OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Bài tập về nguyên tử, nguyên tố Hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Bắc Sơn

22/06/2020 731.43 KB 2166 lượt xem 10 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200622/801996422316_20200622_150453.pdf?r=6681
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo Bài tập về nguyên tử, nguyên tố Hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Bắc Sơn do Học247 tổng hợp và biên soạn dưới đây. Tài liệu gồm các dạng bài tập tự luận đa dạng. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập.

 

 
 

Bài tập về nguyên tử, nguyên tố Hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Bắc Sơn

1. Nguyên tử (NT):

- Hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, tạo nên các chất.

Cấu tạo: + Hạt nhân mang điện tích (+)(Gồm: Proton(p) mang điện tích (+) và nơtron không mang điện ). Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

+ Vỏ nguyên tử chứa 1 hay nhiều electron (e) mang điện tích (-). Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp theo lớp (thứ tự  sắp xếp (e) tối đa trong từng lớp từ trong ra ngoài

STT của lớp :    1        2        3        …

Số e tối đa :      2e      8e      18e    …

Trong nguyên tử:

- Số p = số e = số điện tích hạt nhân =  số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Quan hệ giữa số p và số n :    p  < n  < 1,5p   ( đúng với 83 nguyên tố )

- Khối lượng tương đối của 1 nguyên tử ( nguyên tử khối )

NTK = số n +  số p

- Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử ( tính theo gam )

+ m = m e + mp  + mn

+ m≈ m  1ĐVC ≈ 1.67.10- 24  g,

+ m≈ 9.11.10 -28 g

Nguyên tử có thể lên kết được với nhau nhờ e lớp ngoài cùng.

2. Nguyên tố hóa học (NTHH):

là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.

- Số p là số đặc trưng của một NTHH.

- Mỗi NTHH được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái. Chữ cái đầu viết dưới dạng in hoa chữ cái thứ hai là chữ thường. Đó là KHHH

- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử  tính bằng ĐVC. Mỗi nguyên tố có một NTK riêng

NTK = (Khối lượng của một nguyên tử) : (Khối lượng 1 đvC) 

(1ĐVC = 1/12 KL của NT(C) (MC = 1.9926.10- 23  g) = 1/12.1.9926.10- 23  g= 1.66.10- 24 g)

Bài tập vận dụng:

1. Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1.9926.10- 23 g. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Natri. Biết NTK Na = 23.     

2.NTK của nguyên tử  C bằng 3/4 NTK của nguyên tử O, NTK của nguyên tử  O bằng 1/2 NTK S. Tính khối lượng của nguyên tử O.     

3. Biết rằng 4 nguyên tử Mage nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Xác định tên,KHHH của nguyên tố X.        

4. Nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử oxi .

a. nguyên tử Y nhẹ hơn nguyên tử Magie 0,5 lần .

b. nguyên tử Z nặng hơn nguyên tử Natri là 17 đvc .

Hãy tính nguyên tử  khối của X,Y, Z .tên nguyên tố, kí hiệu hoá học của nguyên tố đó ?

5. Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định M là nguyên tố nào?

6. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% .Tính số hạt mỗi loaị .Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử .

7. Nguyên tử sắt có 26p, 30n, 26e

a.Tính khối lượng nguyên tử sắt

b.Tính khối lượng e trong 1Kg sắt

8. Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.

a. Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X.

b. Vẽ sơ đồ nguyên tử X.

c. Hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố X.

9. Một nguyên tử X có tổng số hạt e, p, n là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Tìm tên nguyên tử X. Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử X và ion được tạo ra từ nguyên tử X

10.Tìm tên nguyên tử Y có tổng số hạt trong nguyên tử là 13. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử.

11. Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. Xác định nguyên tử X thuộc nguyên tố nào ? vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X ?

12.Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40 . Hỏi  Z thuộc nguyên tố hoá học nào. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tử Z ? Cho biết Z là gì ( kim loại hay  phi kim ? ) 

Hướng dẫn giải  :            

Đề bài →   2p + n = 58  → n = 58 – 2p   ( 1 )

Mặt khác :  p <  n < 1,5p     ( 2 )

→ p < 58  – 2p < 1,5p        

giải ra được 16,5 <  p <  19,3    ( p : nguyên )

Vậy p có thể nhận các giá trị : 17,18,19

P

          17      18      19

N

          24      22      20

NTK = n + p

          41      40      39

 Vậy nguyên tử Z thuộc nguyên tố Kali (K)

13.Tìm 2 nguyên tố A, B trong các trường hợp sau đây :

a. Biết A, B đứng kế tiếp trong một chu kỳ của bảng tuần hoàn và có tổng số điện tích hạt nhân là 25.

b. A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp và cùng một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân là 32.

14. Trong 1 tập hợp các phân tử đồng sunfat (CuSO4) có khối lượng 160000 đvC. Cho biết tập hợp đó có bao nhiêu nguyên tử mỗi loại.

3. Sự tạo thành ion 

Để đạt cấu trúc bão hòa ( 8e ở  lớp ngoài cùng hoặc 2e đối với H ) thì các nguyên tử có thể nhường hoặc nhận thêm electron tạo ra những phần mang điện - gọi là ion

* Kim loại và Hiđro : nhường e để tạo ion dương ( cation)

M  –  ne   →  Mn+   (Ca    –  2e   →  Ca2+ )

* Các phi kim nhận e để tạo ion  âm (anion)

X  + ne  →  X n-   ( Cl  +  1e →  Cl1-  )

Bài tập vận dụng:

1. Hợp chất X được tạo thành từ cation Mvà anion Y2- . Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong M+ là 11 còn tổng số electron trong Y2- là 50. Xác định CTPT của hợp chất X và gọi tên? ứng dụng của chất này trong nông nghiệp. Biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng phân nhóm trong 2 chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn các ng.tố.

Hướng dẫn giải :

Đặt CTTQ của hợp chất  X  là M2Y

Giả sử ion  M+ gồm 2 nguyên tố A, B  : 

→  ion  M+  dạng :   AxBy+  có : 

x  +  y = 5                    ( 1 )

x.pA  +  y.pB  = 11            ( 2)

Giả sử ion  Y 2- gồm 2 nguyên tố R, Q : 

→  ion  Y2-  dạng :   R xQy2-  có :    

x’ + y’ = 5                   (3)

x’pR + y’.pQ = 48           (4 )      

do số e > số p là 2

Từ ( 1 ) và (2) ta có số proton trung bình của A và B : \(\overline P  = \frac{{11}}{5} = 2,2\)  

Trong AxBy+  có 1 nguyên tố có p < 2,2  ( H hoặc He ) và 1 nguyên tố có p > 2,2

Vì He không tạo hợp chất ( do trơ ) nên  nguyên tố có p < 2,2  là H  ( giả sử là B )

Từ ( 1 ) và ( 2) ta có : x.pA  +  (5 – x ).1  = 11 →  pA =    \[({P_A} = \frac{6}{x} + 1\)  (  1 <  x < 5 )

X

1          2        3           4

pA

7(N)    4(B)   3(Li)    2,5 (loại)

ion M+

NH4+        không xác định ion

Tương tự: số proton trung bình của R và Q là :  P = 48 : 5 = 9,6 → có 1 nguyên tố có số p < 9,6 ( giả sử là R )

Vì Q và R liên tiếp trong nhóm nên : pQ = pR + 8  ( 5 )

Từ (3) ,(4) , ( 5) ta có :  x’pR + (5- x’)( pR + 8)  = 48   →  5pR – 8x’ = 8   → PR = (8 + 8x') : 5 

x’

1          2        3           4

pR

3,2       4,8     6,4        8  (O)

 pQ

không xác định ion    16 (S)

Vậy ion Y2-  là  SO42-

Vậy CTPT của hợp chất X là (NH4 )2SO4

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập về nguyên tử, nguyên tố Hóa học môn Hóa 8 năm 2020 Trường THCS Bắc Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF