OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Duẫn

04/05/2024 253.76 KB 108 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2024/20240504/155238844325_20240504_163933.pdf?r=4325
ADMICRO/
Banner-Video

HOC247 trân trọng giới thiệu tài liệu ôn thi cho học sinh lớp 7, Bộ 3 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Duẫn, bao gồm cả đề và đáp án chi tiết, được lấy từ trường THCS Lê Duẫn. Đây là nguồn tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập và củng cố kỹ năng làm bài thi. Chúc các em học tập thành công!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LÊ DUẪN

ĐỀ THI HK2

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Đề số 1

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

A. Đông - Tây.

B. Tây - Bắc.

C. Đông - Nam.

D. Bắc - Nam.

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để xác định phương hướng địa lí?

A. Lực kế.

B. Máy bắn tốc độ.

C. Dao động kí.

D. La bàn.

Câu 3: Thí nghiệm của nhà khoa học Osterd gồm các dụng cụ nào?

A. Kim nam châm (ở trạng thái tự do) và dây dẫn có dòng điện chạy qua.

B. Kim nam châm (ở trạng thái tự do) và thanh nam châm.

C. Thanh nam châm, mạt sắt và tấm nhựa trong.

D. Thanh nam châm, dây treo và giá đỡ.

Câu 4: Từ trường của nam châm điện chỉ tồn tại trong thời gian nào?

A. Chỉ tồn tại trong thời gian dòng điện chạy trong ống dây.

B. Chỉ tồn tại trong thời gian sau khi ngắt dòng điện.

C. Chỉ tồn tại trong thời gian trước lúc đóng nguồn điện.

D. Cả B và C.

Câu 5: Sinh sản vô tính là

A. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

B. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.

C. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.

D. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.

Câu 6: Thủy tức sinh sản bằng hình thức

A. trinh sản.

B. phân đôi.

C. nảy chồi.

D. phân mảnh.

Câu 7: Bạn Lan tiến hành cắt một đoạn thân cây hoa hồng cắm vào trong cát ẩm. Sau 3 tuần, bạn Lan nhận thấy phần cắm xuống cát đã mọc ra rễ non. Trong trường hợp này, bạn Lan đã sử dụng phương pháp nhân giống nào sau đây?

A. Nuôi cấy mô.

B. Giâm cành.

C. Chiết cành.

D. Ghép cành.

Câu 8: Thụ phấn là quá trình

A. hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

B. túi phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy.

C. hạt phấn được chuyển từ noãn đến đầu nhụy.

D. hạt phấn được chuyển từ nhị đến vòi nhụy.

Câu 9: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở động vật?

A. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

B. Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Hình thành tinh trùng và trứng.

C. Hình thành tinh trùng và trứng → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới → Thụ tinh tạo thành hợp tử.

D. Hình thành tinh trùng và trứng → Thụ tinh tạo thành hợp tử → Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 10: Trong nhóm các động vật dưới đây, nhóm động vật nào đẻ con?

A. Cá mập, cá heo, thú mỏ vịt, chim cánh cụt, cá chép.

B. Cá mập, con lợn, con bọ ngựa, con ve sầu, con gà.

C. Cá heo, con lợn, con mèo, con chó, con hươu.

D. Thú mỏ vịt, con voi, con hổ, con hươu, con khỉ.

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây tham gia điều hòa sinh sản ở sinh vật?

A. Nhiệt độ.

B. Ánh sáng.

C. Nước.

D. Hormone.

Câu 12: Nhóm thực vật nào sau đây chỉ ra hoa sau khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông?

A. Lúa mì, bắp cải, lúa mạch, rau cải.

B. Lúa mì, ngô, khoai, sắn, rau cải.

C. Ngô, khoai, sắn, rau cải, lúa mạch.

D. Ngô, khoai, sắn, rau cải, bắp cải.

Câu 13: Cho các ví dụ sau: Ở thực vật, cà chua phải đủ 14 lá mới ra hoa, cây chuối thì một năm mới bắt đầu ra hoa; có những loài ra hoa, kết quả liên tục như cây đậu cô ve, đu đủ,… Các ví dụ trên chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến sinh sản ở thực vật?

A. Ánh sáng.

B. Nhiệt độ.

C. Độ tuổi sinh sản.

D. Hormone sinh sản.

Câu 14: Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường được thể hiện thông qua

A. các hoạt động sống.

B. sự trao đổi chất.

C. sự cảm ứng.

D. các phản xạ.

Câu 15: Phát biểu nào không đúng khi nói về sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật?

A. Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể là những biểu hiện cho thấy cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

B. Trong cơ thể đa bào, các mô, cơ quan, hệ cơ quan cùng phối hợp thực hiện tất cả các hoạt động sống của cơ thể.

C. Trong cơ thể đơn bào, các tế bào phân hóa thành mô, cơ quan khác nhau và tất cả các hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.

D. Trong cơ thể đa bào, hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

Câu 16: Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?

A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.

B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ thấp.

C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.

D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy so sánh nam châm điện và nam châm vĩnh cửu.

Câu 2 (2 điểm): Nêu các đặc điểm của hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Kể tên các bộ phận của một hoa lưỡng tính điển hình.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Giải thích vì sao sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật? Lấy 1 ví dụ minh họa.

b) (0,5 điểm) Giải thích vì sao điều kiện sống thay đổi đột ngột là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. D

2. D

3. A

4. A

5. A

6. C

7. B

8. A

9. D

10. C

11. D

12. A

13. C

14. A

15. C

16. D

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

So sánh

Nam châm điện

Nam châm vĩnh cửu

Cấu tạo

- Chế tạo gồm lõi sắt non đặt trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua.

- Nam châm có 2 cực bắc – nam.

- Chế tạo từ magnetite và tinh thể khoáng sắt ferit.

- Nam châm có 2 cực bắc – nam.

Từ tính

- Phải có dòng điện chạy qua mới có từ tính.

- Phụ thuộc vào số vòng dây quấn, cường độ dòng điện.

- Luôn có từ tính.

- Phụ thuộc vào hình dạng kích thước.

Câu 2: (2 điểm)

- Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một loại cơ quan sinh sản là đực (nhị) hoặc cái (nhụy).

- Đặc điểm của hoa lưỡng tính: Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

- Hoa lưỡng tính gồm có các bộ phận: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa (gồm bao phấn và chỉ nhị), nhuỵ hoa (gồm đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn).

Câu 3: (2 điểm)

a) Sinh sản vô tính có vai trò quan trọng trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật vì bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một hoặc nhiều bản sao di truyền giống hệt nhau. Từ đó, duy trì được các đặc điểm của sinh vật.

- Ví dụ: Muốn tạo ra số lượng lớn cây phong lan có cùng đặc tính quý từ một cây ban đầu khi cần sử dụng hình thức sinh sản vô tính.

b) Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết vì: Sinh sản vô tính sẽ tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Do đó, khi điều kiện sống thay đổi đột ngột, chúng sẽ có phản ứng giống nhau trước thay đổi đó, dẫn đến chết hàng loạt nếu thay đổi vượt quá ngưỡng chịu đựng.

Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.

B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng

A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.

B. những đường thẳng song song với 2 cực ở hai bên.

C. những đường zic zắc nối từ cực Bắc sang cực Nam.

D. những đường thẳng song song nối từ cực Bắc sang cực Nam.

Câu 3: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:

A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.

D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.

Câu 4: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:

A. Máy phát điện.

B. Làm các la bàn.

C. Rơle điện từ.

D. Bàn ủi điện.

Câu 5: Sinh sản là quá trình

A. tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển kế tục của loài.

B. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của loài.

C. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tồn tại vĩnh viễn của loài.

D. tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự tiến hóa của loài.

Câu 6: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con phát triển và rơi xuống đất rồi trở thành cây lá bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là

A. sinh sản sinh dưỡng.

B. nảy chồi.

C. phân đôi.

D. sinh sản bằng bào tử.

Câu 7: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, đâu không phải ví dụ về sinh sản vô tính?

A. Sinh sản bằng bào tử của rêu.

B. Sinh sản bằng thân rễ ở cây rau má.

C. Sinh sản bằng củ ở gừng.

D. Sinh sản bằng hạt ở cây lúa.

Câu 8: Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn mà

A. hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

B. hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa.

C. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác trên cùng một cây.

D. hạt phấn từ nhị của hoa này tới đầu nhụy của hoa khác giữa các loài khác nhau.

Câu 9: Nhóm nào sau đây chỉ gồm hoa lưỡng tính?

A. Hoa cải, hoa bưởi, hoa cam.

B. Hoa mướp, hoa bí, hoa ngô.

C. Hoa cải, hoa bí, hoa ngô.

D. Hoa mướp, hoa bí, hoa cam.

Câu 10: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa?

A. Nhị là cơ quan sinh ra yếu tố đực của hoa.

B. Nhụy là cơ quan sinh ra yếu tố cái của hoa.

C. Dựa vào số cánh hoa, hoa được phân loại thành hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Người ta thường kí hiệu 2 cực của một thanh nam châm thật và một nam châm được vẽ như nào?

Bài 2 (2 điểm): Sinh sản hữu tính là gì? Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật.

Bài 3:

a) (1,5 điểm) Nêu 3 ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi.

b) (0,5 điểm) Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong việc sinh đẻ ở người?

HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. D

3. B

4. C

5. A

6. A

7. D

8. A

9. A

10. C

11. C

12. C

13. A

14. C

15. B

16. B

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (2 điểm)

- Nam châm thật thường có 2 cực kí hiệu là chữ N (cực bắc) và chữ S (cực nam) hoặc tô màu đỏ là cực bắc, tô màu xanh là cực nam.

- Nam châm trong hình vẽ thường được kí hiệu 2 cực là kí hiệu chữ S và chữ N hoặc một cực gạch chéo là cực bắc, cực không gạch chéo là cực nam.

Bài 2: (2 điểm)

- Sinh sản hữu tính là sự sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.

- Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau là:

+ Hình thành tinh trùng và hình thành trứng.

+ Thụ tinh tạo thành hợp tử.

+ Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.

Bài 3: (2 điểm)

a) Một số ví dụ về sử dụng các hormone nhân tạo điều khiển sinh sản ở cây trồng, vật nuôi:

- Sử dụng các hormone nhân tạo kích thích ra rễ và chồi trong nuôi cấy mô ở phong lan giúp tạo ra số lượng cây con lớn.

- Sử dụng các hormone để làm cho một số cây như nho, cam, dưa hấu ra quả không hạt.

- Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 - metyltestosterol (một loại hormone testosterone tổng hợp) kèm theo vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

b) Thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh ở người, giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh có thể có con.

Đề số 3

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

Câu 1. Có hiện tượng gì xảy ra khi đặt hai cực khác tên của hai nam châm lại gần nhau?

A. Hai cực khác tên thì hút nhau.

B. Hai cực khác tên thì đẩy nhau.

C. Hai cực khác tên thì vừa hút vừa đẩy.

D. Không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 2. Vị trí nào trên thanh nam châm thì mạt sắt bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.

B. Chỉ ở đầu cực bắc của thanh nam châm.

C. Chỉ ở đầu cực nam của thanh nam châm.

D. Ở cả hai đầu cực bắc và cực nam trên thanh nam châm.

Câu 3. La bàn đặt ở đâu có khả năng định hướng tốt nhất?

A. Vùng cực

B. Vĩ độ Bắc

C. Xích đạo

D. Vĩ độ Nam

Câu 4. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là:

A. Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hóa vật chất xảy ra ở bên trong tế bào.

B. Chuyển hóa vạt chất bao gồm hai quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra bên trong tế bào.

C. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.

D. Cả A và B.

Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có ý nghĩa như thế nào với sinh vật?

A. Giúp cơ thể biến đổi các chất.

B. Duy trì sự sống của sinh vật.

C. Duy trì sự trao đổi năng lượng.

D. Giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống,tồn tại và phát triển.

Câu 6. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường.

B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường.

C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường.

Câu 7. Ở thực vật các chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu:

A. trong mạch rây,theo chiều từ rễ lên lá cây.

B. trong mạch gỗ,theo chiều từ lá xuống rễ.

C. trong mạch rây,theo chiều từ lá xuống rễ.

D. Trong cả mạch gỗ và mạch rây.

Câu 8. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. chất hữu cơ và chất khoáng.

B. nước và chất khoáng.

C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng.

D. chất hữu cơ và nước.

Câu 9. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây:

A. mùa hè, nhiệt độ cao, độẩm trung bình

B. mùa thu, nhiệt độ cao, độẩm trung bình

C. mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp

D. mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao

Câu 10. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là:

A. nước và khí carbon dioxide.

B. nước và khí oxygen

C. chất hữu cơ và khí oxygen.

D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Phần II: Tự luận: (6 điểm)

Câu 17 (1,0 đ) Hãy hoàn thành sơ đồ quang hợp của cây xanh?

Câu 18. (1,0 đ) (VDC). Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó?

Câu 19. (1,0đ). Nêu vai trò của tập tính đối với động vật.

Câu 20. (1,0đ) (TH): Con người vận dụng hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của động vật để tăng năng suất vật nuôi như thế nào? Cho ví dụ?

Câu 21. (2,0đ) (VD): Trình bày các ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn?

………(1)………….+……..(2)……. ………(3)………….+……..(4)…

ĐÁP ÁN

Phần I: Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)

1A

2D

3C

4A

5C

6D

7C

8B

9B

10A

11B

12B

13A

14A

15B

16C

Phần II: Tự luận: (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17.

(1,0 đ)

1.Nước

2. Cacbonic

3.Tinh bột

4.Khí oxi

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 18.

(1,0 đ)

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả vào bể một số cành rong và cây thủy sinh vì: Trong quá trình quang hợp cây rong và cây thủy sinh đã nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể → Nước trong bể cá giàu khí oxygen hơn → Tạo điều kiện cho cá cảnh hô hấp.

1

Câu 19.

(1,0đ)

Vai trò của tập tính đối với động vật:

- Hình thành tập tính tốt cho vật nuôi: ăn, ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ, nghe hiệu lệnh đến ăn

- Giúp ứng dụng vào các công việc trong sản xuất của con người như: đánh bắt, huấn luyện động vật

0,5

0,5

Câu 20.

(1,0 đ)

+Điều hòa sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi bằng cách sử dụng các loại vitamin, khoáng chất kích thích sự trao đổi chất, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.

+ Điều khiển yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng,…) để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.

+ Dựa vào hiểu biết về chu kì sinh trưởng và phát triển của các loài sâu để tìm ra biện pháp tiêu diệt sâu bọ gây hại cây trồng.

- Ví dụ:

+ Bổ sung thức ăn tăng trọng hợp lí cho vật nuôi để vật nuôi có được trọng lượng tối đa và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

+ Thực hiện các biện pháp giữ ấm chuồng trại cho trâu bò vào mùa đông để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của trâu bò.

+ Điều hoà ánh sáng bằng cách bật bóng đèn điện cho gà để tăng năng suất gà đẻ trứng hoặc cho gà nghe nhạc để tăng năng suất gà đẻ trứng.

+ Dựa vào vòng đời của rầy nâu hại lúa, con người đã dự đoán được ngày rầy nâu đẻ trứng để đưa ra thời điểm phun thuốc phòng trừ rầy nâu hiệu quả và triệt để.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 21. (2,0 đ)

Một số ứng dụng sinh sản hữu tính trong thưc tiễn :

Thực vật: Lai tạo và chọn lọc những giống lúa ( DT17, DT24, DT25,…), ngô cho năng suất cao

Động vật: Lai tạo và chọn lọc tạo những giống bò cho sữa với chất lượng tốt, lợn cho tỉ lệ nạc cao (lai lợn thuần chủng Đại Bạch và giống lợn Ỉ Việt Nam tạo ra giổng Ỉ - Đại Bạch lớn nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tỉ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế

1,0

1,0

-----------   HẾT  -----------

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Duẫn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF