OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bàn về chữ hiếu trong cuộc sống hiện nay

02/04/2021 1.01 MB 1091 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210402/419056226648_20210402_151303.pdf?r=8270
ADMICRO/
Banner-Video

Nhằm giúp các em hiểu hơn về vai trò của chữ hiếu trong cuộc sống hiện nay Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bàn về chữ hiếu trong cuộc sống hiện nay. Chúc các em sẽ có được những bài văn thật hay! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về giá trị của bản thân.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Nêu vấn đề cần bàn luận:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

- Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiếu thảo của con người Việt Nam.

b. Thân bài:

* Hiếu thảo là gì?

- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ.

- Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả.

* Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?

- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ

- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.

- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.

- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tổ tiên

* Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

- Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta

- Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội

- Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người

- Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng

- Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn

- Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo

- Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình.

* Cần làm gì để có được lòng hiếu thảo?

- Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ

- Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già

- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại

- Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo.

* Phê phán những người không hiếu thảo: Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

c. Kết bài:

- Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ.

- Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về chữ hiếu trong cuộc sống hiện nay.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Lòng hiếu thảo vốn là vấn đề quen thuộc mà chúng ta thường xuyên đề cập đến, nhất là trong giáo dục học đường. Hai chữ “hiếu thảo” bắt nguồn từ triết học Nho giáo, ám chỉ một đức tính của con cái phải biết trân trọng, tôn trọng và yêu thương cha mẹ, ông bà tổ tiên của mình. Trong văn hóa Á Đông, lòng hiếu thảo là một đức tính quan trọng, có ý nghĩa không chỉ trong đạo đức mà còn là văn hóa sống của con người. Ở Việt Nam, lòng hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức đặc trưng của dân tộc, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” có tính truyền thống ngàn năm.

Lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ được biểu hiện thông qua sự chăm sóc, yêu thương, kính mến, biết ơn cha mẹ khi còn sống và thờ phụng, hương khói cho cha mẹ khi họ đã mất. Lòng hiếu thảo không chỉ với riêng cha mẹ ruột thịt mà là dành cho tất cả những người có công lao nuôi dưỡng, chăm sóc… con cái, thậm chí là cả tổ tiên, dòng họ và các thể hệ trước có công lao giúp cuộc sống của thế hệ sau tốt đẹp hơn. Nhờ có lòng hiếu thảo mà con người trong xã hội trở nên gắn kết với nhau hơn.

Vậy khái niệm về lòng hiếu thảo được hiểu như thế nào là đúng nhất? Lòng hiếu thảo cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nôm na nó có nghĩa tôn trọng, và đó cũng chính là những kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên, những người thân của mình. Không những thế thì hiếu thảo cũng lại còn là hành động yêu thương, còn là hành động chăm sóc, cũng như phụng dưỡng ông bà, cha mẹ của mỗi người khi già yếu hay đó là sự thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo được các bậc Nho gia ngày xưa vô cùng coi trọng, và là trung tâm của nho học thời trước.

Thực tế cũng cho thấy được rằng biểu hiện lòng hiếu thảo được thể hiện cũng ở rất nhiều phương diện khác nhau. Trên thực tế thì lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, nó cũng chẳng phải biểu hiện ở những tình cảm nói riêng mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể của con cháu đối với các bậc bề trên. Chứ không phải đắn đo và nói yêu thương suông.

Trong cuộc sống thực tế, hiếu thảo cũng không hề khó thực hiện, nó thể hiện ngay trong những hành động nhỏ nhất của mỗi người. Trước khi đi học phải thưa gửi, khi về nhà phải chào hỏi, ăn cơm phải mời bề trên, giúp mẹ làm những công việc lặt vặt vừa sức, cố gắng chăm chỉ học hành… đều là xuất phát điểm của lòng hiếu thảo. Trong chúng ta, bao nhiêu người làm được?

Lòng hiếu thảo khi nâng lên tầm vĩ mô, nó chính là lòng biết ơn tổ tiên, thế hệ đi trước đã gây dựng lên cục diện xã hội tốt đẹp ngày hôm nay. Biết bao đời vua Hùng dựng nước, giữ nước. Các thế hệ cha anh thời chống Pháp, chống Mĩ giành lại độc lập. Ngày nay, có được hòa bình, tự do, chúng ta không quên khắc ghi lòng biết ơn đối với thế hệ trước.

Trong cuộc sống cũng có thể dễ dàng nhận thấy được chính người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, kính trọng cha mẹ. Ta như nhìn thấy ở họ là những người luôn biết vâng lời và đồng thời cũng chính họ đã làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an nhiên hơn bao giờ hết. Với những người hiếu thảo họ lại luôn luôn biết sống đúng chuẩn mực, và luôn biết mà để thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành của họ, đối với họ đây không chỉ là trách nhiệm mà còn chính là một niềm vui. Cha mẹ đã khó nhọc nuôi chúng ta lên người để lúc già yếu thì sao chúng ta có thể làm ngơ được cơ chứ. Lòng hiếu thảo có thể có được ở mọi thời điểm khi chúng ta nhoe thì hãy luôn biết hiếu thuận cũng như nghe lời những bậc bề trên.Còn khi họ về già thì cũng hãy biết yêu thương họ, phụng dưỡng họ, cho đến lúc mất đi thì ta lại lòng thành thờ cúng.

Thật đáng buồn biết bao nhiêu khi cũng ngay chính trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì ta cũng lại có thể cảm nhận thấy được rằng có những kẻ lại biến lòng hiếu thảo là hành vi thật tồi. Đó là những hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ của chính họ, nhưng bên ngoài thì lại cứ tự đắc luôn luôn tốt với cha mẹ để được người ngoài nhìn thấy mà cảm phục. Có biết bao vụ việc đáng buồn như con giết cha, đuổi bố mẹ ra khỏi nhà hay tống vào trại dưỡng lão. Biết bao giọt nước măt thật chạnh lòng của các bậc làm cha làm mẹ cứ rơi khi nhớ lại thuở nhỏ con còn bé, họ đã cưng chiều và hết lòng vì con. Nhưng đến khi trưởng thành lại quay lưng lại với họ, những người già ở trong viện dưỡng lão cứ ngày ngày nhớ và hi vọng con cái có thể đón về phụng dưỡng. Dẫu trong thâm tâm họ biết các con sẽ chẳng bao giờ để họ trở về, bởi họ như gánh nặng của các con.

Tóm lại, lòng hiếu thảo là đức tính quý báu của con người, đặc biệt là với người Việt Nam. Chúng ta, thế hệ trẻ hôm nay hãy giữ gìn, phát huy và thực hiện nghiêm túc đạo lí ấy để con cháu chúng ta nhiều thế hệ sau được tự hào hơn nữa về truyền thống đạo đức dân tộc.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Từ ngàn năm qua, phẩm chất quý báu ấy là sợi chỉ kết nối tình cảm gia đình và dân tộc tạo nên một lối sống nghĩa tình, đằm thắm của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.

Lòng hiếu thảo có nghĩa tôn trọng, kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời. Hiếu thảo vốn là trung tâm trong hệ thống đạo đức của Nho giáo.

Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất quý giá của mỗi con người. Trong quan niệm ở mọi thời đại, chữ "hiếu" luôn là một trong những phạm trù quan trọng về mặt đạo đức của con người. Khi hiếu thảo, con người đã thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là nhờ vào hành trình mang nặng đẻ đau "chín tháng mười ngày" đầy vất vả của mẹ, chúng ta khôn lớn, trưởng thành nhờ những giọt mồ hôi cùng sự hi sinh lớn lao, vĩ đại của mẹ cha. Xuyên suốt quá trình đó, những người con luôn được bao bọc, bảo vệ, che trở bởi tấm lòng yêu thương vô hạn của các bậc sinh thành. Thấu hiểu những mất mát, gian truân đó, con cháu cần luôn luôn lễ phép, kính trọng và chăm sóc bố mẹ, ông bà với lòng biết ơn vô hạn.

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng. Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chẳng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

Mỗi người dù là ai dù ở đâu thì lòng hiếu thảo luôn có trong tim. Con người đôi khi mãi chạy theo cuộc sống vật chất dường như quên nghĩ đến cha mẹ. Nhưng khi gặp những khó khăn thất bại khi bị cuộc đời vùi dập thì nơi góc trời xa yêu dấu bỗng ta thấy nhớ và yêu bố mẹ nhiều hơn. Ngày xưa ấy mẹ đã nắm tay con đi trên con đường bé nhỏ này. Con nũng nịu bên mẹ đòi mua cho được cái kẹo cái bánh. Thế mà hôm nay tất cả còn đâu. Ngày xưa ấy bố bế con đi chơi con đã hát cho bố nghe bài hát về cả gia đình mình. Thế mà hôm nay bố đã rời xa con mãi mãi. Có những người con khi nhận ra mình vô cùng yêu thương bố mẹ thì đã quá muộn. Thế nên ngay từ khi còn có thể chúng ta hãy thể hiện lòng hiếu thảo với bố mẹ đừng để ngày mai khi bố mẹ đã ra đi.

Con có thể quên cha mẹ chứ cha mẹ không bao giờ bỏ rơi con dù con còn nhỏ hay đã trưởng thành. Bố mẹ dành cho con tình yêu thương cao cả. Con vẫn là đứa con bé bỏng của bố mẹ dù con có phạm lỗi lầm. Con có thể là một đứa con bất hiếu không biết nghĩ đến bố mẹ nhưng con nhận ra rằng dường như bố mẹ vẫn thương con. Những người con bất hiếu đã từng coi thường bố mẹ bỏ rơi bố mẹ lúc về già thật đáng xấu hổ.

Thực tế ta có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, cũng như vô lễ. Và lớn hơn, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc hoặc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự ta như thấy được đó cũng chính là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

Đừng đợi bao giờ có điều kiện hay có một địa vị vững chắc trong xã hội thì mới báo đáp công ơn của bố mẹ. Ngay từ bây giờ bạn cũng có thể thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ bằng những cử chỉ ân cần, một lời hỏi han, những tin nhắn và lo lắng cho bố mẹ khi ốm đau. Lòng hiếu thảo không giúp bạn giàu có về vật chất nhưng thực sự cần thiết và nó cũng được xem là một phần giá trị cốt lõi trong việc hình thành nhân cách của một con người.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF