14: Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện nhờ
A. sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
B. sự phối hợp giữa các loại tế bào cấu tạo nên cơ thể.
C. sự phối hợp giữa các loại mô cấu tạo nên cơ thể.
D. sự phối hợp giữa các loại cơ quan cấu tạo nên cơ thể.
Câu 15: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
Câu 16: Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. giúp nhân giống nhanh và nhiều, tránh được sâu bệnh gây hại.
C. giúp tăng thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. Tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào yếu tố nào?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày quá trình hình thành và lớn lên của quả.
Câu 3:
a) (1 điểm) Hãy lấy ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống.
b) (1 điểm) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống nào chi phối? Giải thích.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. B |
2. D |
3. C |
4. A |
5. A |
6. C |
7. A |
8. D |
9. B |
10. C |
11. D |
12. C |
13. A |
14. A |
15. A |
16. D |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Tàu đệm từ hiện nay có thể đạt tới 600 km/h. tàu có thể đạt tới tốc độ trên một phần lớn nhờ vào đường ray và toa tàu được làm từ nam châm tạo nên lực nâng giúp giảm ma sát
Câu 2: (2 điểm)
- Sự hình thành quả: Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt.
- Sự lớn lên của quả: Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào, trải qua các giai đoạn biến đổi là quả xanh, quả ương, quả chín. Song song với sự tạo quả, cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy dần khô và rụng; một số loại quả sau khi chín vẫn có lá đài và cuống hoa còn sót lại.
Câu 3: (2 điểm)
a) Ví dụ chứng tỏ rằng một tế bào có thể đảm nhận chức năng của một cơ thể sống: Cơ thể đơn bào như trùng giày, amip chỉ cấu tạo từ một tế bào nhưng tế bào đó đảm bảo sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống như lớn lên, sinh sản.
b) Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là do hoạt động sống trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng chi phối.
- Giải thích: Suy dinh dưỡng là một dạng bệnh lí thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 0 – 5 tuổi, nguyên nhân chính là do quá trình trao đổi chất bị rối loạn, quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào và cơ thể diễn ra không đồng đều, làm ảnh hưởng đến sự lớn lên và phân chia của tế bào, khiến cho cơ thể sinh trưởng và phát triển không cân đối. Mặt khác, điều kiện về nguồn dinh dưỡng cung cấp cho trẻ bị thiếu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Đề số 2
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Một nam châm có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
Câu 2: Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ trùng nhau.
D. Cực Nam địa lí không trùng cực Nam địa từ.
Câu 3: Cho thanh nam châm có các từ cực như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B?
A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trên xuống dưới.
B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ dưới lên trên.
C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trên xuống dưới và tại B có chiều từ dưới lên trên.
D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ dưới lên trên và tại B có chiều từ trên xuống dưới.
Câu 4: Tại sao khi có dòng điện chạy qua cuộn dây thì đinh sắt lại hút được kẹp giấy?
A. Vì khi đó đinh sắt nóng lên và hút được kẹp giấy.
B. Vì khi đó đinh sắt bị nhiễm điện và hút được kẹp giấy.
C. Vì khi đó đinh sắt giống như nam châm.
D. Vì khi đó đinh sắt có dòng điện chạy qua và hút được kẹp giấy.
Câu 5: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm
A. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
B. duy trì sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
C. đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại lâu dài.
Câu 6: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ rễ của cây.
B. từ một phần của thân cây.
C. từ lá của cây.
D. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
Câu 7: Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở thực vật?
A. Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật hạt kín.
B. Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy.
C. Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.
D. Quả do đầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.
Câu 8: Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là
A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.
B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.
C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.
D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.
Câu 9: Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hòa sinh sản?
A. Yếu tố thức ăn.
B. Yếu tố hormone.
C. Yếu tố nhiệt độ.
D. Yếu tố độ ẩm.
Câu 10: Phương pháp thụ phấn nhân tạo được thực hiện theo cách nào sau đây?
A. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào hạt phấn của hoa đực.
B. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhụy của hoa cái.
C. Quét để lấy hạt phấn ở hoa đực rồi đưa hạt phấn vào nhị của hoa cái.
D. Quét để lấy noãn ở hoa cái rồi đưa noãn vào chỉ nhị của hoa đực.
Câu 11: Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất?
A. Thay đổi các yếu tố môi trường.
B. Sử dụng hormone.
C. Thụ tinh nhân tạo.
D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.
Câu 12: Đâu không phải là mục đích của việc điều khiển sinh sản ở động vật?
A. Điều khiển tuổi thọ.
B. Điều khiển thời điểm sinh sản.
C. Điều khiển giới tính.
D. Điều khiển số con.
Câu 13: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào sau đây?
A. Tế bào và mô.
B. Tế bào và cơ thể.
C. Mô và cơ quan.
D. Mô và cơ thể.
Câu 14: Cơ thể đơn bào
A. chỉ gồm một tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
B. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các thành phần cấu trúc của tế bào.
C. gồm nhiều tế bào và thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các tế bào.
D. chỉ gồm hai tế bào nhưng thực hiện được tất cả các hoạt động sống của một cơ thể nhờ sự phối hợp giữa các tế bào.
Câu 15: Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
Câu 16: Chúng ta cần phải bảo vệ những loài côn trùng có lợi không phải vì lí do nào sau đây?
A. Vì một số loài côn trùng giúp tăng tỉ lệ đậu hoa.
B. Vì một số loài côn trùng hỗ trợ thụ phấn tự nhiên cho hoa.
C. Vì một số loài côn trùng là thiên địch bảo vệ mùa màng trong nông nghiệp.
D. Vì một số loài côn trùng đem lại nguồn lợi ích kinh tế cho con người.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nguyên nhân nào sinh ra từ trường của Trái Đất?
Câu 2 (2 điểm): Kể tên một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng. Nêu vai trò của sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn.
Câu 3:
a) (1,5 điểm) Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động sống khác? Lấy 1 ví dụ minh họa.
b) (0,5 điểm) Theo em, chúng ta nên làm gì để cơ thể phát triển cân đối.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. C |
2. C |
3. A |
4. C |
5. C |
6. D |
7. D |
8. B |
9. B |
10. B |
11. C |
12. A |
13. B |
14. A |
15. D |
16. A |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ trường Trái Đất sinh ra từ lõi của nó và chuyển động quay của nó. Các kết quả thăm dò cho biết sắt và niken là các thành phần cấu tạo nên lõi của Trái Đất. Lõi của Trái Đất được chia thành hai phần: lõi bên trong ở thể rắn và lõi bên ngoài ở thể lỏng. Khi Trái Đất quay, hai phần của lõi chuyển động với tốc độ khác nhau. Đó là giả thuyết và nguyên nhân tạo ra từ trường Trái Đất.
Câu 2: (2 điểm)
- Một số vật nuôi có hình thức sinh sản hữu tính là đẻ con hoặc đẻ trứng:
+ Động vật đẻ con: chó, lợn, bò, mèo, trâu,…
+ Động vật đẻ trứng: vịt, gà, chim bồ câu, cá, ếch,…
- Vai trò sinh sản hữu tính đối với sinh vật và trong thực tiễn:
+ Duy trì sự phát triển số lượng liên tục của loài sinh sản hữu tính.
+ Tạo ra những cá thể mới đa dạng, kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ, thích nghi hơn trước điều kiện môi trường luôn thay đổi.
Câu 3: (2 điểm)
a) Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường thì việc cung cấp vật chất và năng lượng cho toàn bộ hệ thống các hoạt động sống trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khiến tất cả các hoạt động sống này đều bị rối loạn.
- Ví dụ: Thiếu nguồn dinh dưỡng, tế bào phân chia kém, cây sinh trưởng và phát triển chậm, sinh sản không đúng chu kì.
b) Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại trong đó trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại. Bởi vậy, để cơ thể phát triển cân đối cần:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí (đủ lượng và đủ chất, phù hợp cho từng lứa tuổi, trạng thái sinh lí,…).
- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức hằng ngày.
Đề số 2
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:
A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.
D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.
Câu 2. Từ trường không tồn tại ở đâu ?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.
Câu 3. Một kim nam châm đặt cân bằng trên trục quay tự do, khi đứng cân bằng thì hai đầu của nó luôn chỉ hướng nào của địa lí?
A. Bắc – Nam.
B. Đông – Tây.
C. Bắc – Nam xong lại chỉ Đông – Tây.
D. Đông – Tây xong lại chỉ Bắc – Nam.
Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào?
A. Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
A. sự chuyển hoá của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
Câu 6. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là
A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.
B. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.
C. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.
D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.
Câu 7. Sản phẩm của quang hợp là
A. ánh sáng, diệp lục.
B. oxygen, glucose.
C. nước, carbon dioxide.
D. glucose, nước.
Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá lần lượt là
A. qua da, qua hệ thống ống khí
B. qua mang, qua hệ thống ống khí
C. qua phổi, qua hệ thống ống khí
D. qua hệ thống ống khí, qua da
Câu 9. Cho các đặc điểm sau:
(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?
A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1),(4).
Câu 10. Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người:
A. nghiền nát – tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
B. tiếp nhận thức ăn – chuyển hóa dinh dưỡng– nghiền nát – đào thải.
C. chuyển hóa dinh dưỡng – tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – đào thải.
D. tiếp nhận thức ăn – nghiền nát – chuyển hóa dinh dưỡng – đào thải.
Câu 11. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại (hình bên). Đây là hiện tượng gì?
A. hiện tượng va chạm.
B. hiện tượng cảm ứng.
C. hiện tượng hóa học.
D. hiện tượng sinh học.
Câu 12. Sinh trưởng ở sinh vật là
A. sự tăng về khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
B. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
C. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể nhờ đó cơ thể lớn lên.
D. sự tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên.
Câu 13. Phát triển bao gồm
A. sinh trưởng, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng, phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
D. sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát triển hình thái cơ quan và cơ thể.
Câu 14: Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về
A. chiều dài.
B. chiều rộng.
C. khối lượng.
D. trọng lượng.
Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu
A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. vitamin A.
D. vitamin E.
Câu 16. Hình thức sinh sản nào sau đây là sinh sản vô tính?
A. Đẻ trứng.
B. Đẻ con.
C. Phân đôi cơ thể.
D. Đẻ trứng và đẻ con.
Câu 17. Phương pháp nhân giống cây trồng nào sau đây cho ra số cây giống nhanh, đồng loạt, số lượng lớn, giá thành rẻ?
A. Giâm cành.
B. Chiết cành.
C. Ghép cây.
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
Câu 18. Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm:
A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi.
C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 19. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình
A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành bào tử, bào tử phát triển thành cơ thể mới.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 20. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật gồm
A. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng.
B. ánh sáng, đặc điểm loài, nước, hormone sinh sản.
C. đặc điểm loài, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
D. ánh sáng, nhiệt độ, nước, chất dinh dưỡng
B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 21 (1,0 điểm). Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào?
Câu 22 (1,0 điểm). Nêu khái niệm về tập tính của sinh vật?
Câu 23 (0,5 điểm). Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.
Câu 24 (1,5 điểm). Sau khi học vế quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Mai băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điểu gì sẽ xảy ra, còn Khôi thì không biết tưới nước hợp lí cho cây trồng là như thế nào. Em hãy
giúp Mai và Khôi giải đáp các băn khoăn trên?
Câu 25 (1,0 điểm). Vụ trước, bà của Hoa trổng giống lúa mới, bà thấy giống lúa này cho năng suất cao, nấu cơm dẻo và thơm, vụ này bà muốn tiếp tục trổng giống lúa đó nên bà đi mua lúa giống. Hoa thắc mắc tại sao không lấy thóc nhà mình vừa thu hoạch để trồng tiếp vụ này. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho Hoa hiểu.
1.2 ĐÁP ÁN
Phần I: TNKQ (5,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đ/A |
C |
C |
A |
B |
D |
B |
B |
A |
A |
D |
B |
D |
C |
A |
B |
C |
D |
A |
C |
A |
Phần II: Tự luận: (5,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 21 (1,0 điểm) |
Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào : Khí oxygen phân giải pác phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời cũng tạo ra năng lượng ATP |
1,0 điểm |
Câu 22 (1,0 điểm) |
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. |
1,0 điểm |
Câu 23 (0,5 điểm) |
Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên vế chiều cao và cân nặng. Dấu hiệu phát triển: phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ)... |
0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 24 (1,5 điểm) |
- Giải thích băn khoăn của Khôi: Tưới nước hợp lí cho cây trông nghĩa là cần phải dựa vào nhu cầu nước của loài, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, đặc điểm của đất cũng như thời tiết để quyết định lượng nước và thời gian tưới nước cho cây. - Giải thích băn khoăn của Mai: Nếu thoát hơi nước ở lá không diên ra thì sự vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân sẽ bị chậm hoặc có thể ngừng lại; khí khổng không mở hoặc mở nhỏ nên CO2 không khuếch tán vào trong lá để cung cấp cho quang hợp, dẫn đến không đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dường cho hoạt động sóng cua tế bào. Bên cạnh đó, khi nhiệt độ môi trường cao, lá cây sẽ bị đốt nóng nếu không có sự thoát hơi nước. Nếu quá trình thoát hơi nước không diễn ra trong thời gian dài, sự sinh trưởng và phát triển của cây bị chậm lại, cây có thể chết. |
0,5 điểm 1,0 điểm |
Câu 25 (1,0 điểm) |
Lúa thu hoạch từ vụ trước có những hạt được tạo thành từ hạt phấn của những câỵ lúa ở ruộng khác, nếu dùng những hạt lúa đó làm gióng, thế hệ con sẽ mang những đặc điểm của cả cây bố, mẹ nên có thể chất lượng vànăng suất sẽ không được như trống từ lúa giống đi mua. |
1,0 điểm |
----------- HẾT -----------
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Phú. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề thi HK2 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hai Bà Trưng
- Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 7 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Tân Phú
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024201 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202475 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024181 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)