HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Nhôm và hợp chất của Nhôm môn Hóa học 12. Tài liệu gồm các dạng toán thường gặp và bài tập minh họa với lời giải rõ ràng, chi tiết sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
Câu 1. Chọn câu sai trong các câu sau đây
A. Al không tác dụng với nước vì có lớp Al2O3 bảo vệ
B. Al là kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
C. Dùng giấy nhôm để gói kẹo vì nhôm dẻo và không độc hại cho con người
D. Al là nguyên tố lưỡng tính.
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây đúng ?
A. Nhôm là kim loại lưỡng tính . B. Al(OH)3 là một baz lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit trung tính. D. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính
Câu 3. X là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, rất dẻo, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm. X là :
A. Na B. Ca C. Al . D. Fe
Câu 4. Độ dẫn điện của nhôm bằng
A. 1/3 so với độ dẫn điện của đồng. B. 2/3 so với độ dẫn điện của đồng .
C. 3/3 so với độ dẫn điện của đồng. D. 4/3 so với độ dẫn điện của đồng.
Câu 5. Tính chất nào sau đây của nhôm là đúng
A. Nhôm tác dụng với các axit ở tất cả mọi điều kiện .
B. Nhôm tan được trong dung dịch NH3
C. Nhôm bị thụ động hóa với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội .
D. Nhôm là kim loại lưỡng tính.
Câu 6. Để chứng minh tính khử nhôm mạnh hơn sắt ta thực hiện phản ứng:
A. Phản ứng với nước ở nhiệt độ phòng B. Phản ứng nhiệt nhôm .
C. Dùng phương pháp điện luyện D. Điện phân nóng chảy nhôm oxit
Câu 7. Cấu hình electron ngoài cùng của Al và Al3+ tương ứng lần lượt là:
A. 3s2 3p1 ; 3s2 3p4 B. 2s2 2p6 , 3s2 3p1
C. 3s2 3p1 ; 3s2 D. 3s2 3p1 ; 2s2 2p6 .
Câu 8. Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây
1. Là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, nhiệt độ nóng chảy ở 660oC
2. Dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
3. Là kim loại nhẹ, không màu, không tan trong nước
A. 1, 2. B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2, 3
Câu 9. Nhôm có thể phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây?
A. dd HCl, dd H2SO4 đặc nguội, dd NaOH.
B. dd H2SO4loãng, dd AgNO3, dd Ba(OH)2
C. dd Mg(NO3)2, dd CuSO4, dd KOH.
D. dd ZnSO4, dd NaAlO2, dd NH3.
Câu 10. Chọn câu đúng: Khi cho nhôm vào nước thì
A. Lúc đầu Al có phản ứng với nước sau đó dừng lại, nên coi như nhôm không có phản ứng với nước
B. Nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ, làm sạch lớp oxit này thì nhôm có tác dụng với nước tạo ra Al(OH)3 bảo vệ nên phản ứng dừng lại .
C. Nhôm phản ứng với nước tạo ra Al2O3 nên phản ứng dừng lại
D. Nhôm phản ứng với nước tạo thành Al(OH)3
Câu 11. Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính ?
A. Al(OH)3.. B. Al2O3 . C. ZnSO4 . D. NaHCO3.
Câu 12. Có 4 mẫu bột kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do :
A. nhôm là kim loại kém hoạt động B. có màng oxit nhôm bền vững bảo vệ.
C. có màng hidroxit bền vững bảo vệ D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước
Câu 14. Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaHCO3. D. NH3.
Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng :
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O .
Các hệ số cân bằng từ trái qua phải là:
A. 3, 6, 3, 1, 3 B. 1, 6, 1, 6, 3 C. 1. 6 , 1, 3, 3. D. 2, 6, 2, 3, 3
Câu 16. Cho sơ đồ phản ứng :
Al + HNO3 (loãng ) → Al(NO3)3 + N2 + H2O
Tổng hệ số sau cân bằng :
A. 47 B. 57 C. 67 D. 77.
Câu 17. Cho phương trình phản ứng :
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + . . . . .
Nếu tỷ lệ giữa N2O và N2 là 2 : 3 thì sau cân bằng ta có tỷ lệ mol bao nhiêu?
A. 23 : 4 : 6. B. 46 : 6 : 9 . C. 46 : 2 : 3. D. 20 : 2 : 3.
Câu 18. Làm sạch Ag có lẫn tạp chất là Al, có thể dùng
1. Dung dịch NaOH dư
2. Dung dịch HCl dư
3. Dung dịch Fe(NO3)2 dư
4. Dung dịch AgNO3 dư
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4. . D. 1, 3, 4
Câu 19. Có 3 chất rắn : Mg , Al , Al2O3 đựng trong 3 lọ riêng biệt Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết mỗi chất là chất nào sau đây :
A. HCl đặc. B. H2SO4 đặc nguội. C. Dung dịch NaOH D. dung dịch NH3.
Câu 20. Hóa chất dùng để nhận biết được từng chất rắn trong dãy sau: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3 là: 1. Dung dịch HCl 2. H2O 3. CO2
A. 1, 2 B. 2, 3. C. 1, 3 D. 1, 2, 3
Câu 21. Chia m gam nhôm thành 2 phần bằng nhau
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy nhất).
Quan hệ giữa x và y là :
A. y = 2x. B. x = y. C. x = 4y D. x = 2y.
Câu 22.Cho sơ đồ phản ứng sau: Al → NaAlO2 → Al(OH)3 → AlCl3 → Al
(1) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
(2) NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 ↓+ NaOH
(3) Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
(4) 2AlCl3 → 2Al + 3Cl2
Cho biết những phản ứng nào sai
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (2), (4). D. (1), (4)
Câu 23. Cho sơ đồ phản ứng sau
Al → X → Y → Z → Al
X, Y, Z lần lượt là
A. Al2O3, NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4] ), Al(OH)3 B. NaAlO2, Al2O3, Al(OH)3
C. Al(OH)3, NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4] ), Al2O3 D. NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3 .
Câu 24. Cho hỗn hợp gồm Na và Al tan vào nước thấy hỗn hợp tan hết. Nhận xét đúng là :
A. Al tan hoàn toàn trong nước dư.
B. Đã dùng nước dư.
C. H2O dư và số mol Al lớn hơn số mol Na.
D. H2O dư và số mol Al nhỏ hơn số mol Na .
Câu 25. Khi hoà tan một vật bằng nhôm vào dung dịch NaOH, phản ứng đầu tiên xảy ra sẽ là :
A. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
C. Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.
D. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Câu 26. Cho phản ứng hoá học : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O
Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là :
A. 1 và 3 B. 3 và 2. C. 4 và 3. D. 3 và 4.
Câu 27. Trong quá trình sản xuất Al từ quặng boxit, người ta hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm:
(1) tiết kiệm năng lượng
(2) giúp loại các tạp chất thường lẫn trong quặng boxit là Fe2O3 và SiO2
(3) giảm bớt sự tiêu hao cực dương ( cacbon) do bị oxi sinh ra oxi hóa
(4) tạo hỗn hợp có tác dụng bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí
(5) tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.
Các ý đúng là:
A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (4), (5) D. (2), (3), (4), (5).
Câu 28. Cho phản ứng : Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2. Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này là :
A. Al . B. H2O. C. NaOH . D. H2O và NaOH
Câu 29. Mô tả không phù hợp với nhôm là:
A. Ở ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IVA B. Cấu hình electron [Ne]323p1
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng là +3
Câu 30. Mô tả chưa chính xác về tính chất vật lí của nhôm:
A. Màu trắng bạc, kim loại nhẹ. B. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
C. dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. D. Dẫn điện tốt hơn Cu và Fe
Câu 31. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp AlCl3, ZnCl2 thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B. Cho H2 (dư) qua B nung nóng thu được chất rắn ...
A. Al2O3 B.Zn và Al2O3. C.ZnO và Al. D.ZnO và Al2O3.
Câu 32. Khi thêm Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Nước vẫn trong suốt. B. Có kết tủa Nhôm cacbonat.
C. Có kết tủa Al(OH)3 và có khí D. Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan trở lại.
Câu 33. Các chất nào sau đây đều tan được trong dung dịch NaOH?
A. Na, Al, Al2O3 B. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
C. MgCO3, Al, CuO. D. KOH, CaCO3, Cu(OH)2.
Câu 34. Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm sau
- Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3.
- Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd NaOH đên dư vào dd Al(NO3)3.
Phát biểu nào sau đây đúng
A. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.
B. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.
C. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan .
Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan
D. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan .
Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan .
Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhôm oxit?
A. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3.
B. Al2O3 là oxit không tạo muối.
C. Al2O3 bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao.
D. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3.
Câu 36. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?
A. dung dịch NaOH dư . B. dung dịch AgNO3.
C. dung dịch Na2SO4. D. dung dịch HCl.
Câu 37. Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây
1. Al 2. Al2O3 3. Fe3O4 4. FeO 5. Fe2O3 6. Fe
A. 2, 3, 4 . B. 1, 2, 6. C. 2, 3, 6 . D. 1, 2, 3 .
Câu 38. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 39. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 5. B. 4 . C. 3. D. 2.
Câu 40. Để tinh chế CuO có lẫn Al2O3 với khối lượng không đổi, có thể dùng hóa chất
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch NH3 . C. Dung dịch HCl . D. H2O dư
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi trắc nghiệm Nhôm và hợp chất của Nhôm môn Hóa học 12. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
>>> Các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác tại đây :
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023954 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)