OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Áp dụng định luật BTKL trong việc giải quyết các bài toán Hóa học

10/07/2019 608.84 KB 153 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190710/75158588453_20190710_094641.pdf?r=4387
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Áp dụng định luật BTKL trong việc giải quyết các bài toán Hóa học. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

 

 
 

ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG TRONG GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TOÁN HÓA HỌC

 

1.  Nguyên tắc:

Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm của phản ứng.

Với phản ứng A + B →  C + D

Ta có mA      +   mB     =  mC    +   mD

2. Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. m có giá trị là:

A. 2,66 gam                 B. 22,6 gam                  C. 26,6 gam                D. 6,26 gam.

Giải:

Na2CO3   +  BaCl2  →   BaCO3  +  2 NaCl.

K2CO3      +  BaCl2 →  BaCO3  + 2 KCl

nBaCO3  =  34,4/147 = 0,2  → nBaCl2 = 0,2 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mhh + mBaCl2 = mkết tủa + m

→ m = 24.4 + 0,2 . 208 – 39,4 = 26,6 gam

Đáp án C.

Ví dụ 2: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và muối cacbonat của kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là:

A. 13 gam.                      B. 15 gam.                 C. 26 gam.                    D. 30 gam

Giải:

MCO3 + 2 HCl → MCl2 + H2O + CO2

R2CO3 + 2 HCl → 2 RCl + H2O + CO2

nCO2 = 4,48 : 2,24 = 0,2 → nH2O = 0,2; nHCl = 0,4

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

23,8 + 0,4 . 36,5 = mmuối + 44 . 0,2 + 18 . 0,2

→ m muối = 26 gam

Đáp án C.

Ví dụ 3: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO nung nóng thu được 2,5 g chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15g kết tủa trắng. Giá trị của m là:

A. 4,4g      B. 4,9g      C. 5,5g        D. 6g

Giải:

MxOy + y CO    → x M + y CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Số mol CaCO3 kết tủa = 15 : 100 = 0,15 (mol)

→ nCO2 = nCO = 0,15 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

m + 28 . 0,15 = 2,5 + 44 . 0,15

→ m = 4,9 g.

Đáp án B.

Ví dụ 4: 12 g hỗn hợp Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63% được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc). Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A.

A. 27,19% và 21,12%             B. 22% và 18%   

C. 19% và 27,5%                    D. 20,19% và 21,10%

Giải:

Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, Cu.

Fe + 6 HNO3 → Fe(NO3)3 + 3 NO2 + 3 H2O

Cu + 4 HNO3 → Cu(NO3)2 + 2 NO2 + 2 H2O

Ta có : mhh = 56x + 64y = 12

nNO2 = 3x + 2y = 11,2 : 22,4 = 0,5

Giải hệ ta được: x = 0,1 ; y = 0,1

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

mhh + mdd HNO3 = mdd A + mNO2

12 + 1 . 63 . 100/63 = mdd A + 0,5 . 46

→ mdd A = 89 g

% Fe(NO3)3 = (0,1 . 242) : 89 = 27,29 %

% Cu(NO3)2 = (0,1 . 188) : 89 = 21,12 %

Đáp án A.

Ví dụ 5: Khử hoàn toàn 16g bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn giảm 4,8g. Xác định công thức oxit sắt và thể tích khí CO cần dùng (đktc).

A. Fe2O3; 6,72 lít             B. Fe2O3; 5,72 lít

C. Fe3O4; 6,72 lít             C. FeO; 5,72 lít

Giải:

FexOy + y CO → x Fe  + y CO2

m = 4,8g → mFe = 16 – 4,8 = 11,2 g

56x / 16y = 11,2 / 4,8 → x : y = 2 : 3  →Fe2O3

 Đặt số mol CO cần dùng là a.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

16 + 28a = 11,2 + 44a

→ a = 0,3 →  Thể tích CO= 6,72 lít.

Đáp án A.

Ví dụ 6: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là:

A. 105,6 gam.        B. 35,2 gam.          C. 70,4 gam.        D. 140,8 gam.

Giải:

Các phản ứng có thể xảy ra:

3Fe2O3 + CO → 2 Fe3O4    +    CO2

Fe3O4    + CO  → FeO     +   CO2

FeO  + CO  → Fe  +  CO2

Chất rắn A có thể gồm 3 chất Fe, FeO, Fe3O4 hoặc ít hơn. Khí C có thể là hỗn hợp của CO2 và CO.

Qua các phương trình phản ứng trên ta thấy số mol CO phản ứng bao giờ cũng bằng số mol CO2 tạo thành.

nB = 11,2 : 22,4 = 0,5 (mol)

Gọi x là số mol của CO2, ta có số mol của CO còn dư có trong B là (0,5 – x) mol.

Khối lượng của B là: 44x + 28 (0,5 – x) = 0,5 . 20,4 . 2 = 20,4

→ x = 0,4 mol và đó cũng chính là số mol CO tham gia phản ứng.

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mX + mCO = mA + mCO2

→ m = 64 + 0,4 . 44 – 0,4 . 28 = 70,4 (gam).

Đáp án C.

...

Trên đây là phần trích dẫn Áp dụng định luật BTKL trong việc giải quyết các bài toán Hóa học, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF