OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 141 bài tập về tương tác gen có đáp án và giải chi tiết

19/05/2017 1.55 MB 20702 lượt xem 874 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170519/3241154311_20170519_151454.pdf?r=4376
ADMICRO/
Banner-Video

Hoc247 tổng hợp và giới thiệu đến các em chuyên đề bài tập tương tác gen bao gồm 2 phần với 141 bài tập chọn lọc có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em cọ xát với các dạng bài tập thường gặp trong đề thi và kiểm tra. Hi vọng tài liệu góp phần hỗ trợ thêm kiến thức và kĩ năng làm bài cho các em.

 

 
 

BÀI TẬP VỀ TƯƠNG TÁC GEN

CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

 

PHẦN I : TƯƠNG TÁC GEN

 

Câu 1. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut cùng quy định. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Tính trạng màu sắc hoa đậu thơm di truyền theo quy luật

A. tương tác cộng gộp.                                         B. phân li độc lập.

C. tương tác bổ sung.                                           D. phân li.

Câu 2. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Khi lai hai gống đậu hoa trắng thuần chủng được F1 toàn đậu hoa đỏ. Kiểu gen của các cây đậu thế hệ P là

A. AABB x aaBB.         B. AAbb x aaBB.      C. AABB x aabb.         D. AAbb x Aabb

Câu 3. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Cho F1 Hoa đỏ được tạo ra từ 2 giống hoa trắng thuần chủng đem lai phân tích ở thế hệ Fa sẽ là:

A. Toàn hoa đỏ.                  B. 1 đỏ : 1 trắng.                  C. 3 đỏ : 1 trắng.       D. 3 trắng : 1 đỏ.

Câu 4. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Cho F1 Hoa đỏ được tạo ra từ 2 giống hoa trắng thuần chủng tự thụ phấn ở thế hệ F2 sẽ là:

A. 15 : 1.                              B. 3 : 1                        C. 9 : 7.                       D. 5 : 3.

Câu 5. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Phép lai nào sau đây sẽ cho toàn hoa đỏ:

A. AAbb x Aabb.                 B. aaBB x aaBb.                     C. aaBb x aabb.         D. AABb x AaBB.

Câu 6. Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) không cùng lôcut tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Cho lai cá thể dị hợp hai cặp gen với cá thể có kiểu gen AABb, kết quả phân tính ở F2

A. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.                                     B. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng.

C. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng                                      D. toàn hoa đỏ.

Câu 7. Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô

A. do một cặp gen quy định.                  

B. di truyền theo quy luật trội lặn không hoàn toàn.

C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.            

D. di truyền theo quy luật liên kết gen.

Câu 8. Khi lai các cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Có thể kết luận phép lai trên tuân theo quy luật

A. tương tác bổ sung.       B. phân li độc lập.    C. phân li.      D. trội lặn không hoàn toàn.

Câu 9. Khi lai thuận và nghịch hai dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng. Tính trạng màu sắc lông chuột di truyền theo quy luật

A. phân li của Menđen.                                        B. phân li độc lập.

C. tương tác bổ sung                                            D. trội lặn không hoàn toàn..

Câu 10. Trong phép lai một tính trạng, người ta thu được kiểu hình ở con lai là 135 cây hoa tím, 45 cây hoa vàng, 45 cây hoa đỏ và 15 cây hoa trắng. Quy luật di truyền nào sau đây đã chi phối tính trạng màu hoa?

A. Định luật phân li độc lập.                                B. Quy luật phân li.

C. Tương tác gen kiểu bổ trợ.                             D. Trội lặn không hoàn toàn. 

{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}

 

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT (PHẦN 1)

 

Câu 1:  C

Màu sắc hoa do hai cặp (Aa và Bb) không cùng locut tương tác bổ sung hình thành nên. Nếu có A và B thì biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen nào → màu trắng .

Tính chất màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Câu 2: B

A-B-: hoa đỏ, một trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào → màu hoa trắng.

Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng → F1 hoa đỏ. Kiểu gen của các cây đậu thế hệ P là: F1 hoa đỏ → A-B- → P: AAbb × aaBB.

Câu 3: D

Có cả gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ. Chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì hoa màu trắng.

lai hai hoa trắng thuần chủng → hoa đỏ: AaBb.

Đem hoa đỏ, AaBb lai phân tích → tỷ lệ Fa: AaBb × aabb → AaBb: Aabb: aaBb: aabb → tỷ lệ 3 trắng: 1 đỏ

Câu 4:   C

Ở một loài màu sắc hoa do hai cặp gen Aa và Bb không cùng locut tương tác với nhau. A-B-:hoa đỏ, nếu chỉ có 1 gen trội hoặc không có gen trội nào → màu trắng.

Cho F1 hoa đỏ được tạo ra từ 2 giống trắng thuần chủng → tự thụ phấn: 2 giống trắng thuần chủng aaBB × AAbb → AaBb → tự thụ phấn → 9 A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb

Tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng.

Câu 5: D

A-B-: hoa đỏ, A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng.

Phép lai cho hoàn toàn hoa đỏ ( A-B-) là: AABb × AaBB.

Câu 51:  C

F1: 9 : 6 : 1 → tương tác bổ sung và P: AaBb.

Quy ước : A_B_: dẹt. A_bb, aaB_: tròn. aabb: dài.

AaBb x Aabb → 3A_Bb : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb. → KH 3 dẹt : 4 tròn : 1 dài.

Câu 52: D

A_B_: tròn. A_bb, aaB_, aabb: dài.

P dài thuần chủng(AAbb,aaBB,aabb) → F1 100% tròn(A_B_).

→ P: AAbb x aaBB → F1 AaBb.

AaBb x Aabb → 3A_Bb : 3A_bb : 1aaBb : 1aabb → KH 3 tròn : 5 dài.
Câu 53: A

F2 : 9 : 6 : 1 → Tương tác bổ sung và F1 AaBb.

A_B_ : dẹt. A_bb, aaB_: tròn. aabb dài.

Bí quả dẹt ở F2: 1/9AABB : 2/9AaBB : 2/9AABb : 4/9AaBb.

Để thu được bí dài(aabb) ở F3 thì 2 cây dẹt ở F2 phải có KG AaBb.

→ XS thu được bí dài là :4/9 x4/9 x1/16 = 1/81                                                                    .

Câu 54: A

Cho cá thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li độc lập, tương tác bổ trợ. Số kiểu gen (3× 3) = 9 kiểu gen, số kiểu hình là 4 kiểu hình.

Câu 55:  A

Ở một loài thực vật, 2 gen trội có mặt trong cùng kiểu gen sẽ cho quả dẹt( A-B-) , một trong hai gen trội có mặt trong kiểu gen sẽ cho quả tròn ( A-bb, aaB-), toàn gen lặn sẽ cho quả dài (aabb).

Hai cây quả tròn thuần chủng × quả dẹt (A-B-) → hai cây quả tròn đem lai thuần chủng (AAbb × aaBB).

Đem lai F1 ( AaBb) với quả dài (aabb) → 1 AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb: 1aabb → tỷ lệ kiểu hình 1 quả dẹt: 2 quả tròn: 1 quả dài.

Câu 56:  B

A_B_: đen. A_bb, aaB_: nâu. aabb: trắng.

P: AaBb x aaBb → Cá thế lông đen dị hợp 2 cặp gen(AaBb) chiếm tỉ lệ:1/2 x1/2 =1/4 = 25%.

{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}

 

PHẦN II: TƯƠNG TÁC GEN- TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP

 

Câu 1. Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc nhiều cặp gen thì

A. số lượng kiểu hình tạo ra càng ít.    

B. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen.

C. số lượng kiểu hình tạo ra càng nhiều.         

D. vai trò của các gen trội càng tăng lên.

Câu 2. Kiểu tác động mà các gen đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành tính trạng là

A. tác động bổ sung.                                 B. tác động riêng rẽ.

C. tác động cộng gộp.                               D. tác động đa hiệu.

Câu 3. Loại tính trạng thường bị chi phối bởi kiểu tác động cộng gộp là:

A. tính trạng chất lượng.                                     B. tính trạng trội.

C. tính trạng lặn.                                                   D. tính trạng số lượng.

Câu 4. Trong chọn giống, hiện tượng nhiều gen chi phối sự hình thành một tính trạng

A. Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.          

B. Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới.

C. Nhanh chóng tạo ra được ưu thế lai.           

D. Khắc phục được tính bất thụ trong lai xa.

Câu 5. Cho biết ở một thứ lúa mì, màu sắc hạt được quy định bởi 2 cặp gen không alen tác động cộng gộp, màu đỏ đậm nhạt phụ thuộc vào số lượng gen trội. Trong quần thể thứ lúa mì này có thể có tối đa bao nhiêu kiểu màu sắc hạt?

A. 2 kiểu                              B. 3 kiểu.                   C. 4 kiểu.                    D. 5 kiểu.

Câu 6. Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang các alen lặn là những cá thể thấp nhất với chiều cao 150cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho chiều cao của cây tăng thêm 5cm. Chiều cao của các cây F1 là bao nhiêu nếu bố là cây cao nhất và mẹ là cây thấp nhất của loài?

A. 160cm.                            B. 155cm.                              C. 165cm.                              D. 180cm.

Câu 7. Ở một loài động vật, màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen không alen tác động cộng gộp, màu đỏ đậm nhạt phụ thuộc vào số lượng gen trội. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, số loại kiểu hình ở đời con là:

A. 3                                       B. 1                                         C. 2                                         D. 4

Câu 8. Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 2 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang các alen lặn là những cá thể thấp nhất với chiều cao 150cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho chiều cao của cây tăng thêm 10 cm. Chọn cây cao nhất lai với cây thấp nhất tạo ra đời F1; đem các cá thể F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau được đời F2, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 của phép lai này là

A. 9:3:3:1.                           B. 15:1.                                  C. 12 :3 :1.                             D. 1 :4 :6 :4 :1.

Câu 9. Ở một loài thực vật, chiều cao cây được quy định bởi 3 gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen có 2 alen. Những cá thể chỉ mang các alen lặn là những cá thể thấp nhất với chiều cao 150cm. Sự có mặt của mỗi alen trội trong kiểu gen sẽ làm cho chiều cao của cây tăng thêm 10cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất được F1. Cho các cây F1 lai với nhau. Tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời F2

A. 27:9:9:9:3:3:3:1.                                               B. 1:6:15:20:15:6:1.           

C. 1 :1 :1 :1 :1 :1 :1.                                               D. 1 :4 :6 :4 :1. 

{--Xem đầy đủ nội dung tại xem online hoặc tải về--}

Trên đây là một số đoạn trích của bộ bài tập về di truyền tương tác gen, các em đăng nhập vào hoc247.net để xem chi tiết nhé. Hi vọng với tài liệu này giúp các em cải thiện được phần nào phương pháp giải bài tập liên quan đến tương tác gen. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các bộ bài tập theo chuyên đề khác để củng cố thêm kỹ năng giải bài tập sinh học nhé. Chúc các em học tập và thi tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF