OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập tổng hợp Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Mai Kính

15/06/2020 746.45 KB 182 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200615/284780899327_20200615_161459.pdf?r=6600
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài tập tổng hợp Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Mai Kính nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi trắc nghiệm để rèn luyện kĩ năng, ôn tập và đánh giá khả năng ghi nhớ cũng như tư duy làm bài, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT MAI KÍNH

BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG 3

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1: Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

A. Các amin đều có tính bazơ

B. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3.

C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

D. Tất cả amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử hiđro trong phân tử.

Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của benzen, chỉ chứa C, H, O, N trong đó H chiếm 9,09%, N chiếm 18,18%. Đốt cháy 7,7g X, thu được 4,928 lít khí CO2 đo ở 27,3oC, 1 atm. X tác dụng với dung dịch NaOH cho muối của axit hữu cơ. X có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. CH3COONH4                                               B. HCOONH3CH3

C. H2NCH2CH2COOH                                      D. A và B đúng

Câu 3: Cho các phản ứng:

H2N - CH2 - COOH + HCl → H3N+- CH2 - COOH Cl-.

H2N - CH2 - COOH + NaOH → H2N - CH2 - COONa + H2O.

Hai phản ứng trên chứng tỏ axit amino axetic

A. có tính chất lưỡng tính.                              B. chỉ có tính axit.

C. chỉ có tính bazơ.                                         D. vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho X phản ứng hết với dung dịch NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ướt. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, đun nóng thu được CH4. X có CTCT nào sau đây:

A. C2H5COONH4             B. CH3COONH4                   C. CH3COO-H3NCH3                D. B và C đúng

Câu 5: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89 đvC. Khi đốt cháy 1mol X thu được hơi nước, 3mol CO2 và 0,5mol N2 . Biết X là hợp chất lưỡng tính và tác dụng với nước brom. CTPT của X là:

A. HN-CH2- CH2-COOH                                B. CH2=CH(NH2) -COOH  

C. CH2=CH-COONH4                                     D. CH3COONH3CH3

Câu 6. Hợp chất X là một  aminoaxit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó cô cạn dung dịch thu được 1,875g muối. Khối lượng phân tử X bằng bao nhiêu ?

A. 145 đvC                       B. 151 đvC                          C. 189 đvC                        D. 149 đvC

Câu 7: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:

A. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5­OH, C2H5COOH.

B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH3­OH, dung dịch brom.

C. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím.

D. Dung dịch HCl, CH3­OH, Na, dung dịch AgNO3/NH3

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam aminoaxit X (axit đơn chức) thì thu được 0,6 mol CO2; 0,5 mol H2O và 0,1 mol một khí trơ. X có công thức cấu tạo là:

A. H2NCH2CH2COOH hoặc CH3CH(NH2)COOH                           

B. H2NCH2COOH

C. H2NCH = CHCOOH hoặc CH2 = C(NH2)COOH                       

D. H2NCH2CH(NH2)COOH.

Câu 9: Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit no bậc một X và Y. X chứa 2 nhóm axit và một nhóm amino, Y chứa một nhóm axit và một nhóm amino. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X hoặc 1 mol Y thì thu được số mol CO2 nhỏ hơn 6. Biết tỉ lệ khối lượng phân tử MX/MY=1,96. Công thức cấu tạo của 2 amino axit là:

A. H2NCH2CH(COOH)CH2COOH và H2NCH2COOH

B. H2NCH2CH(COOH)CH2COOH và H2N(CH2)2COOH

C. H2NCH(COOH)CH2COOH và H2N(CH2)2COOH

D. H2NCH(COOH)CH2COOH và H2NCH2COOH

Câu 10. Rượu và amin nào sau đây cùng bậc ?

A. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2                                B. C6H5NHCH3 và C6H5CHOHCH3

C. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2                           D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHCH2NH2

Câu 11. Aminoaxit X chứa một nhóm amin bậc một trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và N2 tỉ lệ thể tích là 4:1 . X có công thức cấu tạo là:

A. H2NCH2COOH                                                     B. CH3CH(NH2)COOH

C. NH2CH2CH2COOH.                                              D. CH3CH2CH(NH2)COOH.

Câu 12. Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100 ml                                B. 150 ml                              C. 200 ml                            D. 250 ml

Câu 13 Cho các chất sau: (1) NH3 ; (2) CH3NH2; (3) (CH3)2NH ; (4) C6H5NH2 ; (5) (C6H5)2NH . Thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất trên là :

A. (4) < (5) < (1) < (2) < (3)                                     B. (1) < (4) < (5) < (2) < (3)

C. (5) < (4) < (1) < (2) < (3)                                     D. (1) < (5) < (2) < (3) < (4)

Câu 14. Đốt cháy hoàn hoàn toàn chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 và 0,56 lít N2 (đều đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi cho X tác dụng với dd NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2COONa. CTCT thu gọn của X là

A. H2NCH2CH2COOH                                               B. H2NCH2COOC3H7           

C. H2NCH2COOC2H5                                                                D. H2NCH2COOCH3

Câu 15. Cho 0,76 gam hỗn hợp gồm 2 amin đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HNO3 0,5M thì thu được 2,02 gam hỗn hợp muối khan. Hai amin trên là

A.Etylamin và propylamin                                          B. Metylamin và etylamin

C.Anilin và benzylamin                                              D.Anilinvà metametylanilin

Câu 16. Este A được điều chế từ aminoaxit B và CH3OH, dA/H2= 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam A thu được 13,2gam CO2; 6,3gam H2O và 1,12 lít N2 (đktc). CTCT của A là

A. H2NCH2COOCH3                                                 B. H2NC2H4COOCH3           

C. H2NC3H6COOCH3                                                D. H2NC2H2COOCH3

Câu 17. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch hỗn hợp dưới đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ ?

(1) H2N - CH2 – COOH;        

(2) Cl - NH3+ . CH2 – COOH;           

(3) NH2 - CH2 – COONa

(4) H2N- CH2-CH2-CHNH2- COOH;            

(5) HOOC- CH2-CH2-CHNH2- COOH

A. (2), (4)                                B. (3), (1)                                C. (1), (5)                    D. (2), (5).

Câu 18. Cho 0,1 mol A (α−aminoaxit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối. A là chất nào dưới đây?

A. Valin                                  B. Glixin                                 C. Alanin                     D. Phenylalanin

Câu 19. Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125 gam H2O, 8,4 lit CO2(đktc) và 1,4lit N2 (đktc) . Số đồng phân ứng với công thức phân tử của X là

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                            D. 5. 

Câu 20. Một amino axit A có chứa 2 nhóm chức amin, một nhóm chức axit. 100ml dd có chứa A với nồng độ 1M phản ứng vừa đủ với 100ml dd HCl aM được dd X, dd X phản ứng vừa đủ với 100ml dd NaOH bM. Giá trị của a, b lần lượt là

A. 2, 1.                                    B. 1, 2.                                    C. 2, 2.                       D. 2, 3.

Câu 21: Số đồng phân amin ứng với CTPT C4H11N và số đồng phân amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 lần lượt là:

A. 7, 3, 3, 1                             B. 8, 4, 3, 1                             C. 7, 3, 3, 1                D. 6, 3, 2, 1

Câu 22: Cho 20,15 g hỗn hợp X gồm: CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH  tác dụng với 450 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 3,5M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là:

A. 55,83 % và 44,17 %                                               B. 53,58 % và 46,42 %          

C. 58,53 % và 41,47 %                                               D. 52,59 % và 47,41%

Câu 23: Một trong những điểm khác nhau giữa protit với gluxit và lipit là

A. protit luôn là chất hữu cơ no.                                         B. protit luôn có phân tử khối lớn hơn.

C. protit luôn có nguyên tử nitơ trong phân tử.                  D. protit luôn có nhóm -OH trong phân tử.

Câu 24: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần?

(1) C6H5NH2                                             

(2) C2H5NH2                          

(3) (C6H5)2NH                               

(4) (C2H5)2NH                             

(5) NaOH                                

(6) NH3

A. 1>3>5>4>2>6           B. 6>4>3>5>1>2           C. 5>4>2>1>3>6                    D. 5>4>2>6>1>3

Câu 25: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được m1 gam muối Y. Cũng  1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là:

A. C5H9O4N                   B. C4H10O2N2               C. C5H11O2N                           D. C4H8O4N2

....

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập tổng hợp Chương 3 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Mai Kính. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF