OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 2


Để học tốt bài Bài tập cuối chương 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học. Mời các cùng tham khảo.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Số vô tỉ- Căn bậc hai số học

a) Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ

+ Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

+ Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn biểu diễn 1 số hữu tỉ. Chữ số hay cụm chữ số lặp đi lặp lại được gọi là chu kì.

Chú ý:

+ Mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

+ Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố nào khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

+ Nếu phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

b) Số vô tỉ

- Mỗi số thập phân vô hạn không tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số, số đó gọi là số vô tỉ. 

- Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.

c) Căn bậc hai số học

Căn bậc hai số học của một số a không âm là số x không âm sao cho x2 = a.

Ta dùng kí hiệu \(\sqrt a \) để chỉ căn bậc hai số học của a.

Một số không âm a có đúng một căn bậc hai số học.

Chú ý: Cho \(a \ge 0\). Khi đó:

+ Đẳng thức \(\sqrt a  = b\) đúng nếu \(b \ge 0;{b^2} = a\)

+ \({\left( {\sqrt a } \right)^2} = a\)

1.2. Số thực- Giá trị tuyệt đối của một số thực

a) Số thực và tập hợp các số thực

- Ta gọi chung sô hữu tỉ và số vô tỉ là số thực.

- Tập hợp các số thực được kí hiệu là R.

Cách viết \(x \in R\) cho ta biết x là một sô thực.

Như vậy, mỗi số thực chỉ cỏ một trong hai dạng biểu diễn thập phân sau đây:

+ Dạng thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn nêu sô đó là số hữu tỉ;

+  Dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn nên số đó là số vô tỉ.

b) Thứ tự trong tập hợp các số thực

So sánh 2 số thực:

* Các số thực đều viết được dưới dạng số thập phân ( hữu hạn hay vô hạn). Ta có thể so sánh 2 số thực tương tự như so sánh số thập phân.

* Với hai số thưucj x, y bất kì, ta luôn có hoặc x < y hoặc x > y hoặc x = y.

Chú ý: 

* Với 2 số thực bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a > b hoặc a < b

* Nếu a < b ; b < c thì a < c ( Tính chất bắc cầu)

* Nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b trên trục số

* Nếu 0 < a < b thì \(\sqrt a  < \sqrt b \)

c) Trục số thực

+ Trong tập số thực cũng có các phép toán với các tính chất như trong tập số hữu tỉ.

* Trục số thực được biểu diễn bởi 1 số điểm trên trục số. Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.

Chú ý: Các số thực lấp đầy trục số.

d) Số đối của một số thực

Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau, số này là số đối của số kia.

Số đối của số thực x là –x. Ta có: x + (-x) = 0.

Chú ý: Nếu a > b thì –a < -b

e) Giá trị tuyệt đối của một số thực

Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm ) trên trục số.

Giá trị tuyệt đối của số thực x được kí hiệu là \(\left| x \right|\). 

Nhận xét:

+ Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau

+ Giá trị tuyệt đối của 0 là 0

+ Giá trị tuyệt đối của một số dương là chính nó

+ Giá trị tuyệt đối của một số âm là số đối của nó

+ Giá trị tuyệt đối của một số thực luôn không âm.

Chú ý: Giả sử 2 điểm A và B lần lượt biểu diễn 2 số thực a và b khác nhau trên trục số. Khi đó, độ dài của đoạn thẳng AB là | a – b|

1.3. Làm tròn số và ước lượng kết quả

a) Làm tròn số

Ta đã biết cách làm tròn số thập phân hữu hạn: Cách làm tròn sô thập phân vô hạn cũng
tương tự như vậy.

Khi làm tròn một số thập phân đền hàng nào thì hàng đó gọi là hàng quy tròn.

Muôn làm tròn sô thập phân đến một hàng quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:

- Gạch dưới chữ sô thập phân của hàng quy tròn.

- Nhìn sang chữ số ngay bên phải:

+ Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ sô gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tật cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nêu chúng ở phân thập phân.

+ Nếu chữ sô đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch đưới và thay tất cả các chữ số bên phải bằng sô 0 hoặc bỏ đi nêu chúng ở phần thập phân.

Chú ý:

- Ta phải viết một số dưới đạng thập phân trước khi làm tròn.

- Khi làm tròn số thập phân ta không quan tâm đền dâu của nó.

b) Làm tròn số căn cứ vào độ chính xác cho trước

Cho số thực d, nêu khi làm tròn số a ta thu được được sô x thoả mãn \(\left| {a - x} \right| \le d\) thi ta nói x là số làm tròn của số a với độ chính xác d.

Chú ý:

- Nếu độ chính xác d là số chục thì ta thường làm tròn a đến hàng trăm;

- Nếu độ chính xác d là số phần nghìn thì ta thường làm tròn a đến hàng phần trăm;...

c) Ước lượng các phép tính

Ta có thể áp dụng quy tắc làm tròn sô đề ước lượng kết quả các phép tính. Nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện ra những đáp số không hợp lí, đặc biệt là những sai sót do bấm nhằm nút khi sử dụng máy tính cầm tay.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: 

a) Tìm giá trị của x2 với x lần lượt bằng 2; 3; 4; 5; 10.

b) Tìm số thực không âm x với x2 lần lượt bằng 4; 9; 16; 25; 100.

Hướng dẫn giải

a) Các giá trị của x2 lần lượt là: 4; 9; 16; 25; 100.

b) Các số thực không âm x lần lượt là: 2; 3; 4; 5; 10.

Câu 2: So sánh hai số thực:

a) 4,(56) và 4,56279;

b) -3,(65) và -3,6491;

c) 0,(21) và 0,2(12);

d) \(\sqrt 2 \) và 1,42.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: 4,(56)= 4,5656….

Vì 4,5656… > 4,56279 nên 4,(56) > 4,56279

b) Ta có:

-3,(65) = -3,6565…

Vì 3,6565… 3,6491 nên -3,6565…> -3,6491. Do đó, -3,(65) < -3,6491;

c) 0,(21)=\(\frac{7}{{33}}\) và 0,2(12)= \(\frac{7}{{33}}\) nên 0,(21) = 0,2(12).

d) \(\sqrt 2  = 0,41421...\)< 1,42.

Câu 3: Tìm số đối của các số thực sau: \(5,12;{\rm{ }}\pi ;{\rm{ }} - \sqrt {13} .\)

Hướng dẫn giải

Số đối của số: 5,12 là -5,12

Số đối của số: \(\pi \) là \( - \pi \)

Số đối của số: \( - \sqrt {13} \) là \(\sqrt {13} \).

Câu 4: 

a) Gọi x là số làm tròn đến hàng chục của số a=3128. Hãy chứng tỏ:

\(\left| {a - x} \right| \le 5\) và \(x - 5 \le a \le x + 5\)

b) Gọi y là số làm tròn đến hàng phần trăm của \(\frac{1}{3}\). Hãy chứng tỏ \(\left| {\frac{1}{3} - y} \right| \le 0,005\).

Hướng dẫn giải

a)

+) Ta có: a=3128 suy ra \(x = 3130\).

\(\left| {a - x} \right| = \left| {3128 - 3130} \right| = \left| { - 2} \right| = 2 \le 5\)

Vậy \(\left| {a - x} \right| \le 5\).

+) Ta có:

 \(\begin{array}{l}x - 5 = 3128 - 5 = 3123\\x + 5 = 3128 + 5 = 3133\end{array}\)

Nên \(x - 5 \le a \le x + 5\)

b) Do y là số làm tròn đến hàng phần trăm của \(\frac{1}{3}\) nên \(y = 0,33\).

Ta có: \(\left| {\frac{1}{3} - y} \right| = \left| {\frac{1}{3} - 0,33} \right| = \left| {\frac{1}{{300}}} \right| = \frac{1}{{300}} = 0,00\left( 3 \right) \le 0,005\).

Nên \(\left| {\frac{1}{3} - y} \right| \le 0,005\).

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập Chương 2 Toán 7 CTST

Qua bài giảng này giúp các em học sinh:

- Ôn tập và hệ thống lại các kiến thức trọng tâm của chương.

- Áp dụng các kiến thức đã học vào giải các bài tập một cách dễ dàng.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2 Toán 7 CTST

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 2 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK cuối Chương 2 Toán 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 4 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 5 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 6 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 7 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 8 trang 45 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 1 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 4 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 5 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 6 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 7 trang 45 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 8 trang 46 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 9 trang 46 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 10 trang 46 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 11 trang 46 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 12 trang 46 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Hỏi đáp Ôn tập Chương 2 Toán 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
OFF