OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

30 Bài tập trắc nghiệm nhận biết Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12

25/11/2020 1.28 MB 356 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201125/579239498940_20201125_152003.pdf?r=511
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm nhận biết Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12 bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về các đặc điểm điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

 

 
 

TỰ NHIÊN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Câu 1:  Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

 Đồng bằng sông Hồng

1 186,1

1 122,7

6 398,4

7 175,2

 Đồng bằng sông Cửu Long

3 826,3

4 249,5

19 298,5

25 475,0

Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước là

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.

B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.

Câu 2:  Tăng cường công tác thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long là để :

A. Để thoát lũ trong mùa mưa

B. Để thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

C. Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

D. Để giữ được nước ngọt trong mùa khô và thoát lũ trong mùa mưa.

Câu 3:  Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đất mặn.                     B. Đất phèn.                    C. Đất xám.                     D. Đất phù sa ngọt.

Câu 4:  Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là

A. Đất phèn                     B. Đất mặn                      C. Đất cát                        D. Đất phù sa ngọt

Câu 5:  Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra

A. hạn hán                       B. bão.                             C. lũ lụt.                          D. xâm nhập mặn.

Câu 6:  Các loại khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Đá vôi, than đá.          B. Than bùn, đá vôi.        C. Than đá, dầu khí.        D. Dầu khí, than bùn.

Câu 7:  Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất trong sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là:

A. Đông xuân là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.

B. Hè thu là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.

C. Khả năng tăng vụ còn nhiều vì hệ số sử dụng đất còn thấp.

D. Có lương thực bình quân cao hơn mức bình quân cả nước.

Câu 8:  Khó khăn nhất cho sản xuất cây lương thực ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là :

A. Đất bị ngập úng quá sâu.

B. Tình trạng bốc phèn.

C. Đất bị nhiễm mặn.

D. 2/3 diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn.

Câu 9:  Đất phù sa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

A. Ven biển Đông.                                                  B. Bán đảo Cà Mau.

C. Ven vịnh Thái Lan.                                             D. Dọc sông Tiền, sông Hậu.

Câu 10:  Rìa châu thổ là từ dùng để chỉ :

A. Vùng đất phù sa ngọt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.

B. Vùng đất cao nhưng có nhiều vùng trũng thường xuyên ngập nước vào mùa mưa.

C. Vùng đất thấp ven biển thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều.

D. Vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Cửu Long.

Câu 11:  Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.

B. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.

C. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.

D. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.

Câu 12:  Mùa khô ở Đồng bằng Cửu Long kéo dài từ

A. tháng 12 đến tháng 5 năm sau.                           B. tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

C. tháng 10 đến tháng 5 năm sau .                          D. tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

Câu 13:  Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn đối với đời sống nhân dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long :

A. Ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

B. Chắn sóng, cố định đất, mở rộng diện tích đồng bằng.

C. Là môi trường sống của các loài sinh vật.

D. Cung cấp gỗ củi, cây dược liệu và nguồn thực phẩm.

Câu 14:  Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự phát triển nông nghiệp là:

A. Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.

B. Đất phèn, đất mặn chiếm trên 60% diện tích.

C. Thường xuyên chịu tác động của thiên tai.

D. Đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.

Câu 15:  Đặc điểm nào không đúng với vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng

B. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải

C. Có các vùng trũng ngập nước vao mùa mưa và các bãi nồi ven sông

D. Có độ cao từ 2 đến 4 m so với mực nước biển

Câu 16:  Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh

A. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá.

B. trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

C. trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 17:  Loại đất phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan là

A. Đất phèn                     B. Đất mặn                      C. Đất cát                        D. Đất phù sa ngọt

Câu 18:  Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Camphuchia là

A. An Giang                    B. Hậu Giang                   C. Tiền Giang                  D. Vĩnh Long

Câu 19:  Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?

A. Có tiền năng lớn về đất phù sa ngọt                   B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm

C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn                 D. Có sông ngòi dày đặc

Câu 20:  Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Lai tạo giống lúa chịu phèn, chịu mặn.              B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ lũ.

C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.                                 D. Khai thác rừng ngập mặn nuôi thủy sản

ĐÁP ÁN

1

D

11

A

2

D

12

B

3

B

13

D

4

D

14

A

5

B

15

D

6

B

16

D

7

A

17

B

8

B

18

A

9

D

19

C

10

D

20

D

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 Bài tập trắc nghiệm nhận biết Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE
OFF