OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bài tập ôn thi Chương 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Định An

22/06/2020 792.63 KB 238 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200622/97732001946_20200622_115409.pdf?r=781
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập ôn thi Chương 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Định An được tổng hợp từ đề thi của trường THPT Rạch Giá, thông qua tài liệu này các em có thể nắm chắc kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài đồng thời đạt thành tích cao nhất trong các kì thi. Mời các em tham khảo!

 

 
 

TRƯỜNG THPT ĐỊNH AN

BÀI TẬP ÔN LUYỆN CHƯƠNG 7

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

A. BÀI TẬP TỰ LUẬN.

I. SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT.

Bài 1. Viết phương trình phản ứng trong qua trình chuyển đổi sau:

a. \(F{e_x}{O_y} + Al \to Fe + A{l_2}{O_3}\)

Bài 2. Điền CTHH của chất vào những chỗ trống  và lập các phương trình hóa học sau:

\(\begin{array}{l}
a,Fe + {H_2}SO_{4d}^{} \to S{O_2} + ..... + \\
b,Fe + HN{O_{3d}} \to N{O_2}\\
c,Fe + HN{O_{3loang}} \to NO + \\
d,FeS + HN{O_3} \to NO + F{e_2}{(S{O_4})_3} + 
\end{array}\)

Bài 3. Cho kim loại Fe vào lọ đựng oxi đun nóng, sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Viết các phương trinh phản ứng xảy ra.

Bài 4 . Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các mẫu hợp kim sau: Al-Fe; Al-Cu; Cu- Fe.

Bài 5 . Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 mẫu kim loại Al,Cu,Fe.

Bài . Phân biệt 3 hỗn hợp sau bằng phương pháp hóa học.

a. Fe và FeO             b. Fe và Fe2O3              c. FeO và Fe2O3

Bài 6. Cho 1,4g kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối kim loại có số oxh +2 và 0,56 lít H2 đkc. Xác định X.

Bài 7. Hòa tan hoàn toàn mg Fe vào dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít NO đkc duy nhất. Tính m.

Bài 8. Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560ml một chất khí ở đkc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết  với CuSO4 thì thu được 1 chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp trên và  khối lượng chất rắn thu được.

Bài 9. Cho 8 g hỗn hợp bột kim loại gồm Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra  5,6 lít H2 đkc. Tính % từng muối có trong dung dịch.

Bài 10. hòa tan hoàn toàn 3,04g hỗn hợp bột sắt và đồng  vào dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít NO duy nhất (đkc). Xác định % khối lượng từng kim loại.

Bài 11. Cho mg hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO duy nhất đkc. Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng  với dung dịch HCl thu được 2,8 lít H2 đkc. Tính m.

Bài 12. Biết 2,3g hỗn hợp gồm MgO,CuO,FeO tác dụng vừa đủ với  100ml dung dịch  H2SO4 0,2M. Tính khối lượng muối thu được.

Bài 13. Cho bột Fe tiếp xúc với oxi một thời gian, thấy khối lượng đã vượt quá 1,41g. Nếu tạo thành một oxit duy nhất, hãy xác định CT oxit đó.

Bài 14. Cho 28,8g hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi  được 32g chất rắn. Tính % về khối lượng của Fe và Fe3O4 có tronmg hỗn hợp ban đầu.

Bài 15. Cho 2,52g một kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,84 gam muối sanfat. Xác định kim loại M.

Bài 16. Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất . Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1:3. Cho 19,2g hỗn hợp A tan hết trong dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với khí clo thì cần 12,32 lít clo đkc. Xác định kim loại M và % khối lượng các kim loại  trong hỗn hợp A.

Bài 17. Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ  cao. Khí đi ra sau phản ứng  được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Bài 18. Khử ag một oxit Fe bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được 0,84g Fe và 0,88 lít CO2.

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng tổng quát.

b. Xác định CT oxit Fe.                                                              

c. Tính Vml HCl 2M cần dùng để hòa tan hết ag oxit Fe ở trên.

Bài 19. Khử hoàn toàn 0,3 mol FexOy bằng Al thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng: \(F{e_x}{O_y} + Al \to Fe + A{l_2}{O_3}\). Xác định CT oxit Fe.

Bài 20. Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 82 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.

a. Xác định X.

b. Viết cấu hình electron của X.

Bài 21. Cho 1g sắt clorua tác dụng với  lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 2,6492g Ag. Xác định CT của muối clorua.

Bài . Hỗn hợp A chứa Fe,Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch chỉ chứa 1 chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tan hết  và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag có trong A.

a. Xác định dung dịch B? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Nếu sau phản ứng thu được lượng Ag nhiều hơn g trong A thì dung dịch B chứa chất gì.

Bài 22 . Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24g Mg tác dụng với 250ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88g. Tính nồng độ mol của CuSO4 đã dùng.

Bài 23. Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O trong nước được 500ml dung dịch A.

a. Tính CM của dung dịch A.

b. Cho dần dần mạt  Fe dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với ban đầu.

Bài 24 . Người luyện gang từ quặng chứa Fe3O4 trong lò cao

a. Viết các phương trình xảy ra trong lò cao.

b. Tính khối lượng quặng chứa  92,8% Fe3O4 để có 10 tấn gang chứa 4% và một số tạp chất . Giả thiết hiệu suất  của quá trình là 87,5%.

Bài 25 .

a. Viết các phương trình phản ứng của quá trình luyện thép từ gang.

b. Cần bao nhiêu tấn muối chứa 80% sắt (III) sunfat để có một lượng Fe bằng lượng Fe có trong 1 tấn quặng hematit chứa 64% Fe2O3.

c. Nếu lấy quặng hematit trên đem luyện gang, rồi luyện thép  thì từ 10 tấn quặng sẽ thu được bao nhiêu tấn thép chứa  0,1%C và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất cỉa quá trình là 75%.

Bài 26  . Cho 3,08g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính m.

Bài 27. Ngâm một lá kim loại M có khối lượng 50g  trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml  H2 đkc thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Xác định kim loại M

Bài 28 . Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 đkc, dung dịch thu được  cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6g. Tính thể tích H2 giải phóng ra ở đkc.

Bài 29. Một loại quặng sắt trong thiên nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng ( không tan trong axit mạnh). Xác định quặng sắt ở trên.

Bài 30  . Để khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO,Fe3O4, Fe2O3. đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít CO đkc. Tính khối lượng sắt thu được.

Bài 31. Nung một mẫu thép thường có khối lượng  10g trong oxi dư thu được 0,1568 lít khí CO2 đkc. Xác định % của cacbon có trong mẫu thép đó.

Bài 32 . Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để sản xuất được 800 tấn gang có  hàm lượng Fe là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất lượng Fe hao hụt là 1%.

Bài 33 . Ngâm một đinh sắt nặng 4g trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857g. Tính khối lượng Fe tham gia phản ứng.

Bài 34 . Hỗn hợp A có  FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol

a. Tính khối lượng của hỗn hợp A.

b. tính khối lượng của oxi có trong hỗn hợp A

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1: Ngâm 1 đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol.l của dung dịch CuSO4 ban đầu là

A. 1,5M                              B. 0,5M                          C. 0,6M                          D. 0,7M

Câu 2: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự ( ion đặt trước sẽ bị khử  trước).

A. Ag+, Pb2+,Cu2+              B. Cu2+,Ag+, Pb2+          C. Pb2+,Ag+, Cu2           D. Ag+, Cu2+, Pb2+

Câu 3: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+.Fe; Cu2+.Cu; Fe3+.Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:

A. Fe không tan được trong dung dịch CuCl2.     B. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl2.

C. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl3 và CuCl2.

D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl2.

Câu 4: Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:

A. 1s22s22p63s23p63d44s2.                                        B. 1s22s22p63s23p63d6.

C. 1s22s22p63s23p63d54s1.                                        D. Kết quả khác.

Câu 5: Đốt cháy 8,4 gam Fe trong bình chứa lưu huỳnh (phản ứng vừa đủ). Khối lượng muối thu được là

A. 12,0 gam                        B. 14,5 gam                   C. Kết quả khác.            D. 13,2 gam

Câu 6: Hoà tan 2,4 gam một oxit sắt cần vừa đủ 90 ml dung dịch HCl 1M. Công thức của oxit sắt nói trên là

A. Fe2O3.                            B. FeO                           C. Fe3O4.                       D. Công thức khác.

Câu 7: Cho 0,64 gam Cu tác dụng với axit HNO3 đặc, dư. Thể tích khí NO2 (đktc) thu được sau phản ứng là

A. 22,4 ml                           B. 224 ml                       C. 448 ml                       D. 44,8 ml

Câu 8: Từ Fe2O3 người ta điều chế Fe bằng cách

A. điện phân nóng chảy Fe2O3.   B. khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao.    C. nhiệt phân Fe2O3.        D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Cặp kim loại nào sau đây thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội?

A. Mg, Fe                           B. Al, Ca.                       C. Al, Fe.                       D. Zn, Al

Câu 10: Chia m gam hỗn hợp Fe, Cu làm 2 phần bằng nhau:

Phần 1: Cho tác dụng với axit HCl dư thì thu được 2,24 lit khí H2 (đktc).

Phần 1: Cho tác dụng với axit HNO3 loãng thì thu được 4,48 lit khí NO (đktc).

Thành phần % khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là

A. 26,6%.                           B. 63,2%.                       C. 36,8%.                       D. Kết quả khác.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp Mg, Cu trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lit khí H2 (đktc). Thành phần % kim loại Cu trong hỗn hợp đầu là

A. 80,9%.                           B. 80,4%.                       C. 19,6%.                       D. Kết quả khác.

Câu 36: Chia m gam hỗn hợp Fe, Cu làm 2 phần bằng nhau

Phần 1: Cho tác dụng với axit HCl dư thì thu được 2,24 lit khí H2 (đktc).

Phần 2: Cho tác dụng với axit HNO3 loãng thì thu được 4,48 lit khí NO (đktc). Giá trị của m là

A. 60,8 gam                        B. 15,2 gam                   C. 30,4 gam                   D. Kết quả khác.

Câu 37: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với 400 ml dung dịch HNO3 1M ta thu được dung dịch X và khí NO. Khối lượng muối có trong dung dịch X là

A. 21,6 gam                        B. 26,44 gam                 C. 24,2 gam                   D. 4,84 gam.

Câu 38: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO31M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là

A. 2,16g                              B. 5,4g                           C. 3,24g                         D. giá trị khác.

Câu 39: Hoà tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng, dư thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là

A. 4,48 lit.                          B. 2,24 lit.                      C. 6,72 lit.                      D. Kết quả khác.

Câu 40: Cho 5,02 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi bằng 2 ( đứng trước H trong dãy điện hoá). Chia A thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,4 mol khí H2. Cho phần 2 tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng đun nóng thấy thoát ra 0,3 mol khí NO duy nhất. Kim loại M là

A. Mg                                 B. Ni                              C. Sn                              D. Zn

Câu 41: Cho 0,1mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M thì dung dịch thu được chứa

A. AgNO3                          B. AgNO3 và Fe(NO3)2 C. Fe(NO3)3                   D. AgNO3 và Fe(NO3)3

Câu 42: Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí hiđrô (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 12,25 gam                      B. 26,7 gam                   C. 13,35 gam                 D. Kết quả khác.

Câu 43: Hoà tan 19,2 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 (đktc) thu được là

A. 4,48 lit.                          B. 2,24 lit.                      C. 6,72 lit.                      D. 5,60 lit.

Câu 44: Hoà tan 7,2 gam Mg trong axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí H2S (đktc) thu được là

A. 2,24 lit.                          B. 5,60 lit.                      C. 4,48 lit.                      D. 6,72 lit.

Câu 45: Vai trò của Fe trong phản ứng Cu + 2Fe(NO3)3 = Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

A. chất bị oxi hoá.              B. chất khử.                   C. chất bị khử.               D. chất trao đổi.

Câu 46: Cho 1 luồng H2 qua ống sứ đựng 0,8 gam CuO được chất rắn có khối lượng 0,672 gam. Phần trăm CuO bị khử là

A. 75%                               B. 60%                           C. Kết quả khác.            D. 80%

....

Trên đây là phần trích đoạn nội dung Bài tập ôn thi Chương 7 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Định An, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào hệ thống hoc247.net để tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tự liệu khác tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF