OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 11 trang 85 SBT Toán 8 Tập 2

Bài tập 11 trang 85 SBT Toán 8 Tập 2

Cho hình thang ABCD (AB // CD). Trên cạnh bên AD lấy điểm E sao cho \({{AE} \over {ED}} = {p \over q}\) . Qua E kẻ đường thẳng song song với các đáy và cắt BC tại F

Chứng minh rằng: \(EF = {{p.CD + q.AB} \over {p + q}}\)

HD: Kẻ thêm đường chéo AC, cắt EF ở I, rồi áp dụng hệ quả định lí Ta-lét vào các tam giác ADC và CAB.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Hướng dẫn giải

- Định lí Ta-lét: Nếu một đường thẳng song song với một cạnh của tam giác và cắt hai cạnh còn lại thì nó định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

- Hệ quả định lí Ta-lét: Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh còn lại của một của một tam giác và song song với các cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh còn lại của tam giác đã cho.

- Tính chất tỉ lệ thức:  \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Rightarrow \dfrac{a}{{a + b}} = \dfrac{c}{{c + d}}\)

Lời giải chi tiết

Kẻ đường chéo \(AC\) cắt \(EF\) tại \(I.\)

Áp dụng hệ quả định lí Ta-lét vào \(\Delta ADC \) có \(EI // CD\), ta có:

\(\displaystyle {{AE} \over {AD}} = {{EI} \over {CD}}\)

\( \Rightarrow \displaystyle EI = {{AE} \over {AD}}.CD\)   (1)

Lại có: \(\displaystyle {{AE} \over {ED}} = {p \over q}\) (gt)

Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta có:

\(\displaystyle {{AE} \over {ED}} = {p \over q}\)

\( \displaystyle\Rightarrow {{AE} \over {AE + ED}} = {p \over {p + q}}\)

Hay \( \displaystyle{{AE} \over {AD}} = {p \over {p + q}}\)  (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\displaystyle EI = {p \over {p + q}}.CD\)

Áp dụng định lí Ta-lét vào \(\Delta ABC\) có \(IF // AB\), ta có:

\(\displaystyle {{BF} \over {FC}} = {{AI} \over {IC}}\)          (3)

Áp dụng định lí Ta-lét vào \(\Delta ADC\) có \(EI // CD\), ta có:

\(\displaystyle {{AE} \over {ED}} = {{AI} \over {IC}}\)          (4)

Từ (3) và (4) suy ra: \(\displaystyle {{BF} \over {FC}} = {{AE} \over {ED}} = {p \over q}\)

Áp dụng hệ quả định lí Ta-lét vào \(\Delta ABC\) có \(IF // AB\), ta có:

\(\displaystyle {{IF} \over {AB}} = {{CF} \over {CB}}\)

\(\displaystyle  \Rightarrow IF = {{CF} \over {CB}}.AB\)           (5)

Ta có: \(\displaystyle {{BF} \over {CF}} = {p \over q}\) (cmt)

\(\displaystyle  \Rightarrow {{CF} \over {BF}} = {q \over p}\)

Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta có:

\(\displaystyle {{CF} \over {BF}} = {q \over p}\)

\(\displaystyle \Rightarrow {{CF} \over {CF + BF}} = {q \over {p + q}} \)

\(\displaystyle \Rightarrow {{CF} \over {CB}} = {q \over {p + q}}\)    (6)

Từ (5) và (6) suy ra: \(\displaystyle IF = {q \over {p + q}}.AB\)

Vậy \(\displaystyle EF = EI + {\rm I}F \)\(\,\displaystyle = {p \over {p + q}}.CD + {q \over {p + q}}.AB \)\(\,\displaystyle = {{p.CD + q.AB} \over {p + q}}\)

-- Mod Toán 8 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 11 trang 85 SBT Toán 8 Tập 2 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • My Hien

    cho tam giác ABC. kẻ phân giác trong BD, CK. từ A kẻ đường thẳng vuông góc với CK tại M, từ A, C kẻ các đường thẳng vuông góc với BD tại N và L tương ứng, MN cắt AC tại E, BF cắt CL tại E

    a, chứng minh MN//BC

    b, chứng minh LF//AB và LF đi qua trung điểm BC

    c, chứng minh DE//BC

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nhat nheo

    Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ ở ngoài tam giác , tam giác ABD vuông cân tại B và tam giác ACF vuông cân tại C. Gọi K là giao điểm của AB và CD, H là giao điểm của AC và BF. CMR :
    a) AH = AK .
    b) AH2 = BH.CK

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    ngọc trang

    cho △ABC có góc A = 90 độ và tia phân giác BH. Kẻ HM vuông góc với BC. Gọi N là giao điểm của AB và MH. Chứng minh:

    a) △ABH = △MHB

    b) BH là đường trung trực của AM

    c) AM //CN

    d0 BH vuông góc CN

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF