OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Vận động hướng động Sinh học 11 có đáp án

21/12/2020 1.02 MB 360 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201221/765427344_20201221_102058.pdf?r=6416
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Vận động hướng động Sinh học 11 có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố sự vận động hướng động trong chương trình Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

HƯỚNG ĐỘNG

Câu 1: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là:

A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.                                              B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.                                            D. Xảy ra chậm , dễ nhận thấy.

Câu 2: Ở thực vật có các kiểu ứng động:

A. ứng động sinh trưởng.                                                       B. ứng động không sinh trưởng.

C. ứng động sức tr­ương.                                                         D. cả A và B.

Câu 3: Hướng động ở cây có liên quan tới:

A. các nhân tố môi trường.                                                     B. sự phân giải sắc tố.            

C. đóng khí khổng.                                                                 D. thay đổi hàm lượng axitnuclêic

Câu 4: Hướng động là:

A. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

C. Hình thức phản ứng của một bộ phận của cây truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

D. Hình thức phản ứng của cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

Câu 5: Hai loại hướng động chính là:

A. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).

B. Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).

C. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

D. Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).

Câu 6: Cơ chế của hướng động dương:

A. Các tế bào phía bên kích thích sinh trưởng chậm hơn so với các tế bào bên không kích thích

B. Các tế bào phía bên kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào bên không kích thích

C. Các tế bào hai phía bên kích thích đều sinh trưởng nhanh

D. Các tế bào hai phía bên không kích thích đều sinh trưởng nhanh

Câu 7: Cơ chế của hướng động âm:

A. Các tế bào phía bên kích thích sinh trưởng chậm hơn so với các tế bào bên không kích thích

B. Các tế bào phía bên kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào bên không kích thích

C. Các tế bào hai phía bên kích thích đều sinh trưởng nhanh

D. Các tế bào hai phía bên không kích thích đều sinh trưởng nhanh

Câu 8: Các kiểu hướng động dương của rễ là:

A. Hướng đất, hướng nước, hướng sáng. 

B. Hướng đất, ướng sáng, huớng hoá.

C. Hướng đất, hướng nước, huớng hoá.

D. Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.

Câu 9: Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động?

A. Hoa.                       B. Thân.                      C. Rễ.                          D. Lá.

Câu 10: Tác nhân của hướng trọng lực là:

A. đất.                         B. ánh sáng.                C. chất hóa học            D. sự va chạm.

Câu 11: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

A. Chiếu sáng từ hai hướng.                           B.  Chiếu sáng từ ba hướng.  

C. Chiếu sáng từ một hướng.                          D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

Câu 12: Các kiểu hướng động âm của rễ là:

A. Hướng đất, hướng sáng.                             B. Hướng nước, hướng hoá.

C. Hướng sáng, hướng hoá.                            D. Hướng sáng, hướng nước.

Câu 13: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động như thế nào?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 14: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:          

A. hướng sáng.                                    B. hướng tiếp xúc.                             

C. hường trọng lực âm                        D. cả 3 phương án trên.

Câu 15: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?

A. Hướng sáng.                                  B. Hướng đất                                     

C. Hướng nước.                                  D. Hướng tiếp xúc.

Câu 16: Cơ sở của sự uốn cong trong hướng tiếp xúc là:

A. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. Do sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. Do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, trong khi đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 17: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy                      B. chậm, khó nhận thấy

C. nhanh, khó nhận thấy                    D. chậm, dễ nhận thấy

Câu 18: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng

B. sự phân giải sắc tố

C. đóng khí khổng

D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic

Câu 19: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc

Câu 20: Hai kiểu hướng động chính là

A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hương động âm (sinh trưởng về trọng lực)

B. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)

C. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hương động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích)

D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hương động âm (sinh trưởng hướng tới đất)

{-- Để xem nội dung đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Vận động hướng động Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF