OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối Sinh học 12 có đáp án

31/12/2020 1.03 MB 295 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201231/695432615499_20201231_133815.pdf?r=8812
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về quần thể giao phối HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối Sinh học 12 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (tiếp theo)

Câu 1: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?

     A. Quần thể có kích thước lớn.                                   B. Có hiện tượng di nhập gen.

     C. Không có chọn lọc tự nhiên.                                   D. Các cá thể giao phối tự do.

Câu 2: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự                 

     A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.

     B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.

     C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

     D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

Câu 3: Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec?

     A. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

     B. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

     C. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá.

     D. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

Câu 4: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:

     A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1                                       B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1

     C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1                                       D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1

Câu 5: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?

     A. Cho quần thể sinh sản hữu tính.                             B. Cho quần thể tự phối.

     C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.                         D. Cho quần thể giao phối tự do.

Câu 6: Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng?

     A. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.

     B. Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen.

     C. Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

     D. B và C đúng.

Câu 7: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A qui định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a qui định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền ?

    A. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng

    B. Quần thể gồm tất cả các cây có hoa màu hồng

    C. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ

    D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng

Câu 8: Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?

     A. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.

     B. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên..

     C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên.

     D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều.

Câu 9: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi

     A. tần số alen A = a           B. d = h = r                        C. d.r = h                           D. d.r = (h/2)2.

Câu 10: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:

     A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa                                      B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa

     C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa                                      D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa

Câu 11: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA: 0,5Aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là:

     A. 56,25%                         B. 6,25%                            C. 37,5%                            D. 0%

Câu 12: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec có 2 alen D, d ; trong đó số cá thể dd chiếm tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

     A. D = 0,16 ; d = 0,84       B. D = 0,4 ; d = 0,6           C. D = 0,84 ; d = 0,16       D. D = 0,6 ; d = 0,4

Câu 13: Một quần thể cân bằng có 2 alen: B trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 49%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là:

     A. 70%                              B. 91%                               C. 42%                               D. 21%

Câu 14: Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen A = 0,3; a = 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là:

     A. 63 cá thể.                      B. 126 cá thể.                    C. 147 cá thể.                    D. 90 cá thể.

Câu 15: Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng?

     A. 2,25%AA: 25,5%Aa: 72,25%aa                             B. 16%AA: 20%Aa: 64%aa

     C. 36%AA: 28%Aa: 36%aa                                        D. 25%AA: 11%Aa: 64%aa

Câu 16: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?

     A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.               B. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa.

     C. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa.                   D. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa.

Câu 17. Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là

     A. 0,3 và 0,7.                        B. 0,6 và 0,4.                 C. 0,4 và 0,6.                  D. 0,5 và 0,5.

Câu 18: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

     A. 0,5AA : 0,5Aa.                                                       B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.

     C. 0,5Aa : 0,5aa.                                                         D. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa.

Câu 19: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó

     A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ

     B. số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ

     C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ

     D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ

Câu 20: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối,

người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là

     A. 7680.          B. 2560.          C. 5120.                      D. 320.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-22 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF