OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

71 câu bài tập trắc nghiệm về Đặc điểm của mạch RLC và các đại lượng cơ bản

20/12/2019 1.09 MB 824 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191220/492210102069_20191220_110036.pdf?r=4768
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu 71 câu bài tập trắc nghiệm về Đặc điểm của mạch RLC và các đại lượng cơ bản năm 2019 môn Vật lý 12. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Vật lý. Chúc các em học tốt!

 

 
 

71 CÂU TRẮC NGHIỆM VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠCH RLC VÀ CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN

Câu 1: Cho cuộn cảm có độ tự cảm L mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là ω. Cảm kháng ZL của cuộn dây được tính bằng biểu thức

A.  \({\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ = L\omega }}\)                       B.   \({\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ = }}\frac{1}{{{\rm{L\omega }}}}\)                

C.    \({\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ = }}\frac{1}{{\sqrt {{\rm{L\omega }}} }}\)             D. \({\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ = }}\sqrt {{\rm{L\omega }}} \)

Câu 2: Cho tụ điện có điện dung C mắc trong mạch điện xoay chiều với tần số góc là ω Dung kháng ZC của cuộn dây được tính bằng biểu thức

A.  \({\rm{Z}}_C^{}{\rm{ = C\omega }}\)                      B.    \({\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}{\rm{ = }}\frac{1}{{{\rm{C\omega }}}}\)              

C.  \({\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}{\rm{ = }}\frac{1}{{\sqrt {{\rm{C\omega }}} }}\)              D. \({\rm{Z}}_C^{}{\rm{ = }}\sqrt {{\rm{C\omega }}} \)

Câu 3: Đối với dòng điện xoay chiều, cảm kháng của cuộn cảm là đại lượng đặc trưng cho sự

A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều

B. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện

D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.

Câu 4: Đối với dòng điện xoay chiều, dung kháng của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho

A. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều

B. cản trở dòng điện, điện dung càng lớn càng bị cản trở nhiều

C. ngăn cản hoàn toàn dòng điện

D. cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.

Câu 5: Kết luận nào sau đây là đúng về cuộn dây và tụ điện:

A. tụ điện cho dòng điện không đổi đi qua, cuộn dây không cho dòng điện không đổi đi qua

B. cuộn dây cho dòng điện không đổi đi qua , tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua

C. cuộn dây và tụ điện đều cho dòng điện không đổi đi qua

D. cuộn dây và tụ điện đều không cho dòng điện không đổi đi qua

Câu 6: Mạch điện chỉ chứa phần tử nào sau đây không cho dòng điện không đổi chạy qua?

A. cuộn dây thuần cảm                                           B. điện trở thuần nối tiếp với tụ điện

C. cuộn dây không thuần cảm                                D. điện trở thuần nối tiếp với cuộn dây thuần

Câu 7: Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện trong mạch và điện áp ở hai đầu đoạn mạch luôn

A. ngược pha nhau.           B. lệch pha nhau \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}\)  .    

C. cùng pha nhau.         D. lệch pha nhau \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\).

Câu 8: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

A. sớm pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) so với cường độ dòng điện.             B. trễ pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}\) so với cường độ dòng điện

C. Trễ pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) so với cường độ dòng điện.              D. sớm pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}\) so với cường độ dòng điện

Câu 9: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thì hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch

A. sớm pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) so với cường độ dòng điện.             B. trễ pha hơn so với cường độ dòng điện

C. trễ pha \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) so với cường độ dòng điện                D. sớm pha hơn so với cường độ dòng điện

Câu 10: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, khi nói về giá trị tức thời của điện áp trên từng phần tử (uR; uL; uC) thì phát biểu nào sau đây đúng?

A. uC ngược pha với  uL                                      B. uL trễ pha hơn uR góc \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)

C. uR trễ pha hơn uC góc   \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)                                 D. uC trễ pha hơn uL  góc \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)

Câu 11: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Điện áp tức thời hai đầu cuộn dây và điện áp tức thời hai đầu tụ dao động

A. cùng pha                       B. Ngược pha              

C. vuông pha                D. lệch pha 0,25π

Câu 12: Cường độ dòng điện luôn luôn chậm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi

A. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và cuộn dây mắc nối tiếp

B. đoạn mạch chỉ có cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp

C. đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và tụ điện mắc nối tiếp  

D. đoạn mạch có cả cuộn dây, tụ điện, điện trở thuần mắc nối tiếp

Câu 13: Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây nhanh pha 900 so với cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch khi:

A. trong mạch có thêm điện trở thuần                    B. mạch chỉ có cuộn dây           

C. xảy ra trong mạch điện không phân nhánh        D. điện trở trong của cuộn dây bằng không

Câu 14: Đặt vào hai đầu mạch điện chỉ chứa một phần tử một điện xoay chiều  \({\rm{u}} = {\rm{U}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos}}({\rm{\omega t}} + \frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{4}}}{\rm{)}}\) thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là \({\rm{i}} = {\rm{I}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(\omega t - }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{8}}}{\rm{)}}\)  . Phần tử của mạch điện là

A. cuộn dây không thuần cảm                                B. tụ điện                     

C. cuộn dây thuần cảm                                           D. điện trở

Câu 15: Xét 3 sơ đồ điện xoay chiều sau: Mạch (RL) (sơ đồ 1); mạch RC (sơ đồ 2) và mạch LC (sơ dồ 3).

Thí nghiệm 1: Nối hai đầu mạch vào nguồn điện không đổi thì không có dòng điện qua mạch.

Thí nghiệm 2: Nối hai đầu mạch vào nguồn điện xoay chiều có \({\rm{u}} = 100{\rm{cos\omega t}}\)  thì có dòng điện chạy qua là \({\rm{i}} = {\rm{5cos(\omega t}} - \frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}{\rm{)}}{\rm{.}}\)  Người ta đã làm thí nghiệm trong sơ đồ nào ?

A. Sơ đồ 1                         B. Sơ đồ 2                   

C. Sơ đồ 3                         D. Không có sơ đồ nào thỏa điều kiện thí nghiệm

Câu 16: Mạng điện dân dụng ở Việt Nam có tần số và điện áp hiệu dụng là

A. 100 Hz và 220V           B. 100 Hz 500V          

C. 50 Hz và 500V         D. 50 Hz và 220V

Câu 17: Trong 10 giây, dòng điện xoay chiều có tần số 98Hz đổi chiều

A. 196 lần                          B. 98 lần                      

C. 1960 lần                   D. 980 lần

Câu 18: Một dòng điện xoay chiều có phương trình \({\rm{i}} = {\rm{4cos(2\pi ft + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}{\rm{)}}\) (A) . Biết rằng trong 1s đầu tiên dòng điện đổi chiều 120 lần. Tần số dao động của dòng điện là

A. 60Hz                             B. 50Hz                       

C. 59,5Hz                     D. 119Hz

Câu 19: Cho mạch điện gồm điện trở thuần có điện trở R, tụ điện và cuộn dây mắc nối tiếp. Tụ điện có dung kháng là ZC; cuộn dây có cảm kháng là ZL và điện trở trong là r. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều. Tổng trở của mạch là Z được tính bằng biểu thức

A. \({\rm{Z = }}\sqrt {{{{\rm{(R + r)}}}^{\rm{2}}}{\rm{ + (Z}}_{\rm{C}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}{{\rm{)}}^{\rm{2}}}} \)                  B.   \({\rm{Z = }}\sqrt {{\rm{(}}{{\rm{R}}^2}{\rm{ + }}{{\rm{r}}^{\rm{2}}}{\rm{ + (Z}}_{\rm{C}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}{{\rm{)}}^{\rm{2}}}} \)   

C.  \({\rm{Z = R + r + Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ + Z}}_{\rm{C}}^{}\)                                  D. \({\rm{Z = R + r + Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ -Z}}_{\rm{C}}^{}\)

Câu 20: Cho mạch điện gồm tụ điện và cuộn dây mắc nối tiếp. Tụ điện có dung kháng là ZC; cuộn dây thuần cảm có cảm kháng là ZL. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều. Tổng trở của mạch là Z được tính bằng biểu thức

A.  \({\rm{Z = }}\sqrt {{{\rm{Z}}^2}_{\rm{L}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{C}}^2} \)            B. \({\rm{Z = }}\sqrt {{{\rm{Z}}^2}_{\rm{L}}^{} + {\rm{Z}}_{\rm{C}}^2} \)        

C.  \({\rm{Z = }}\left| {{\rm{ Z}}_{\rm{L}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}} \right|\)          D.  \({\rm{Z = Z}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ + Z}}_{\rm{C}}^{}\)

Câu 21: Cho mạch điện gồm điện trở thuần có điện trở R, tụ điện và cuộn dây mắc nối tiếp. Tụ điện có dung kháng là ZC; cuộn dây thuần có cảm kháng là ZL. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng U không đổi. Cường độ dòng cực đại chạy qua mạch

A.  \(\frac{{{\rm{U}}\sqrt 2 }}{{\sqrt {{\rm{R}} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}} }}\)             B.  \(\frac{{{\rm{U}}\sqrt 2 }}{{\sqrt {{{\rm{R}}^2} + {{\left( {{\rm{Z}}_{\rm{L}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}} \right)}^2}} }}\) 

C.  \(\frac{{\rm{U}}}{{\sqrt {{\rm{R}} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}} }}\)        D. \(\frac{{\rm{U}}}{{\sqrt {{{\rm{R}}^2} + {{\left( {{\rm{Z}}_{\rm{L}}^{} - {\rm{Z}}_{\rm{C}}^{}} \right)}^2}} }}\)

Câu 22: bằng Cho mạch điện gồm điện trở thuần có điện trở R, cuộn dây mắc nối tiếp. Cuộn dây thuần có cảm kháng là ZL. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp cực đại U0 không đổi. Cường độ dòng hiệu dụng chạy qua mạch bằng

A.  \(\frac{{{\rm{U}}_0^{}}}{{2\sqrt {{{\rm{R}}^2} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{\rm{2}}} }}\)                 B.   \(\frac{{{\rm{U}}_0^{}\sqrt 2 }}{{\sqrt {{{\rm{R}}^2} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{\rm{2}}} }}\)            

C. \(\frac{{{\rm{U}}_0^{}}}{{\sqrt {{{\rm{R}}^2} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{\rm{2}}} }}\)               D. \(\frac{{{\rm{U}}_0^{}}}{{\sqrt {2\left( {{{\rm{R}}^2} + {\rm{Z}}_{\rm{L}}^{\rm{2}}} \right)} }}\)

Câu 23: Với UR, UL, UC, uR, uL, uC là các điện áp hiệu dụng và tức thời của điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ điện C. I và i là cường độ dòng điện hiệu dụng và tức thời qua các phần tử đó. Biểu thức sau đây không đúng là:

A. \({\rm{i}} = \frac{{{\rm{U}}_{\rm{L}}^{}}}{{{\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}}}\)                          B.   \({\rm{i = }}\frac{{{\rm{U}}_{\rm{R}}^{}}}{{\rm{R}}}\)                  

C.  \({\rm{I}} = \frac{{{\rm{U}}_{\rm{L}}^{}}}{{{\rm{Z}}_{\rm{L}}^{}}}\)                    D. \({\rm{I = }}\frac{{{\rm{U}}_{\rm{R}}^{}}}{{\rm{R}}}\)

Câu 24: Gọi u là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch, i là cường độ dòng tức thời chạy trong mạch, Z là tổng trở của mạch. Công thức u = iZ không được áp dụng trong mạch chỉ có

A. điện trở thuần

B. cuộn dây thuần cảm nối tiếp tụ điện

C. cuộn dây thuần cảm nối tiếp tụ điện, điện trở thuần và cảm kháng bằng dung kháng

D. cuộn dây không thuần cảm nối tiếp tụ điện, điện trở thuần và dung kháng bằng cảm kháng

Câu 25: Giá trị hiển thị trên các đồng hồ đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện xoay chiều là giá trị

A. cực đại                          B. ở thời điểm đo         

C. hiệu dụng                 D. tức thời

Câu 26: Mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần. UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng hia đầu các phần tử điện trở, cuộn dây, tụ điện. Công thức đúng

A.  \({\rm{U}} = {\rm{U}}_{\rm{R}}^{}{\rm{ + U}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ + U}}_{\rm{C}}^{}\)               B. \({\rm{U}} = {\rm{U}}_{\rm{R}}^{}{\rm{ + U}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ - U}}_{\rm{C}}^{}\) 

C.   \({\rm{U}} = \sqrt {{\rm{U}}_{\rm{R}}^2{\rm{ + }}{{\left( {{\rm{U}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ + U}}_{\rm{C}}^{}} \right)}^2}} \)                   D. \({\rm{U}} = \sqrt {{\rm{U}}_{\rm{R}}^2{\rm{ + }}{{\left( {{\rm{U}}_{\rm{L}}^{}{\rm{ - U}}_{\rm{C}}^{}} \right)}^2}} \)

Câu 27: Trong đoạn mạch xoay chiều có điện trở R, cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch:

A. Luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện

B. Có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện

C. Luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây

D. Có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở

Câu 28: Mạch điện RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng không đổi U. Mắc song song các vôn kế V1, V2, V3 lần lượt vào hai đầu điện trở R, cuộn dây L và tụ điện C. Các vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Vôn kế V1 và V2 chỉ 100V, vôn kế V3 chỉ 200V. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu đoạn mạch U bằng

A.  \(100\sqrt 2 {\rm{ V}}\)                      B. 100V                       

C. \(200\sqrt 2 {\rm{ V}}\)                 D. 200V

Câu 29: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, cuộn dây thuần cảm. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa A và B là 200V, \({{\rm{U}}_{\rm{L}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{8}}}{{\rm{3}}}{{\rm{U}}_{\rm{R}}}{\rm{ = 2U}}_{\rm{C}}^{}\)  . Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là:

A. 180V                             B. 120V                       

C. 145V                        D. 100V

...

---Xem nội dung câu 30-50 ở phần xem online hoặc tải về máy tính---

Câu 51: Cho mạch điện gồm điện trở thuần có điện trở R, tụ điện và cuộn dây mắc nối tiếp. Cuộn dây không thuần cảm và có điện trở trong là r. Tổng trở đoạn mạch là Z. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng U không đổi thì thấy cường độ dòng hiệu dụng chạy qua mạch là I. Công suất tiêu thụ trung bình trên cuộn dây bằng

A. \({\rm{I(R + r)}}\)                           B. I2 (R+r)                

C.  I2 r                              D. I2R  

Câu 52: Một đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, cuộn dây có điện trở trong là r. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp có giá trị hiệu dụng không đổi và bằng U. Độ lệch pha giữa điện áp tức thời và cường độ dòng tức thời là φ. Công suất tiêu thụ trung bình P trên đoạn mạch được tính bằng

A. \({\rm{P = }}\frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}{{{\rm{R + r}}}}\)                B. \({\rm{P = }}\frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{cos\varphi }}}}{{{\rm{R + r}}}}\)            

C.  \({\rm{P = }}\frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}{\rm{\varphi }}}}{{\rm{R}}}\)          D. \({\rm{P = }}\frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{cos\varphi }}}}{{\rm{R}}}\)

Câu 53: Cho mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều \({\rm{u = U}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(\omega t)}}\)  thì cường độ dòng chạy qua mạch có \({\rm{i = I}}\sqrt {\rm{2}} {\rm{cos(\omega t + \varphi )}}\) ). Biểu thức nào sau đây không dùng để tính công suất tiêu thụ trung bình P trên mạch?

A. \({\rm{P = UIcos\varphi }}\)      B.  \({\rm{P}} = {{\rm{I}}^{\rm{2}}}{\rm{R}}\)     

C.  \({\rm{P}} = \frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{cos\varphi }}}}{{{{\rm{R}}^{\rm{2}}} + ({\rm{L\omega }} - \frac{{\rm{1}}}{{{\rm{C\omega }}}}{\rm{)}}}}\)                        D. \({\rm{P}} = \frac{{{{\rm{U}}^{\rm{2}}}{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}{\rm{\varphi }}}}{{\rm{R}}}\)

Câu 54: Đặt điện áp xoay chiều \({\rm{u = U}}_{\rm{0}}^{}{\rm{cos\omega t}}\left( {\rm{V}} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp với \({\rm{2CL}}{{\rm{\omega }}^{\rm{2}}}{\rm{ = 1}}\) thì đoạn mạch tiêu thụ công suất P. Sau đó nối tắt tụ điện C (trong mạch không còn tụ), công suất tiêu thụ của đoạn mạch lúc này bằng bao nhiêu?

A. \(\sqrt {\rm{2}} {\rm{P}}\)                             B.    \(\frac{{\rm{P}}}{{\sqrt {\rm{2}} }}\)                      

C. P                               D. 2P

Câu 55: Mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều \({\rm{u}} = {\rm{200cos(100\pi t}} - \frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}{\rm{)(V)}}\) thì dòng điện tức thời trong mạch có biểu thức \({\rm{i}} = {\rm{cos(100\pi t + }}\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{6}}}{\rm{)(V)}}\)  (A). Công suất tiêu thụ trung bình trên đoạn mạch là

A. 50W                              B. 100W                      

C.  \(50\sqrt 3 \)W                  D.  \(100\sqrt 3 \)W

 

...

---Để xem tiếp nội dung Bài tập trắc nghiệm về Đặc điểm của mạch RLC và các đại lượng cơ bản, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 71 câu bài tập trắc nghiệm về Đặc điểm của mạch RLC và các đại lượng cơ bản năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF