OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

30 Câu hỏi trắc nghiệm nhận biết Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam Địa lí 12

30/11/2020 898.45 KB 903 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201130/110446511200_20201130_062352.pdf?r=1146
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm nhận biết Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam Địa lí 12 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về vị trí địa và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu 1:  Cho sơ đồ sau :

 Các vùng biển đánh theo thứ tự I, II, III.IV lần lượt là

A. Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền về kinh tế

B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế

C. Cùng đặc quyền về kinh tế, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải

D. Nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế

Câu 2:  Việt Nam nằm trong múi giờ số:

A. 6.                                 B. 7.                                 C. 8.                                 D. 9.

Câu 3:  Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:

A. nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương- Địa Trung Hải.

B. nằm tiếp giáp với Biển Đông.

C. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

D. nằm ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.

Câu 4:  Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng thành các vùng khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo là do:

A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn và địa hình phân bậc rõ nét.

B. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc.

C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.

D. Vị trí địa lí và hình thể nước ta.

Câu 5:  Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:

A. Lãnh hải.

B. Vùng tiếp giáp lãnh hải

C. Thềm lục địa.

D. Vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 6:  Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải :

A. Đường ô tô và đường sắt.                                  B. Đường biển và đường sắt.

C. Đường hàng không và đường biển.                    D. Đường ô tô và đường biển.

Câu 7:  Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với

A. Lào                             B. Trung Quốc                 C. Campuchia                  D. Thái Lan

Câu 8:  Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có:

A. Nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.                     B. Nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.

C. Thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.                  D. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Câu 9:  Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc Hiển, tỉnh

A. Kiên Giang                 B. Cà Mau                       C. An Giang                    D. Bạc Liêu

Câu 10:  Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :

A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.

B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.

C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.

D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

Câu 11:  Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 22' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai                       B. Cao Bằng                    C. Hà Giang                    D. Lạng Sơn

Câu 12:  Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc :

A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. Mở rộng quan hệ hợp tác với  các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

C. Phát triển các ngành kinh tế biển.

D. Tất cả các thuận lợi trên.

Câu 13:  Vùng đất của nước ta là:

A. Phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.

B. Phần đất liền giáp biển.

C. Toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo.

D. Các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

Câu 14:  Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?

A. Á và Ấn Độ Dương.

B. Á và Thái Bình Dương.

C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

D. Á-Âu và Thái Bình Dương.

Câu 15:  Huyện đảo Trường Sa trực thuộc

A. Thành phố Đà Nẵng                                           B. Tỉnh Quảng Nam

C. Tỉnh Khánh Hòa                                                 D. Tỉnh Quảng Ngãi

Câu 16:  Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:

A. có nhiều tài nguyên khoáng sản.

B. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

Câu 17:  Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông bớt nóng, khô và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

B. Nền nhiệt độ cao, cán cân bức xạ quanh năm dương.

C. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

D. Có sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.

Câu 18:  Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đấ liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia                            B. Trung Quốc, Campuchia, Lào

C. Lào, Campuchia, Trung Quốc                            D. Lào, Trung Quốc, Campuchia

Câu 19:  Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là:

A. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

D. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 20:  Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía :

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.

B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.

C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin.

D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.

Câu 21:  Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường:

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.

B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.

C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Câu 22:  Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta

A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

D. Thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ĐÁP ÁN

1

B

12

B

2

B

13

C

3

A

14

D

4

D

15

C

5

C

16

B

6

C

17

B

7

A

18

D

8

C

19

B

9

B

20

C

10

A

21

C

11

C

22

C

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 23-30 của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm nhận biết Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE
OFF