OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quá trình tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 có đáp án

21/12/2020 1.18 MB 737 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201221/734313914481_20201221_083324.pdf?r=2991
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về quá trình tiêu hóa ở động vật trong chương trình Sinh học 11 ban biên tập HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quá trình tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: Tiêu hoá là quá trình:

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ         

B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng

C. biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và tạo năng lượng

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 2: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

D. Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 3: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hoá nội bào                                                               

B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào.                                                                                               

D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

Câu 4: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa :

A. trong tế bào .                      B.trong túi tiêu hóa

C. trong ống tiêu hóa.             D. cả A và C

Câu 5: Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?       

A. Tiêu hóa ngoại bào.                                                                                  

B. Tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào rồi tiêu hoá nội bào.               

D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 6: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

B.  Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản.

C. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào.

D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi.

Câu 7: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 8: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hóa ngoại bào.                                                                                  

B. Tiêu hoá nội bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.                                

D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 9: Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là:

A. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già                 

B. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cổ họng

C. thực quản, cổ họng, dạ dày, ruột non, ruột già                              

D. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non

Câu 10: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là:

A. miệng  à ruột non     à dạ dày  à hầu          à ruột già  à hậu môn

B. miệng  à thực quản  à dạ dày   à ruột non  à ruột già  à hậu môn

C. miệng  à ruột non    à thực quản  à dạ dày  à ruột già  à hậu môn

D. miệng  à dạ dày  à ruột non   à thực quản  à ruột già  à hậu môn

Câu 11: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất  là:

A. miệng  -> hầu  -> thực quản  -> diều  -> mề   -> ruột  -> hậu môn.

B.   miệng  -> hầu  -> mề  -> thực quản  ->diều  -> ruột  -> hậu môn.

C. miệng  -> hầu  ->    diều  -> thực quản  -> mề  -> ruột  -> hậu môn

D. miệng  -> hầu  ->  thực quản  -> mề  -> diều -> ruột  -> hậu môn

Câu 12:Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là:

A. miệng  -> thực quản  ->dạ dày  -> diều  -> ruột  -> hậu môn

B. miệng  -> thực quản  -> ruột  ->  dạ dày  -> diều  -> hậu môn

C. miệng  -> thực quản  -> diều  -> dạ dày  -> ruột  -> hậu môn

D. miệng  -> thực quản  -> dạ dày  -> ruột  -> diều  -> hậu môn

Câu 13:Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:

A. miệng  -> thực quản  -> diều  -> dạ dày cơ  -> dạ dày tuyến  -> ruột  -> hậu môn

B. miệng  -> thực quản  -> dạ dày tuyến  -> dạ dày cơ  -> diều  -> ruột  -> hậu môn

C. miệng  -> thực quản  -> dạ dày cơ  -> dạ dày tuyến  -> diều  -> ruột  -> hậu môn

D. miệng  -> thực quản  -> diều  -> dạ dày tuyến  -> dạ dày cơ  -> ruột  -> hậu môn

Câu 14: Ống tiêu hóa cuả 1số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận khác với ống tiêu hóa của người là:         

A. Diều và ở giun đất và côn trùng                 B. Diều và dạ dày cơ (mề) ở chim ăn hạt

C. Thực quản của giun                                    D. Cả A và B

Câu 15: Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:

A. miệng, dạ dày, ruột non

B. miệng, thực quản, dạ dày

C. thực quản, dạ dày, ruột non

D. dạ dày, ruột non, ruột già

Câu 16: Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt  và thú ăn thực vật là :

A. đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.                       

B. cấu tạo ruột non và manh tràng

C. đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.            

D. cả A và C

Câu 17: Ở người, chất được biến đổi hoá học ngay từ miệng là:   

A. prôtêin                                B. tinh bột                   C. lipit                         D. xenlulôzơ

Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?

A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng.                                                                        

B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng.

C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng.

D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học.

Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.                                  

B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.                                      

D. Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Câu 20: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

A. Tiêu hoá hoá và cơ học.

B. Tiêu hoá hoá, cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Chỉ tiêu hoá cơ học.                                                                                              

D. Chỉ tiêu hoá hoá học.

Câu 21: Ở động vật ăn thực vật, thức ăn được hấp thu bớt nước tại:

A. dạ cỏ           B. dạ tổ ong                 C. dạ lá sách                            D. dạ múi khế

Câu 22: Ở thỏ thức ăn được biến đổi sinh học diễn ra chủ yếu ở:

A. dạ dày         B. ruột non                  C. manh tràng                         D. ruột già

Câu 23: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.                  

B. Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.                                       

D. Thúc ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 24: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.                  

B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.                                       

D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 25: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.

B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

C. Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.

D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 26-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quá trình tiêu hóa ở động vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF