OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 153 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1

Giải bài 153 tr 99 sách BT Toán lớp 8 Tập 1

Cho tam giác ABC. Vẽ ở ngoài tam giác các hình vuông ABDE, ACFH.

a. Chứng minh rằng EC = BH, EC ⊥ BH.

b. Gọi M, N theo thứ tự là tâm của các hình vuông ABDE, ACFH. Gọi I là trung điểm của BC. Tam giác MIN là tam giác gì ? Vì sao ?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

Vận dụng kiến thức về tính chất hình vuông và tính chất đường trung bình của một tam giác để chứng minh.

Lời giải chi tiết

a. Ta có: \(\widehat {BAH} = \widehat {BAC} + \widehat {CAH} = \widehat {BAC} + {90^0}\)

\(\widehat {EAC} = \widehat {BAC} + \widehat {BAE} = \widehat {BAC} + {90^0}\)

Suy ra: \(\widehat {BAH} = \widehat {EAC}\)

- Xét ∆ BAH và ∆ EAC:

BA = EA (vì ABDE là hình vuông)

\(\widehat {BAH} = \widehat {EAC}\) (chứng minh trên)

AH = AC (vì ACFH là hình vuông)

Do đó: ∆ BAH = ∆ EAC (c.g.c)

⇒ BH = EC

Gọi giao điểm của EC với AB và BH lần lượt là K và O.

\(\widehat {AEC} = \widehat {ABH}\) (vì ∆ BAH = ∆ EAC) (1)

hay \(\widehat {AEK} = \widehat {OBK}\)

- Trong ∆ AEK ta có: \(\widehat {EAK} = {90^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {AEK} + \widehat {AKE} = {90^0}\) (2)

\(\widehat {AKE} = \widehat {OKB}\) (đối đỉnh) (3)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {OKB} + \widehat {OBK} = {90^0}\)

- Trong ∆ BOK ta có: \(\widehat {BOK} + \widehat {OKB} + \widehat {OBK} = {180^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {BOK} = {180^0} - \left( {\widehat {OKB} + \widehat {OBK}} \right) = {180^0} - {90^0} = {90^0}\)

Suy ra: EC ⊥ BH

b. Trong ∆ EBC ta có:

M là trung điểm của EB (tính chất hình vuông)

I là trung điểm của BC (gt)

nên MI là đường trung bình của tam giác EBC

⇒ MI = \({1 \over 2}\)EC và MI // EC (tính chất đường trung bình của tam giác)

- Trong ∆ BCH ta có:

I là trung điểm của BC (gt)

N là trung điểm của CH (tính chất hình vuông)

nên NI là đường trung bình của ∆ BCH

⇒ NI = \({1 \over 2}\)BH và NI // BH (tính chất đường trung bình của tam giác)

BH = CE (chứng minh trên)

Suy ra: MI = NI nên ∆ INM cân tại I

MI // EC (chứng minh trên)

EC ⊥ BH (chứng minh trên)

Suy ra: MI ⊥ BH

NI // BH (chứng minh trên)

Suy ra: MI ⊥ NI hay \(\widehat {MIN} = {90^0}\)

Vậy ∆ IMN vuông cân tại I.

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 153 trang 99 SBT Toán 8 Tập 1 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Nguyễn Trà Giang
    Bài 12.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - trang 99)

    Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Các tia phân giác của bốn góc vuông có đỉnh O cắt các cạnh AB, BC, CD, DA theo thứ tự ở E, F, G, H. Tứ giác EFGH là hình gì ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • bala bala
    Bài 12.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - trang 99)

    Hình vuông có chu vi bằng 8 thì đường chéo bằng :

    (A) \(\sqrt{2}\)               (B) \(\sqrt{32}\)                     (C) \(\sqrt{8}\)                           (D) \(\sqrt{2}\)

    Hãy chọn phương án đúng ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Lan Anh
    Bài 156* (Sách bài tập - trang 99)

    Cho hình vuông ABCD. Vẽ điểm E trong hình vuông sao cho \(\widehat{EDC}=\widehat{ECD}=15^0\)

    a) Vẽ điểm F trong hình vuông sao cho \(\widehat{FAD}=\widehat{FDA}=15^0\)

    Chứng minh tam giác DEF là tam giác đều

    b) Chứng minh rằng tam giác ABE là tam giác đều

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Anh Trần
    Bài 155* (Sách bài tập - trang 99)

    Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, BC

    a) Chứng minh rằng CE vuông góc với DF

    b) Gọi M là giao điểm của CE và DF. Chứng minh rằng AM = AD

    Hướng dẫn : Gọi K là trung điểm của CD. Chứng minh rằng KA https://hoc247.net/image/faq/data2/775362_.https://hoc247.net/image/faq/data2/775362_. CE

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF