OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sự cân bằng nội môi Sinh học 11 có đáp án

21/12/2020 1.1 MB 421 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201221/756850005348_20201221_100601.pdf?r=2312
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sự cân bằng nội môi Sinh học 11 có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố quá trình cân bằng nội môi trong chương trình Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CÂN BẰNG NỘI MÔI

Câu 1: Cân bằng nội môi là:

A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. 

B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô.

C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.  

D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan.

Câu 2: Nội môi là:

A. môi trường trong cơ thể                  B. máu, bạch huyết và nước mô                   

C. động mạch và mao mạch                D. A,B và C.

Câu 3: Vai trò của việc cân bằng nội môi

A. đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường                     

B. giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

C. ổn định về các điều kiện lí, hóa trong cơ thể                    

D. A và B

Câu 4: Mất cân bằng nội môi:

A. gây rối loạn hoạt động tế bào, cơ quan hoặc gây tử vong ...                    

B. cơ thể phát triển bình thường

C. tế bào, cơ quan hoạt động bình thường

D. tất cả đều sai          

Câu 5: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.                         

B. Trung ương thần kinh.

C. Tuyến nội tiết.                                                     

D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 6: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

B. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

D. Tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn hay Làm biến đổi điều kiện lý hoá của môi trường trong cơ thể.

Câu 7: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là:

A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.            

B. Cơ quan sinh sản.              

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

Câu 8: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

A. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.             

B. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu…

C. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.                                                     

D. Cơ quan sinh sản

Câu 9: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

B. Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể.

C. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh.

D. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

Câu 10: Liên hệ ngược là:

A. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh  tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh  tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường sau khi được điều chỉnh  tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Sự thay đổi bất thường về điều kiện lý hoá ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh  tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 11: Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Bộ phận thực hiện → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 12: Những cơ quan có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi là:

A. Tuỵ, gan, thận.                                           B. Tuỵ, mật, thận.                  

C. Tuỵ, vùng dưới đồi, thận.                           D. Tuỵ, vùng dưới đồi, gan.

Câu 13: Gan và thận có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu cua máu thuộc về:

A. duy trì áp suất thẩm thấu của máu            

B. duy trì huyết áp     

C.  duy trì vận tốc máu

D. Tỷ lệ O2 và CO2 trong máu

Câu 14: Tuỵ tiết ra hoocmôn nào?

A. Anđôstêrôn, ADH.                          B. Glucagôn, Isulin.              

C. Glucagôn, renin.                             D. ADH, rênin.

Câu 15: Vai trò cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra như thế nào?

A. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh

B. Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, còn với tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ.

C. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.

D. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ nhờ đó nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 16: Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là:

A. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp.

B. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cao.

C. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao.

D. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucôgôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp.

Câu 17: Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.                              

B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.

C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận.                                                                    

D. Điều hoà pH máu

Câu 18: Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tụy → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

B. Gan → Insulin → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

C. Gan → Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể → Insulin → Glucôzơ trong máu giảm.

D. Tuyến tuỵ → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

Câu 19: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoá huyết áp.                                                                                                

B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.                                                                      

D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 20: Những hoocmôn nào tham gia cơ chế điều hoà Na+ ở thận?

A. Glucagôn, Isulin.                           B. Anđôstêrôn, renin.             

C. ADH, rênin.                                    D. Glucagôn, ADH.

{-- Để xem nội dung đề từ câu 21-30 và đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sự cân bằng nội môi Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF