Mời các em cùng tham khảo Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoàng Diệu đã được Hoc247 biên soạn dưới đây. Tài liệu giới thiệu đến các em các dạng đề thi học kì 2 phong phú và đa dạng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU |
ĐỀ THI HK2 MÔN: GDCD 7 CD NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
Đề số 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 Điểm).
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng.
Câu 1: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể là biểu hiện của hành vi bạo lực
A. tinh thần.
B. thể chất.
C. thể lực.
D. thân thể.
Câu 2: Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?
A. Không cho bạn ngồi gần chép bài.
B. Chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn.
C. Bình phẩm thiếu tôn trọng về người khác.
D. Chụp hình ảnh của bạn lưu làm kỉ niệm.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?
A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tệ nạn xã hội?
A.Không tham gia chơi game, cá độ điện tử.
B. Tránh xa các bạn hút thuốc lá, không bị dụ dỗ, lôi kéo.
C. Từ chối tham gia đánh bạc và cá độ.
D. Thường xuyên sử dụng chất kích thích gây nghiện.
Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tác hại của tệ nạn xã hội?
A. Làm rối loạn trật tự xã hộ.
B. Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS.
C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Câu 6: Biểu hiện nào của tệ nạn xã hội gây hậu quả đối với bản thân?
A.Bạn A đi chơi quá giờ nên bố mẹ tìm kiếm khắp nơi.
B. Bạn H nhận thuốc lá và hút khi bạn bè mời hút cùng.
C. Bạn C đi xe ngược chiều gây ùn tắc giao thông.
D. Bạn B thích đua xe và gây tai nạn cho người khác.
Câu 7: Hành vi nào sau đây pháp luật không quy định về tệ nạn xã hội?
A.Tổ chức cho người nghiện ma túy không phải đi cai nghiện.
B. Tổ chức mô giới mại dâm, buôn bán người.
C. Trẻ em không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc.
D. Tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện và ma túy.
Câu 8: Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chòng chống tệ nạn xã hội bằng
A.hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức.
B. những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi
C. việc nghiêm cấm các hoạt động trái phép.
D. thái độ khoan dung độ lượng đối với trẻ em.
Câu 9: Cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?
A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động.
B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú.
C. Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và tạo công ăn việc làm.
D. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm.
Câu 10. Nội dung biểu hiện quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình là
A. thân ai người đó lo, không bận tâm đến người khác.
B. đợi đến khi nào giàu có mới giúp.
C. mặc kệ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
D. thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
Câu 11. Hành vi nào sau đây thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Anh P cho rằng mọi việc trong gia đình phải do mình anh quyết định.
B. Bạn B thường trốn việc trông em để đi đá bóng.
C. Chị H luôn quan tâm đến con, tôn trọng ý kiến của con.
D. Anh C cho con nhiều tiền nhưng ít quan tâm đến con.
Câu 12. Trong các câu tục ngữ sau đây, câu nào thể hiện về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A.Có công mài sắt có ngày nên kim.
B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
C. Đói cho sạch, rách cho thơm.
D. Thuận vợ, thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm): Trong một cuộc trao đổi, có ý kiến cho rằng, bạo lực học đường chỉ gây tổn hại tới người bị bạo lực. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Câu 2 (3,0 điểm): Cách đây mấy hôm T bị N và các bạn của N chặn đánh trên đường đi học về vì cho rằng T đã “coi thường” và không chào N. Tuy bị đánh nhưng T không dám kể sự việc với ai và luôn lo lắng sợ hãi.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của N và các bạn của N. Hậu quả của các hành vi trên.
b. Nêu những cách T có thể làm để thoát khỏi bạo lực học đường và lí giải vì sao?
Câu 3 (3,0 điểm): Em hãy đọc câu tục ngữ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Chị ngã em nâng”
Em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình được thể hiện như thế nào?
---------Hết---------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I/ TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
C |
D |
B |
C |
D |
A |
B |
C |
D |
C |
D |
* Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
II. TỰ LUẬN (7.0điểm)
STT |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 (1 đ) |
* Em không đồng ý với ý kiến trên. - Vì người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần, bị lệch lạc nhân cách - Phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. |
0.5
0.25 0.25 |
Câu 2 (3 đ) |
a. Nhận xét được hành vi của bạn: - Học sinh nhận xét được hành vi - Học sinh phân tích được hậu quả của hành vi |
1.0 0.5 |
b. Cách mà T có thể làm để hạn chế bạo lực học đường....(kể ra). Giải thích: - Đưa ra được tối thiểu 2 việc làm được - Giải thích được 2 việc làm đã nêu. |
0.5 1.0 |
|
Câu 3 (3 đ) |
* Ý nghĩa: - Chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. - Khi một người gặp phải khó khăn, người còn lại sẽ không ngại giúp đỡ, bảo vệ. * Quyền và nghĩa vụ của anh chị em trong gia đình: - Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. - Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. * Nội dung: thể hiện những việc thực hiện tốt và chưa tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân và các bạn trong gia đình |
0.5 0.5 0.5
0.5
1.0 |
Đề số 2
PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Câu 1: Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Đánh đạp con cái thậm tệ.
B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.
C. Phê bình học sinh trên lớp.
D. Phân biệt đối sử giữa các con.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường?
A. Quan tâm, giúp đỡ.
B. Hành hạ.
C. Đánh đập.
D. Xúc phạm danh dự.
Câu 3. Đâu không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai.
B. Đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
C. Có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
D. Giúp con người có một cơ thể khỏe mạnh.
Câu 4:Một trong những nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả là:
A. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
C. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu nhập.
D. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu .
Câu 5: Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm quy chế.
B. Vi phạm đạo đức.
D. Tệ nạn xã hội.
Câu 6: Phương án nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Sống giản dị, lành mạnh.
B. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái.
C. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
D. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 7: Em sẽ làm gì nếu biết về một hành vi có liên quan đến tệ nạn xã hội ở khu dân cư, ở trường hoặc ở lớp ?
A. Làm ngơ, coi như không biết.
C. Phản ánh cho bố mẹ, thầy cô hoặc báo công an.
B. Tham gia cùng những hoạt động
D. Bao che, không tố giác những hành vi đó.
Câu 8: Trong một lần đi dạo trên đường, bạn A bị một đối tượng lạ mặt rủ hút ma túy. Bạn liền đồng ý với suy nghĩ rất đơn giản: “Mình cứ thử một lần cho biết chắc cũng không sao!”. Nguyên nhân nào khiến bạn A sa vào tệ nạn xã hội?
A. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống
C. Do ảnh hưởng của môi trường xã hội tiêu cực.
B. Ham chơi, thích hưởng thụ .
D. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.
Câu 9: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?
A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
C. Luật lao động.
B. Luật Trẻ em.
D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Câu 10: Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” khuyên chúng ta điều gì?
A. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
B. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng?
A. Yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.
B. Chung thủy với chế độ một vợ, một chồng.
C. Mặc định mọi công việc trong nhà phải là của người vợ.
D. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà?
A. Yêu thương, kính trọng ông bà.
B. Cảm thấy khó chịu khi sống chung với ông bà.
C. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
D. Mời ông bà những món ăn ngon.
PHẦN II - TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm) N và M là đôi bạn thân ngồi cùng bàn nhưng gần đây M luôn tỏ vẻ khó chịu với N vì lí do N không cho M chép bài khi làm kiểm tra. M chẳng những lên mạng xã hội đặt điều nói xấu N mà vào lớp còn rủ các bạn không chơi với N.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của bạn M?
b. Em hãy nêu tác hại của bạo lực học đường đối với học sinh?
Câu 2 (2 điểm): Nghe một số thanh niên kể về ma túy đá, T tò mò và quyết định dùng thử để xem cảm giác thế nào. Sau nhiều lần sử dụng, T trở nên gầy gò, dáng đi xiêu vẹo, khả năng tập trung suy giảm và thường xuyên xuất hiện ảo giác, liên tục có những hành vi kích động, la hét và có lần, T đã cầm hung khí tấn công mọi người xung quanh.
a. Theo em, hành vi của bạn T là đúng hay sai? Vì sao?
b. Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong phòng việc chống các tệ nạn xã hội?
Câu 3 ( 3 điểm): Anh H hiện đang là giám đốc của một công ty lớn. Do có trình độ và chuyên môn tốt nên anh được đồng nghiệp rất kính nể. Trong gia đình, anh sống chung với vợ con và mẹ ruột. Mẹ của anh nay đã cao tuổi, mắc nhiều bệnh và bị lẫn. Vì không muốn cho mọi người đến chơi gặp gỡ, tiếp xúc với mẹ nên anh đã làm một cái phòng nhỏ ở dưới bếp để mẹ tiện sinh hoạt, ăn uống tại đấy.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh H?
b. Trong trường hợp trên, nếu em là anh H, em có cư xử với mẹ như vậy không hay em sẽ làm gì?
c. Con cái cần có trách nhiệm, nghĩa vụ như thế nào đối với ba mẹ?
---------Hết---------
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
D |
B |
D |
B |
C |
A |
A |
D |
C |
B |
Đề số 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (6.0 điểm)
Hãy chọn chữ cái đứng trước câu trả lời ở mỗi câu mà em cho là đúng nhất:
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện bạo lực học đường?
A. Mượn đồ dùng học tập của bạn nhưng quên trả.
B. Véo tai, giật tóc bạn khi không hài lòng.
C. Nhắn tin, gọi điện mượn tiền của người khác.
D. Rủ rê, lôi kéo bạn trốn tiết.
Câu 2. “Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”. Nội dung trên được qui định trong bộ luật nào?
A. Bộ luật dân sự.
B. Bộ luật hình sự.
C. Pháp lệnh hành chính.
D. Bộ luật lao động.
Câu 3. Quản lí tiền giúp chúng ta
A. chủ động chi tiêu hợp lí.
B. tốn kém thời gian quản lí .
C. có tiền tiêu xài thoải mái.
D. có tiền chơi game.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Đầu tư cho tương lai.
B. Rèn luyện tiết kiệm.
C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
D. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
Câu 5. Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện đức tính
A. chăm chỉ.
B. siêng năng.
C. tiết kiệm.
D. khoan dung.
Câu 6. Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của gia đình?
A. Gia đình là tế bào của xã hội.
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu.
C. Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho cá nhân.
D. Gia đình là cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 7. Những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật được gọi là gì?
A. huyết thống.
B. người thân.
C. gia đình.
D. tình yêu.
Câu 8. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?
A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là tác hại của bạo lực học đường?
A. Sự sợ hãi của nạn nhân.
B. Sự ám ảnh của nạn nhân.
C. Sự nổi loạn của nạn nhân.
D. Sự trầm cảm của nạn nhân.
Câu 10. Nguyên nhân khách quan nào góp phần gây ra bạo lực học đường?
A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
B. Bản thân thiếu hụt kĩ năng sống.
C. Sự háo thắng của bản thân.
D. Thiếu sự quan tâm của gia đình.
Câu 11. Ba mẹ bạn A luôn ép buộc con phải học theo những thứ mà ba mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Ba mẹ vi phạm hành chính.
B. Ba mẹ chưa quan tâm đến con cái.
C. Ba mẹ vi phạm pháp luật.
D. Ba mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
Câu 12. Những tệ nạn xã hội nào sau đây được coi là con đường ngắn nhất làm lây lan HIV/AIDS?
A. Ma túy và mại dâm.
B. Hút và nghiện thuốc lá.
C. Mê tín dị đoan.
D. Cờ bạc, rượu chè.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (4.0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Liệt kê các giải pháp quản lý tiền hiệu quả mà em đã thực hiện?
Câu 2. (3,0 điểm) Tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia?
Hỏi:
a.Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?
---------Hết---------
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
C |
D |
C |
C |
C |
D |
D |
A |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 7 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hoàng Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024152 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024163 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)