Để hỗ trợ các em học sinh lớp 7 chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp tới, HOC247 muốn giới thiệu tài liệu ôn tập từ Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Nguyễn Cao Thắng. Tài liệu này bao gồm cả đề thi và đáp án chi tiết, giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài trong môn Công nghệ 7. Chúc các em học tập thành công và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Hãy tham khảo để có cơ hội ôn tập hiệu quả nhất.
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN |
ĐỀ THI HK2 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 CTST NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
Đề số 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,00 điểm )
Chọn ý trả lời đúng (A, B, C, D) trong các câu dưới đây:
Câu 1. Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp sức kéo.
B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất chăn, áo lông vũ.
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì.
D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày da.
Câu 2. Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo?
A. Trâu. B. Bò. C. Lợn. D. Ngựa.
Câu 3. Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường?
A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi.
B. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ.
C. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.
D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn.
Câu 4. Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi?
A. Giúp con vật sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Giúp con vật nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
C. Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
D. Kéo dài thời gian nuôi.
Câu 5. Vì sao cần cho gia súc non bú sữa đầu càng sớm càng tốt?
A. Sữa đầu có chứa nhiều nước giúp cho con non khỏi bị khát nước.
B. Sữa đầu có chứa chất kháng sinh giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
C. Sữa đầu có chứa chất kháng thể giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
D. Sữa đầu chứa nhiều chất đạm giúp cho cơ thể con non chống lại bệnh tật.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?
A. Tiêm phòng đầy đủ.
B. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
C. Cho con vật ăn thật nhiều để càng béo càng tốt.
D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.
Câu 7. Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc non?
A. Cho vật nuôi bú sữa đầu.
B. Tập cho con vật biết cày kéo.
C. Tập ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
D. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
Câu 8. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân cơ học?
A. Tia phóng xạ.
B. Chấn thương.
C. Thuốc trừ sâu .
D. Vi rút.
Câu 9. Nguyên nhân gây bệnh nào sau đây cho vật nuôi thuộc tác nhân lí học?
A. Chấn thương.
B. Tia phóng xạ .
C. Thuốc trừ sâu.
D. Vi rút.
Câu 10. Nguyên nhân nào gây bệnh ở vật nuôi?
A. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
B. Động vật có sức đề kháng thấp
C. Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là
A. nước ngọt
B. nước mặn
C. nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn
D. nước lợ và nước mặn
Câu 12. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người?
A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.
C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.
D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
Câu 13. Loại động vật nào sau đây không phải là động vật thủy sản?
A. Rắn.
B. Tôm.
C. Cua đồng.
D. Ốc.
Câu 14. Loại cá nào dưới đây là cá da trơn?
A. Cá tra
B. Cá chép
C. Cá chẽm
D. Cá trắm cỏ
Câu 15. Trong các loài cá sau đây, cá nào có vảy cứng sáng bóng?
A. Cá tra
B. Cá rô phi
C. Cá chẽm
D. Cá chép
Câu 16. Nuôi trồng thủy sản không có vai trò gì?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp lương thực cho con người
C. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
D. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
Câu 17. Quy trình cải tạo ao nuôi tiến hành theo mấy bước?
A. 2 B. 4
C. 6 D. 7
Câu 18. Có mấy loại thức ăn cho cá?
A. 1 B. 3
C. 2 D. 4
Câu 19. Bước đầu tiên của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là
A. chuẩn bị ao nuôi
B. thả cá giống
C. chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
D. thu hoạch
Câu 20. Bước cuối của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là
A. thu hoạch
B. chuẩn bị ao nuôi
C. thả cá giống
D. chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
Câu 21. Lập kế hoạch, tính toán nuôi cá rô phi trong ao bao gồm mấy bước?
A. 3 B. 1
C. 2 D. 4
Câu 22. Bước đầu tiên khi lập kế hoạch, tính toán nuôi cá rô phi trong ao là:
A. Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc B. Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ
C. Tính toán chi phí D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23. Bước thứ ba khi lập kế hoạch, tính toán nuôi cá rô phi trong ao là:
A. Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ B. Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc
C. Tính toán chi phí D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24. Tại sao phải cải tạo ao nuôi?
A. Hạn chế mầm bệnh
B. Hạn chế đại dịch
C. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá phát triển
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 25. Sinh vật nào thường được nuôi ghép trong các hệ thống nuôi cá lồng trên biển?
A. Tôm sú
B. Hàu
C. Rong biển
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26. Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra để xuất khẩu?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 27. Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?
A. Ruốc cá hồi.
B. Xúc xích.
C. Cá thu đóng hộp.
D. Tôm nõn.
Câu 28. Dầu cá được sản xuất từ nguyên liệu nào?
A. Mỡ cá, gan cá
B. Xương cá
C. Thịt cá
D. Da cá
PHẦN II TỰ LUẬN ( 3,00 điểm )
Câu 29.( 2,00 điểm ) Quan sát Hình 12.5, cho biết vì sao các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau?
Câu 30. ( 1,00 điểm) Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu? Cần xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng này
--------------------------------HẾT-------------------------------
IV. Đáp án và biểu điểm
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,00 điểm)
Chọn ý trả lời đúng (A, B, C, D) trong các câu dưới đây: Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
C |
C |
D |
D |
C |
C |
B |
B |
B |
D |
D |
A |
A |
A |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
B |
B |
C |
C |
A |
A |
A |
B |
C |
D |
D |
C |
B |
A |
PHẦN II. TỰ LUẬN(3,00 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
29 (2,,00) |
-Vì các loại các này có tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn. - Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có. - Chống chịu tốt với điều kiện môi trường.
|
1,00
0,50 0,50
|
30 (1,00) |
- Nguyên nhân cá nổi đầu: + Ao nuôi thiếu oxy + Cá bị nhiễm khí độc - Cách xử lí: + Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước. + Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ. + Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc...
|
0,50
0,50 |
Đề số 2
PHẦN I-TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đâu không phải vai trò của chăn nuôi?
A. Cung cấp sức kéo C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bánh mì
B. Cung cấp nguyên liệu sản xuất áo lông vũ D. Cung cấp nguyên liệu sản xuất giày da
Câu 2: Đâu là ngành nghề chính trong chăn nuôi?
A. Nghề chăn nuôi C. Nghề chọn tạo giống vật nuôi
B. Nghề thú y D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc non?
A. Cho vật nuôi bú sữa đầu. C. Tập ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
B. Tập cho con vật biết cày kéo. D. Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh.
Câu 4: Chất lượng vật nuôi đực giống sẽ tác động trực tiếp đến khía cạnh nào?
A. Số lượng và chất lượng đàn con sinh ra C. Chất lượng sữa
B. Chất lượng thịt D. Chất lượng trứng
Câu 5: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh?
A. Lớn nhanh, đẻ nhiều C. Mệt mỏi, ủ rũ
B. Ăn khỏe, ngủ khỏe D. Nhanh nhẹn, hoạt bát.
Câu 6: Tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi?
A. Vi sinh vật C. Tác nhân hóa học
B. Tác nhân lí học D. Tác nhân cơ học
Câu 7: Hành động nào dưới đây của người chăn nuôi là đúng khi phát hiện vậy nuôi bị ốm?
A. Báo cho cán bộ thú y C. Tự mua thuốc về chữa trị
B. Giết mổ D. Bán ngay
Câu 8: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?
A. Bệnh giun đũa C. Bệnh ghẻ
B. Bệnh cúm gia cầm D. Bệnh viêm khớp
Câu 9: Thế nào là một chuồng nuôi hợp vệ sinh?
A. Có điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, …) phù hợp C. Có mái lợp bằng tôn
B. Có sàn bằng bê tông D. Có tường bao quanh
Câu 10: Nuôi trồng thủy sản không có vai trò gì?
A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu
C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi
D. Cung cấp lương thực cho con người
Câu 11: Môi trường đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là :
A. Nước ngọt C. Nước mặn
B. Nước lợ và nước mặn D. Nước ngọt, nước lợ, nước mặn
Câu 12 : Cá nào sâu đây thuộc loài da trơn?
A. Cá rô phi |
C. Cá tra |
B. Cá chép |
D. Cá chim |
Câu 13: Thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản có chứa:
A. Đạm C. Cả A và B đều đúng
B. Acid béo omega – 3 D. Cả A và B đều sai
Câu 14: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?
A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều. C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều.
B. 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều. D. 9 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.
Câu 15: Sắp xếp thứ tự các bước của hoạt động cải tạo ao nuôi
1. Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày
2. Làm cạn nước trong ao
3. Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm
4. Làm vệ sinh xung quanh ao, lấp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn
5. Bón vôi
6. Vét bớt bùn đáy ao
A. 1 - 4 - 3 - 5 - 2 – 6 C. 2 – 4 – 6 – 5 – 1 - 3
B. 1 - 2 - 6 - 5 - 3 – 4 D. 5 - 4 - 1 - 6 - 2 - 3
Câu 16: Tại sao phải cải tạo ao nuôi?
A. Hạn chế mầm bệnh C. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá phát triển
B. Hạn chế địch hạị D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Có mấy hình thức thu hoạch cá?
A. 1 C. 3
B. 2 D. 4
Câu 18: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?
A. Cho lượng thức ăn ít
B. Cho lượng thức ăn nhiều
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 19: Thứ tự đúng của các bước trong quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là?
A. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
B. Thả cá giống → Chuẩn bị ao nuôi → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch
C. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch
D. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch
Câu 20: Thức ăn tự nhiên của cá mè trắng là gì?
A. Ốc C. Thực vật phù du
B. Cây thủy sinh D. Mùn bã hữu cơ
PHẦN II-TỰ LUÂN (5 điểm)
Câu 21: Hãy nêu vai trò của nuôi trồng thuỷ sản? Hãy kể tên một số sản phẩm của ngành thuỷ sản mà em biêt ?
Câu 22 : Em hãy trình bày cách quản lý thức ăn cho cá sau khi thả?Em có lưu ý gì khi cho cá ăn trong những ngày thời tiết xấu?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Công nghệ 7
I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Mỗi đáp án chọn đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
C |
A |
A |
B |
A |
D |
B |
C |
C |
C |
C |
D |
B |
C |
D |
C |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 21 (2,0 điểm) |
*.Vai trò của nuôi trồng thuỷ sản - Cung cấp thực phẩmcho con người - Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu- Cung cấp sức kéo. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành dược mỹ phẩm - Tạo việc làm - Làm thức ăn cho chăn nuôi -..... * Một số sản phẩm của ngành thuỷ sản HS tự kể ít nhất 3 sản phẩm |
1, đ
1 đ |
Câu 22 (3,0 điểm)
|
* Cách quản lý thức ăn cho cá sau khi thả + Loại thức ăn Thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Tuỳ vào giai đoạn phát triển và tập tính ăn chọn thức ăn phù hợp + Lượng thức ăn Khoảng 3-5% khối lượng cá trong ao + Cách cho ăn 2 lần/ ngày Rải đều thức ăn trong ao hay cho ăn vào địa điểm cố định * Lưu ý Cần giảm lượng thức ăn vì những ngày này nước ao bẩn, cá giảm ăn
|
2 đ
1 đ |
Đề số 3
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,00 điểm )
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Cá tra sống ở môi trường nào?
A. Nước ngọt
B. Nước mặn
C. Nước nợ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Thủy sản nào sau đây không sống trong môi trường nước lợ?
A. Cá chẽm
B. Tôm sú
C. Cá chép
D. Tôm thẻ chân trắng
Câu 3. Loài nào sau đây thuộc loại da trơn?
A. Cá tra
B. Cá rô phi
C. Cá chẽm
D. Cá chép
Câu 4. Tôm sú có đặc điểm:
A. Vỏ mỏng
B. Sống trong môi trường nước ngọt
C. Lưng xen kẽ màu xanh và vàng
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5. Cá rô phi sống ở môi trường nào?
A. Nước ngọt
B. Nước mặn
C. Nước nợ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Thủy sản nào sau đây không sống trong môi trường nước mặn?
A. Cá chẽm
B. Tôm sú
C. Cá chép
D. Tôm thẻ chân trắng
Câu 7. Loài nào sau đây không thuộc loại có vảy?
A. Cá tra
B. Cá rô phi
C. Cá chẽm
D. Cá chép
Câu 8. Tôm thẻ chân trắng có đặc điểm:
A. Vỏ mỏng
B. Sống trong môi trường nước ngọt
C. Lưng xen kẽ màu xanh và vàng
D. Cả A và B đều đúng
Câu 9. Quy trình nuôi cá trong ao nước ngọt có mấy bước?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Bước 2 của quy trình nuôi cá nước ngọt là:
A. Chuẩn bị ao nuôi
B. Thả cá giống
C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả
D. Thu hoạch
Câu 11. Bước 4 của quy trình nuôi cá nước ngọt là:
A. Chuẩn bị ao nuôi
B. Thả cá giống
C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả
D. Thu hoạch
Câu 12. Quản lí thức ăn thuộc bước nào trong quy trình nuôi cá ao nước ngọt?
A. Chuẩn bị ao nuôi
B. Thả cá giống
C. Chăm sóc, quản lí cá sau thả
D. Thu hoạch
Câu 13. Chuẩn bị ao nuôi làm làm công việc gì?
A. Thiết kế ao
B. Cải tạo ao
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 14. Thông thường người ta thiết kế ao với độ sâu bao nhiêu?
A. 1m
B. 2m
C. 3m
D. 1,5 – 2 m
Câu 15. Người ta thả cá vào vụ nào?
A. Vụ xuân
B. Vụ thu
C. Cả A và B đều đúng
D. Vụ đông
Câu 16. Có mấy loại thức ăn cho cá
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Có hình thức thu hoạch cá nào?
A. Thu tỉa
B. Thu toàn bộ
C. Thu tỉa, thu toàn bộ
D. Đáp án khác
Câu 18. Người ta cho cá ăn mấy lần trên ngày?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19. Khối lượng thức ăn chiếm bao nhiêu phần trăm so với khối với cá trong ao?
A. < 3%
B. 3 – 5%
C. 2%
D. 6%
Câu 20. Mật độ thả cá phụ thuộc vào?
A. Hệ thống nuôi
B. Trình độ quản lí
C. Điều kiện chăm sóc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21. Ao nuôi thủy sản gồm có mấy đặc tính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22. Yếu tố hóa học nào của nước trong ao nuôi quan trọng nhất?
A. Oxygen hòa tan
B. pH
C. BOD
D. Kim loại nặng
Câu 23. Ở thủy sản có yếu tố gây bệnh nào?
A. Mầm bệnh
B. Môi trường
C. Sức đề kháng của vật chủ
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24. Trong môi trường thủy sản cần hạn chế:
A. Kháng sinh
B. Hóa chất
C. Kháng sinh, hóa chất
D. Đáp án khác
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Theo em, khi nào thì thu tỉa? Giải thích?
Câu 2 (2 điểm). Biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 7 HỌC KÌ 2 CÁNH DIỀU
TRẮC NGHIỆM
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
A |
C |
A |
C |
D |
C |
A |
A |
D |
B |
D |
C |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
Câu 17 |
Câu 18 |
Câu 19 |
Câu 20 |
Câu 21 |
Câu 22 |
Câu 23 |
Câu 24 |
C |
D |
C |
B |
C |
B |
B |
D |
C |
A |
D |
C |
TỰ LUẬN
Câu 1.
- Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch
- Giải thích: nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp.
Câu 2.
Biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp gồm:
- Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản
- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh
- Quản lí môi trường nuôi
- Trị bệnh
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Công nghệ 7 Cánh diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Nguyễn Cao Thắng. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề thi HK2 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hai Bà Trưng
- Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 7 Cánh Diều năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thăng Long
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề thi minh họa môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024149 -
Đề thi minh họa môn Tin học tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/202462 -
Đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT năm 2025
22/10/2024157 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)