OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

34 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long Địa lí 12 có đáp án

30/04/2020 970.21 KB 804 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200430/94175445147_20200430_191215.pdf?r=328
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

34 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long Địa lí 12 có đáp án tài liệu bao gồm kiến thức trọng tâm và các câu hỏi trắc nghiệm minh họa ôn tập chủ đề Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long nằm trong chương trình Địa lý 12 sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra kiến thức về Địa lý đã học. 

 

 
 

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Câu 1.   Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là :

              A. Phù sa ngọt.  B. Đất  phèn.      C. Đất mặn.        D. Đất than bùn.

Câu 2.   Rìa châu thổ là từ dùng để chỉ :

              A. Vùng đất phù sa ngọt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.

              B. Vùng đất cao nhưng có nhiều vùng trũng thường xuyên ngập nước vào mùa mưa.

              C. Vùng đất thấp ven biển thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều.

              D. Vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Cửu Long.

Câu 3.   Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự phát triển nông nghiệp là:

              A. Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.    

              B. Đất phèn, đất mặn chiếm trên 60% diện tích.

              C. Thường xuyên chịu tác động của thiên tai.     

              D. Đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.

Câu 4.   Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là :

              A. Giải quyết nguồn nước ngọt.  B. Bảo vệ rừng ngập mặn.

              C. Khai thác biển, đảo.                 D. Nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 5.   Đây là kinh nghiệm lâu đời của người dân Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo đất phèn, đất mặn trong mùa khô.

              A. Chia đồng bằng thành ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế, luân phiên rửa cho đất.

              B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn đưa vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.

              C. Xây dựng hệ thống kênh rạch chằng chịt để khai thác nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu.

              D. Chuyển các diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi tôm cá thay cho lúa.

Câu 6.   Một giải pháp quan trọng đang được đề cập nhiều nhằm giải quyết vấn đề lũ lụt kéo dài ở ĐB sông Cửu Long là :

              A. Tăng cường xây dựng hệ thống đê bao quanh các sông.

              B. Chung sống với lũ và khai thác những lợi thế do lũ đem lại.

              C. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi để thoát lũ.

              D. Xây dựng các đập và hồ chứa ở thượng nguồn các sông.

Câu 7.   Cần Thơ là thành phố, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của ĐB sông Cửu Long nhờ vào lợi thế :

              A. Vị trí trung tâm của cả đồng bằng.                          

              B. Có cơ sở năng lượng quan trọng là nhà máy điện Trà Nóc.

              C. Có trường đại học lớn nhất khu vực.    

              D. Có cảng nội địa là cửa ngõ của cả tiểu vùng Mê Công.

Câu 8.   Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

              A. Khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.

              B. Đẩy mạnh hơn nữa việc thâm canh, tăng vụ.

              C. Thực hiện khai hoang và cải tạo đất phèn, đất mặn.

              D. Kết hợp khai hoang mở rộng diện tích với tăng hệ số sử dụng đất.

Câu 9.   Năm 2005, tỉnh nào của ĐB sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa và thuỷ sản?

              A. Cà Mau và Kiên Giang.           B. Cà Mau và An Giang.

              C. An Giang và Kiên Giang.        A. An Giang và Đồng Tháp.

Câu 10. Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất trong sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là :

              A. Đông xuân là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.

              B. Hè thu là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.

              C. Khả năng tăng vụ còn nhiều vì hệ số sử dụng đất còn thấp.

              D. Có lương thực bình quân cao hơn mức bình quân cả nước.

Câu 11. Loại cây công nghiệp lâu năm ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất:

              A. Dừa.               B. Hồ tiêu.          C. Điều               D. Dâu tằm.

Câu 12. Bến Tre là tỉnh có diện tích lúa thấp nhất của Đồng bằng sông Cửu Long vì :

              A. Đây là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất đồng bằng.

              B. Đây là tỉnh có dân số đông mật độ cao nhất đồng bằng.

              C. Đây là tỉnh dẫn đầu đồng bằng về trồng cây công nghiệp.

              D. Phần lớn diện tích của tỉnh là đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Câu 13. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐB sông Cửu Long. (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

2005

Cả nước

1,58

2,25

2,64

3,43

Đồng bằng sông Cửu Long

0,82

1,17

1,36

1,84

 

              Nhận định nào sau đây chưa chính xác về sản xuất thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long?

              A. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục.

              B. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn cả nước.

              C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản cả nước.

              D. Năm 2005, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng thấp nhất trong các năm.

Câu 14. Đây không phải là một trong những đặc điểm sản xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long.

              A. Chiếm hơn 50% sản lượng lúa cả nước.

              B. Đóng góp phần lớn nhất trong lượng gạo xuất khẩu của cả nước.

              C. Có nhiều tỉnh đạt sản lượng trên 1,0 triệu tấn/năm.

              D. Có năng suất lúa cao nhất nước.

Câu 15. Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất về đặc điểm tự nhiên giữa ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là :

              A. Đất đai.          B. Khí hậu.         C. Thuỷ văn.      D. Sinh vật.

Câu 16. Vùng thượng và hạ châu thổ ở Đồng bằng sông Cửu Long đều có chung đặc điểm là :

              A. Độ cao dao động từ 2 – 4 m so với mực nước biển.

              B. Đất phù sa bị nhiễm mặn.       C. Chịu tác động của sóng biển và thủy triề        

              D. Những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa.

Câu 17. Để phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội và môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải:

              A. Phá thế độc canh cây lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

              B. Bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn ven biển.

              C. Khai thác tổng thể biển - đảo - đất liền gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

              D. Đẩy mạnh nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Câu 18. Hệ sinh thái rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long là :

              A. Rừng ngập mặn và rừng nhiệt đới rụng lá.      

              B. Rừng tràm và rừng thưa nhiệt đới.

              C. Rừng khộp và rừng ngập mặn

              D. Rừng ngập mặn và rừng tràm.

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long Địa lí 12 

1. B

2. D

3. A

4. A

5. A

6. B

7. A

8. D

9. C

10. A

11. A

12. C

13. D

14. D

15. B

16. D

17. C

18. D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 19-34  của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long Địa lí 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 34 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông cửu long Địa lí 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF