OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

23 Bài tập rèn luyện các kỹ năng làm bài thực hành môn Địa lý 12 có đáp án

30/03/2020 1.61 MB 442 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200330/693662157679_20200330_095434.pdf?r=4200
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu 23 Bài tập rèn luyện các kỹ năng làm bài thực hành môn Địa lý 12 có đáp án tài liệu bao gồm các bài tập tích hợp các kỹ năng làm bài thực hành trong Địa lý như: nhận xét biểu đồ, vẽ biểu đồ,... sẽ giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập và đánh giá kiến thức cũng như rèn luyện khả năng tư duy làm bài, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi THPT QG sắp tới.  

 

 
 

BÀI TẬP RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÝ 12

Bài 1:  Cho bảng số liệu sau :

DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1979, 1989, 2005

Năm

Tổng số ( nghìn người)

Nhóm tuổi ( %)

0 – 14

15- 59

Từ 60 trở lên

1979

52.472

41,7

51,3

7,0

1989

64.405

38,7

54,1

7,2

2005

84.156

27,1

63,9

9,0

 

Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên?

Đáp án bài 1

 a) Nhận xét:

Có sự thay đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

  • Nhóm tuổi 0 – 14 giảm 8,1%
  • Nhóm tuổi 15- 59 tăng 7,0%
  • Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng 1,1%

=> Như vậy, kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang dân số già.

b) Giải thích.

  • Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để
  • Nhận thức của người dân ngày cành tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh
  • Do y tế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình.

Bài 2: Cho bảng số liệu sau:

Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh- Năm 2005

Các chỉ tiêu

Cả nước

Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

Sản lượng công nghiệp

(tỉ đồng)

416562,8

34559,9

98403

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp(nghìn người)

6240,6

839,2

1496,8

Số doanh nghiệp

112952

18214

31292

a. Tính tỉ lệ % các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

b. So sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đáp án bài 2

a. Nhận xét biểu đồ:

Tính tỷ lệ % các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh so với cả nước năm 2005.

Các chỉ tiêu

Cả nước

Hà Nội

TP. HCM

Sản lượng công nghiệp

100%

8,3

23,6

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp

100%

13,4

24,0

Số doanh nghiệp

100%

16,1

27,8

 

 b. So sánh:

Giống nhau: Đều là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Khác nhau:

  • Về qui mô TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn thứ 2.
  • Các chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp của TP Hồ Chí Minh đều cao hơn so với Hà Nội.
    • Sản lượng công nghiệp TP HCM gấp 2,8 lần Hà Nội.
    • Số lao động trong các doanh nghiệp TP HCM gấp 1,8 lần Hà Nội.
    • Số doanh nghiệp của TP HCM gấp 1,7 lần so với Hà Nội.

Bài 3:  Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng ở nước ta Năm 2005 (đơn vị: %)

Các vùng

Cơ cấu sản lượng lúa

Cả nước

100

Đồng bằng sông Hồng

17,3

Trung du và miền núi Bắc Bộ

8,6

Bắc Trung Bộ

8,9

Duyên hải Nam Trung bộ

4,9

Tây Nguyên

2,0

Đông Nam Bộ

4,5

Đồng Bằng Sông Cửu Long

53,8

 

  a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng nước ta- năm 2005

  b. Nhận xét và giải thích cơ cấu sản lượng lúa ở các vùng nước ta

Đáp án

a. Vẽ biểu đồ

  • Vẽ biểu đồ hình tròn.
  • Vẽ tương đối chính xác tỷ lệ giữa các vùng.
  • Có tên biểu đồ và chú giải đúng.

b. Nhận xét:

Sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng.

  • Đồng bằng sông Cửu long có sản lượng lúa cao nhất cả nước (chiếm 53,8%). Đồng bằng sông Hồng có sản lượng đứng thứ 2 (chiếm 17,3%).
  • Sau đó đến các vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
  • Có sản lượng lúa nhỏ nhất là Tây Nguyên (chiếm 2,0% sản lượng lúa cả nước)

c. Giải thích:

  • Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng SCL là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ nguồn lao động dồi dào.
  • Bắc Trung Bộ có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng lúa trên các thung lũng nhỏ hẹp giữa núi.
  • Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên điều kiện khó khăn như đồng bằng nhỏ, lại có mùa khô kéo dài.

Bài 4:

Cho bảng số liệu về mật độ dân số các vùng trong năm 2006

(Đơn vị: người/ km2)

Vùng

ĐBSH

ĐB

TB

BTB

DH NTB

TN

ĐNB

ĐB SCL

Mật độ Dân số

1225

148

69

207

200

89

551

429

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số của các vùng trong năm 2006.

b. Nhận xét

Đáp án

  • Vẽ biểu đồ: Học sinh vẽ biểu đồ hình cột đúng, đầy đủ, chính xác * Nếu:
    • Thiếu tên biểu đồ trừ
    • Thiếu đơn vị ở trục tung, vùng ở trục hoành trừ
    • Không chính xác một cột, thiếu 1 cột trừ
    • Không có tên vùng, hoặc không chú thích trừ
  • Nhận xét được:
    • Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng (số liệu chứng minh)
    • Dân cư tập trung chủ yếu ở cac vùng đồng bằng (các vùng đồng bằng có mật độ dân số cao hơn nhiều so với Trung du và miền núi)

Bài 5: Cho bảng số liệu sau:

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA Ở NƯỚC TA, Thời kì 1980 -2005.

Tiêu chí

1980

1990

2000

2002

2005

Diện tích( 1000 ha)

Năng suất lúa cả năm ( tạ/ ha)

Sản lượng lúa cả năm( triệu ha)

5600

20,8

11,6

 

6043

31,8

19,2

7654

42,5

32,6

7504

45,9

34,4

7329

49

35,8

 

a/ Tính chỉ số tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm (lấy năm 1980 = 100%).

b/ Từ số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đường biểu diễn diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 1980 – 2005.

c/ Qua bảng số liệu, hãy nêu tình hình phát triển của ngành trồng lúa và cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa trong những năm gần đây.

Đáp án bài 5

a/ Tính chỉ số tăng trưởng của ngành sản xuất lúa

               Xử lí số liệu, tính tỉ lệ % (lấy năm 1980 = 100%)

Tiêu chí

1980

1990

2000

2002

2005

Diện tích

Năng suất lúa cả năm

Sản lượng lúa cả năm

100

100

100

108

153

166

137

204

281

134

221

297

131

236

309

 

b/Vẽ biểu đồ

  • Vẽ cùng trong một hệ toạ độ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện diện tích, năng suất và sản lượng lúa tương ứng với từng thời điểm.
  • Ghi chú đầy đủ đơn vị và thời điểm tương ứng trên 2 trục, nội dung biểu đồ.

c/ Nhận xét và nguyên nhân:  

* Nhận xét:  

  • Từ năm 1980 đến 2005 ngành sản xuất lương thực đặc biệt là lúa đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là qui mô:
  • Trong hơn 20 năm, diện tích lúa đã tăng thêm gần 2 triệu ha với mức tăng 1,34 lần.
  • Năng suất lúa tăng hơn gấp 2 với số tăng 28,1 tạ / ha.
  • Sản lượng lúa tăng nhanh hơn cả hơn gấp 3 lần với 24,2 triệu tấn.

* Nguyên nhân:

  • Nhờ tích cực khai hoang mở rộng diện tích.  
  • Tập trung đầu tư thâm canh và hoàn thiện công nghệ bảo quản - chế biến sau thu hoạch.  
  • Thị trường thế giới có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo.  
  • Nhà nước có nhiều chính sách trong phát triển nông nghiệp.  

Bài 6:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005.                                                                                                    (Đơn vị: %)

Năm

1990

1991

1995

1997

1998

2000

2005

Nông - Lâm - Ngư

38,7

40,5

27,2

25,8

25,8

23,0

21,0

Công nghiệp - Xây dựng

22,7

23,8

28,8

32,1

32,5

38,5

41,0

Dịch vụ

38,6

35,7

44,0

42,1

41,7

38,5

38,0

 a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005.

b) Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó

Đáp án bài 6

 a) Vẽ biểu đồ miền

Yêu cầu: vẽ đẹp, đúng, khoảng cách năm hợp lí, có chú giải, tên biểu đồ, ghi số liệu vào biểu đồ (thiếu một trong các yêu cầu trên trừ)

b) Nhận xét sự thay đổi đó

  • Khu vực Nông - Lâm- Ngư giảm nhanh về tỉ trọng, từ 38,7% xuống còn 21%
  • Khu vực Công nghiệp- Xây dựng tăng tỉ trọng từ 22,7% lên 41% và đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP
  • Khu vực Dịch vụ tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định

Giải thích:

  • Do nước ta đang trong quá trình đổi mới, thành tựu của công cuộc đổi mới mà biểu hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
  • Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tuy nhiên còn chậm.

Bài 7:

Cho bảng số liệu dưới đây về diện tích và sản lượng cà phê nhân nước ta thời kì 1990- 2005.

Năm

1990

1995

2001

2005

Diện tích trồng cà phê (nghìn ha)

119

186

565

497

Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn)

92

218

840

752

 

a. Vẽ biểu đồ kết hợp tốt nhất thể hiện sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời lì 1990 - 2005.

b. Qua biểu đồ đã vẽ hày nhận xét, giải thích về sự biến động diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kì trên.

Đáp án bài 7:

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích; biểu đồ đường thể hiện sản lượng (hoặc ngược lại) yêu cầu: đầy đủ, chính xác, đẹp.

Nếu thiếu một chi tiết trừ. Không có tên biểu đồ và chú thích. Không có đơn vị diện tích, sản lượng trên trục tung, năm trên trục hoành. thể hiện các số liệu, năm không chính xác, không đẹp.

b. Nhận xét:

  • Từ 1990 đến 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta nhìn chung ngày càng tăng nhanh nhưng tốc độ tăng và quá trình tăng khác nhau
  • Về diện tích: tăng gần 4.2 lần và thay đổi qua 2 giai đoạn: (1990-2001 tăng rất nhanh, tăng 445.7 nghìn ha và 2001-2005 giảm 67.6 nghìn ha)
  • Về sản lượng cà phê nhân tăng nhanh hơn diện tích, tăng gần 8.2 lần và cũng thay đổi qua 2 giai đoạn: 1990-2001 tăng 748 nghìn tấn và 2001-2005 giảm 88 nghìn tấn)

c. Giải thích:

  • Diện tích trồng cà phê ngày càng tăng do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển (như đất đỏ bazan, khí hậu nhiệt đới phân hoá theo độ cao, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng)
  • Sản lượng cà phê nhanh tăng do diện tích tăng và năng suất tăng
  • Giai đoạn từ 2001-2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân giảm do biến động thị trường, thiên tai…

Bài 8:

Cho bảng số liệu dưới đây về giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ thời kì 1995- 2005.

Đơn vị: tỉ đồng

Năm/ thành phần kinh tế

Tổng số

Nhà nước

Ngoài nhà nước

Có vốn đầu tư nước ngoài

1995

50.508

19.607

9.942

20.959

2005

199.622

48.058

46.738

104.826

a. Tính ra cơ cấu % theo các thành phần kinh tế

b. Nhận xét, giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu trên ở Đông Nam Bộ

Đáp án bài 8:

a. Tính ra cơ cấu % đúng (cho phép lấy 1 số lẻ sau khi làm tròn số)

b. Nhận xét:

Từ năm 1995- 2005 tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế ở Đông Nam Bộ cao, thấp khác nhau và thay đổi theo hướng:

  • Thành phần kinh tế Nhà nước chiếm vị trí thứ 2 và tỉ trọng giảm nhanh (giảm 14,6%)
  • Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước chiếm vị trí thứ 3 và tỉ trọng tăng dần (tăng 3.7%) 
  • Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí lớn nhất và tỉ trọng tăng dấn (tăng 10.9%)

c. Giải thích:

  • Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thời kì 1995- 2005 thay đổi như trên là do:
  • Tác động của đường lối Đổi mới và hội nhập của nước ta trong đó có Đông Nam Bộ + Đông Nam Bộ có cơ chế, điều kiện đầu tư thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Bài 9:

Cho bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

(Đơn vị: %)

               Năm

1990

2005

Trồng trọt

79.3

73.5

Chăn nuôi

17.9

24.7

Dịch vụ nông nghiệp

2.8

1.8

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta năm 1990 và 2005. Nhận xét

Đáp án bài 9:

  • Vẽ 2 biểu đồ tròn ( hoặc cột chồng ) chia đúng tỷ lệ, ký hiệu thống nhất, chú thích đúng , có ghi năm cho từng biểu đồ và tên chung, sạch đẹp.
  • Nhận xét:  Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm nhưng vẫn còn cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng và đã trở thành ngành sản xuất chính, tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ.

Bài 10: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

SỐ DÂN CỦA VIỆT NAM,GIAI ĐOẠN 1901- 2006 (Đơn vị: triệu người)

Năm

Số dân

Năm

Số dân

1901

13,0

1970

41,0

1921

15,5

1979

52,7

1936

18,8

1989

64,4

1956

27,5

1999

76,3

1960

30,2

2006

84,2

 

           Nhận xét về tình hình gia tăng dân số ở nước ta.

Đáp án bài 10:

Nhận xét:

  • Dân số nước ta tăng liên tục và ngày càng tăng nhanh, trong hơn 1 thế kỉ dân số nước ta đã tăng thêm 71,2 triệu người.
  • Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn:
    • Giai đoạn 1921- 1960: dân số tăng gấp đôi trong vòng 39 năm.
    • Giai đoạn 1960- 1989: dân số tăng gấp đôi trong vòng 29 năm.
    • Nửa đầu thế kỉ (1901- 1956) dân số nước ta chỉ tăng có 14,5 triệu người, nửa sau thế kỉ (1956- 2006) dân số nước ta đã tăng thêm 56,7 triệu người; trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm dân số nước ta đã tăng thêm 1,13 triệu người. Số dân tăng thêm hằng năm tương đương với số dân của một tỉnh có số dân vào loại trung bình.

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 11-23 của tài liệu Bài tập rèn luyện các kỹ năng làm bài thực hành môn Địa lý 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 23 Bài tập rèn luyện các kỹ năng làm bài thực hành môn Địa lý 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF