OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Đại Hành

29/10/2023 425.19 KB 47 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231029/546067039430_20231029_223247.pdf?r=3915
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập kiến thức trọng tâm và rèn luyện kĩ năng giải đề chuẩn bị cho kì thi giữa Học kì 1 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Đại Hành, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THCS LÊ ĐẠI HÀNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

I- TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng (Từ câu 1-8) rồi ghi vào giấy làm bài.

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?

A- Tán thành việc gì có lợi cho mình.          

B- Đồng tình, ủng hộ việc làm và ý kiến đúng.

C- Thấy ý kiến nào được nhiều người ủng hộ thì tán thành.

D- Không tham gia ý kiến vào những việc không liên quan đến mình.

Câu 2: Thế nào là liêm khiết?

A- Liêm khiết là sống giản dị, không cầu kì kiểu cách.

B- Liêm khiết là sống tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí.

C- Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi.

D- Liêm khiết là sống vì mọi người, luôn quan tâm đến người khác.

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện tôn trọng người khác?

A- Giữ yên lặng trong cuộc họp.

B- Tự cho là mình hơn mọi người.

C- Nhận xét, bình phẩm người khác khi không có mặt họ.

D- Xì xào bàn tán khi người khác đang phát biểu ý kiến.

Câu 4: Câu ca dao: “Người sao một hẹn lại nên.

Người sao chín hẹn lại quên cả mười” Thể hiện hành vi nào sau đây:

A- Giữ chữ tín.      B-Giản dị.             C- Liêm khiết.            D- Tôn trọng người khác.

Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về học hỏi các dân tộc khác?

A- Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng để nước khác học hỏi.

B- Tiếp thu tất cả những gì mới lạ của nước khác là học hỏi văn hóa của dân tộc đó.

C- Chỉ những nước có nhiều công trình văn hóa lớn mới đáng để ta học hỏi.

D- Một dân tộc còn lạc hậu cũng có bản sắc riêng về văn hóa đáng để ta học tập.

Câu 6: Hành vi nào sau đây là không tôn trọng người khác?

A- Nhận xét khuyết điểm của bạn cùng lớp.

B- Chăm chú nhìn người đối diện nói chuyện.

C- Thì thầm với bạn bên cạnh khi đang chơi cùng một nhóm bạn.

D- Mãi làm việc, không biết bạn đi qua nên không chào.

Câu 7:  Câu ca dao: “Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thuộc hành vi:

A- Tôn trọng lẽ phải.                                  B- Tôn trọng người khác.

C- Tôn trọng các dân tộc khác.                  D- Cả 3 phương án trên.

Câu 8: Câu nào dưới đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh:

A- Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.

B- Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.

C- Chỉ có học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.

D- Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.

Câu 9: (1đ) Hãy ghép 1 ô ở cột (I) với 1 ô ở cột (II) sao cho đúng.

CỘT I

CỘT II

A- Không nói chuyện riêng trong giờ học.

1- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

B- Tự lo liệu cuộc sống của mình, không trông chờ vào người khác.

2- Tôn trọng người khác.

C- Tìm hiểu phong tục, tập quán của nước khác.

3- Giữ chữ tín.

D- Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

4- Tự lập

E- Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác.

 

II- TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 1: Thế nào là tôn trọng người khác? Ý nghĩa của tôn trọng người khác? Nêu 4 biểu hiện thể hiện sự tôn trọng người khác (hoặc không tôn trọng người khác) (2đ)

Câu 2: Có ý kiến cho rằng trong một tập thể, cách xử sự khôn ngoan là tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình và luôn tán thành làm theo ý kiến của đa số. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? (2đ)

Câu 3: Lên lớp 8, Quang cho rằng mình đã lớn, có thể tự lập được nên nhiều việc cậu tự quyết định, không hỏi ý kiến bố mẹ. Có lần Quang đi chơi xa với nhiều nhóm bạn cả ngày mà không xin phép bố mẹ.

Theo em, việc làm của Quang có phải là tính tự lập không? Vì sao? (1đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I- TRẮC NGHIỆMChọn đúng mỗi câu 0,5đ

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý ĐÚNG

B

C

A

A

D

C

B

D

 Câu 9: Ghép đúng mỗi ý 0,25đ.  A-2; B-4; C-1; D-3

II- TỰ LUẬN: (5đ)

NỘI DUNG TRẢ LỜI

ĐIỂM

- Câu 1: (2đ) HS trình bày được các nội dung sau:

Tôn trọng người khác là:

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người

Ý nghĩa:

- Có tôn trọng người khác thì mới được người khác tôn trọng mình.

-Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp

* Ví dụ: 4 biểu hiện

- Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

- Lắng nghe ý kiến của người khác.

- Cảm thông chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.

- Không bật nhạc to khi đêm khuya...

 (Lưu ý: HS có thể nêu ví dụ khác nhưng đúng với yêu cầu của đề)

- Câu 2: (2đ) HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được các ý sau:

- Không tán thành quan điểm trên

- Giải thích:

+ Đó không phải là cách xử sự khôn ngoan mà là thụ động và ích kỉ, chỉ lo cho bản thân mình.

+ Trong một tập thể mọi người phải quan tâm, chăm lo đến công việc chung và như vậy mới biết được đúng, sai và có suy nghĩ hành động đúng.

+ Những người luôn làm theo đa số là những người quen thói dựa dẫm, ba phải, thiếu bản lĩnh. Trong thực tế, không phải bao giờ đa số cũng là đúng

- Câu 3: (1đ) HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được các ý sau:

- Việc làm của Quang không phải là tính tự lập.

- Quang mới lớp 8, nên cha mẹ có trách nhiệm quản lý, giáo dục Quang.

-Quang làm gì, đi đâu cũng phải xin phép và được sự đồng ý của cha mẹ.  -Quang cần tự lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

 (Lưu ý HS có thể có cách ứng xử khác nhưng đúng với yêu cầu của đề)

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

 

 

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

2. Đề thi số 2

I- TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng (Từ câu 1-8) rồi ghi vào giấy làm bài.

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải?

A- Chỉ làm những việc mà mình thích.

B- Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình.

C- Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tập, làm việc.

D- Khi thấy mọi người tranh luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là là biểu hiện của tính liêm khiết?

A- Lợi dụng chức vụ để thu lợi cho bản thân.

B- Chỉ dùng tài sản của tập thể, còn của mình thì cất đi.

C- Dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích của mình.

D- Chỉ hưởng những gì do công sức lao động mình làm ra, không lấy người khác.

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng người khác?

A- Đổ lỗi cho người khác.              B- Cười đùa ầm ĩ khi đi dự hoặc gặp đám tang.

C- Bắt nạt kẻ yếu hơn mình.            D- Thông cảm, chia sẻ với người gặp điều bất hạnh.

Câu 4:  Câu ca dao: “Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê” thể hiện đức tính gì?

A- Liêm khiết.      B- Giữ chữ tín.     C- Khiêm tốn.                 D- Giản dị.

Câu 5: Câu nào dưới đây là đúng về khả năng sáng tạo của học sinh

A- Học sinh học lực yếu không thể có khả năng sáng tạo.

B- Học sinh học lực trung bình không thể có khả năng sáng tạo.

C- Chỉ có học sinh có học lực khá, giỏi mới có khả năng sáng tạo.

D- Mọi học sinh đều có khả năng sáng tạo.

Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về giữ chữ tín?

A- Chỉ giữ lời hứa khi có điều kiện thực hiện.

B- Chỉ cần đảm bảo chất lượng tốt nhất đối với những hợp đồng quan trọng.

C- Coi trọng lời hứa trong mọi trường hợp.

D- Có thể giữ lời hứa với khách hàng nhỏ để giữ được khách hàng lớn.

Câu 7: Câu ca dao: “Khó mà biết lẽ biết lời.

Biết ăn biết ở, hơn người giàu sang” thuộc hành vi:

A. Liêm khiết.                         B. Tôn trọng người khác.       

C. Lễ độ.                                 D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 8: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây:

A- Chạy theo mốt thời trang của nước ngoài.

B- Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

C- Chỉ dùng hàng ngoại, không thích dùng hàng của Việt Nam.

D- Có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người nước ngoài.

Câu 9: Hãy ghép 1 ô ở cột (I) với 1 ô ở cột (II) sao cho đúng.

CỘT I

CỘT II

A- Không tham ô, không nhận hối lộ.

1- Tôn trọng người khác.

B- Đã hứa với ai, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn.

2- .Liêm khiết

C- Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc làm sai trái.

3- Giữ chữ tín.

D- Sản phẩm luôn đảm bảo yêu cầu về chất lượng.

4- Tôn trọng lẽ phải.

E-. Giúp bạn cai nghiện ma túy.

 

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I- TRẮC NGHIỆMChọn đúng mỗi câu 0,5đ

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

Ý ĐÚNG

C

D

D

B

D

C

B

B

-Câu 9: Ghép đúng mỗi ý 0,25đ. A-2; B-1; C- 4; D-3.

II- TỰ LUẬN: (5đ)

NỘI DUNG TRẢ LỜI

ĐIỂM

- Câu 1: (2đ) HS trình bày được các ý sau:

 Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau

Ý nghĩa:

- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

- Giúp mọi người đoàn kết, dễ dàng hợp tác.

*Ví dụ: 4 biểu hiện

- Mượn truyện của ban trả đúng hẹn.

- Đã hứa giúp bạn thì phải thực hiện ngay.

- Sản xuất hàng hóa phải đảm bảo chất lượng.

- Thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng.

(Lưu ý: HS có thể nêu ví dụ khác nhưng đúng yêu cầu của đề)

- Câu 2: (2đ)

a- Nhận xét: Hành vi của Nga là không giữ chữ tín.

- Vì lí do đưa ra là không chính đáng, làm giảm lòng tin của Nga đối với các bạn và cô giáo.

b- Em khuyên Nga: Đã hứa thì phải khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Nên xin lỗi cô giáo và các bạn, Nếu có lần sau thì phải giữ đúng lời hứa, không được làm như vậy nữa.

 (HS Có thể có cách ứng xử khác nhưng đúng với yêu cầu của đề)

- Câu 3: (1đ) HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được các ý sau:

- Việc làm của Quang không phải là tính tự lập.

- Quang mới lớp 8, nên cha mẹ có trách nhiệm quản lý, giáo dục Quang.

-Quang làm gì, đi đâu cũng phải xin phép và được sự đồng ý của cha mẹ. 

-Quang cần tự lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

 (HS có thể có cách lí giải khác nhưng đúng với yêu cầu của đề)

 

0,5đ

 

 

0,5đ

 

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

 

 

0,5đ

0,5đ

 

0,5đ

 

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

3. Đề thi số 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tôn trọng lẽ phải?

A. Luôn bảo vệ ý kiến của mình. 

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.                      

C. Luôn tán thành và làm theo số đông.                

D. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng làm bằng được.    

Câu 2. Lẽ phải là gì?

A. Lẽ phải là những điều được nhiều người làm theo.                

B. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn.               

C. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.            

D. Là làm việc tốt, có lợi cho bản thân.    

Câu 3. Mai thấy có một người đàn ông hay đứng ở cổng trường lúc tan học. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ đi cùng. Theo em, Mai nên làm gì?

A. Không cần quan tâm vì ông ta không liên quan đến Mai.

B. Đi theo dõi xem ông ta làm gì.

C. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.   

D. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó. 

Câu 4. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói về tôn trọng lẽ phải?

A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.                            

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.          

D. Vàng thật không sợ lửa.

Câu 5. Để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?

A. Luôn tán thành và làm theo số đông.

B. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.  

C. Tranh luận với những người không cùng quan điểm với mình.                    

D. Việc không liên quan đến mình thì không quan tâm.

Câu 6. Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?

A. Thắng dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.         

B. Thảo làm vỡ lọ hoa nhưng nói với mẹ là con mèo làm vỡ.

C. Thấy bạn Nam gian lận trong kiểm tra, Phương đã báo cáo với thầy giáo.

D. Hiếu tố cáo với công an việc một người lạ mặt móc túi khách hàng trong quán ăn.

Câu 7. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển là ý nghĩa của đức tính nào?

A. Chăm chỉ.

B. Tự tin.                    

C. Đoàn kết.

D. Tôn trọng lẽ phải. 

Câu 8. Liêm khiết là?

A. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.         

B. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, nhưng biết nghĩ đến lợi ích bản thân.   

C. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.             

D. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.    

Câu 9. Ý nghĩa của sống liêm khiết?

A. Góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

B. Làm cho con người được nhiều người quý mến, tôn trọng. 

C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội, góp phần làm xã hội trong sạch.

Câu 10. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

A. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải...                    

B. Đoàn kết, hợp tác, xây dựng tình bạn cùng có lợi…

C. Trung thực, siêng năng kiên trì, sống xa hoa, hiện đại, hưởng thụ thành quả bản thân….

D. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng nhưng vẫn phải nghĩ đến lợi ích bản thân.

Câu 11. Anh Hùng là nhân viên tại ngân hàng. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, anh phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 20 triệu đồng. Anh Hùng đã trả lại cho khách hàng. Anh Hùng là người như thế nào?

A. Tự chủ.

B. Liêm khiết.

C. Tiết kiệm.

D. Sáng tạo.

Câu 12. Câu tục ngữ không thể hiện tính liêm khiết là?

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.        

B. Áo rách cốt cách người thương.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 13. Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?

A. Dùng tiền Nhà nước để làm việc riêng. 

B. Không tham ô, không nhận hối lộ.

C. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

D. Làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn.

Câu 14. Hùng đang học lớp 8, trong một lần ra ngoài Hùng vô tình bắt gặp Hưng, bạn cùng lớp đang lấy trộm đồ của một nhà trong xóm. Bị phát hiện, Hưng đã dọa nếu Hùng nới với người khác thì sẽ bị ăn đòn. Hùng nên làm gì?

A. Đề nghị Hưng trả lại đồ và xin lỗi người hàng xóm. Nếu Hưng không nghe, em sẽ báo với người lớn để can thiệp.

B. Nghe lời Hưng, không kể với ai.

C. Đánh lại Hưng và bỏ chạy để Hưng không tìm được.

D. Đòi Hưng chia tiền cho nếu không sẽ báo người khác biết.

Câu 15. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật là?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

C. Tôn sự trọng đạo.

D. Muốn tròn thì phải có khuôn.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 16, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

D

A

B

B

D

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

A

B

D

A

A

D

A

Câu 17: Trả lời đúng mỗi ý được 0,25 điểm.

- Quy tắc xử sự chung.

Nhà nước ban hành.

Biện pháp giáo dục.

Cưỡng chế.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

 

Không đồng ý 

Vì việc làm của Hoa không có ý gì xấu mà chỉ muốn giúp Vinh sửa chữa khuyết điểm để cùng tiến bộ…

Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, nhân phẩm và lợi ích của người khác 

2 điểm

 

1,0

 

1,0

2

- Phẩm chất đạo đức Giữ chữ tín.

- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

- Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm.

- Bản thân: Làm tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn.

3 điểm

2,0

1,0

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 8 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Lê Đại Hành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF