OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 7 Kết nối tri thức Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Toán 7 Kết nối tri thức, HỌC247 đã biên soạn bài Hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Bài giảng gồm chi tiết các yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo), cách tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương,.... giúp các em dễ dàng nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. Mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Nhận xét

- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, các cạnh bên song song và bằng nhau.

- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình vuông.

1.2. Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật \({S_{xq}} = 2\left( {a + b} \right).c\)

Diện tích xung quanh của hình lập phương: \({S_{xq}} = 4{a^2}\) 

Chú ý: Khi tính diện tích, thể tích của một hình, các kích thước của nó phải cùng đơn vị độ dài.

Ví dụ:

Một chiếc khay nhựa đựng đồ có dạng hình hộp chữ nhật (như Hình bên trên). Dựa vào kích thước trên hình (coi mép khay nhựa không đáng kể), em hãy tính:

a) Diện tích xung quanh của chiếc khay.

b) Diện tích nhựa để làm chiếc khay trên.

Giải

a) Diện tích xung quanh của chiếc khay dạng hình hộp chữ nhật là:

2 . (27 + 20) . 10 = 940 (cm2).

b) Diện tích nhựa làm chiếc khay trên bằng tổng diện tích của các mặt xung quanh và mặt đáy. Diện tích mặt đáy của chiếc khay là:

27 . 20 = 540 (cm2).

Diện tích nhựa để làm chiếc khay là:

940 + 540 = 1 480 (cm2).

b) Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Người ta xếp các hộp đựng đồ chơi dạng hình lập phương nhỏ có cạnh 1 dm vào một chiếc hộp carton có dạng hình hộp chữ nhật (Hình trên). Ta thấy có 4 lớp hình lập phương, mỗi lớp có 2 . 5 hình lập phương. Mỗi hình lập phương nhỏ cạnh 1 dm có thể tích là 1 dm3 nên thể tích của hình hộp chữ nhật là 2 . 5 . 4 = 40 (dm3).

* Ta có công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương:

 

Thể tích hình hộp chữ nhật \(V = abc\).

 Thể tích hình lập phương \(V = {a^3}\). 

Ví dụ: Tính thể tích hộp sữa có dạng hình hộp chữ nhật như Hình sau.

Giải

Thể tích hộp sữa hình hộp chữ nhật là:

V = 10 . 10 . 15 = 1500 (cm3).

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Quan sát hình 1sau và gọi tên đỉnh, cạnh ,đường chéo, mặt đáy, mặt bên của hình lập phương MNPQ. ABCD

Hướng dẫn giải

+ 8 đỉnh : A, B, C, D, M, N, Q, P.

+ 12 cạnh : AB, AD, BC, CD, MN, MQ, QP, PN, AM, BN, CP, DQ.

+ 4 đường chéo: ND, QB, MC, PA.

+ 4 mặt bên : AMNB, MQDA, PQDC, NPCB.

+ 2 mặt đáy: ABCD, MNPQ.

Câu 2: Bác Tú thuê thợ sơn xung quanh bốn mặt ngoài của thành bể nước có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 3 m, chiều rộng 2 m, chiều cao 1,5 m với giá 20,000đồng /m2 .Hỏi bác Tú phải chi trả chi phí là bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh thành bể là:

2.(3 + 2).1,5 = 15 (m2)

Chi phí bác Tú phải trả là :

15. 20000 = 300000 (đồng).

ADMICRO

Luyện tập Bài 36 Toán 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Mô tả một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Giải quyết một số vấn để thực tiễn gắn với việc ính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 36 Toán 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 36 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 36 Toán 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 86 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Hoạt động 2 trang 86 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Hoạt động 3 trang 86 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Hoạt động 4 trang 87 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Hoạt động 5 trang 87 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Luyện tập 1 trang 88 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Luyện tập 2 trang 90 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Vận dụng 2 trang 90 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.1 trang 90 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.2 trang 90 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.4 trang 91 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.5 trang 91 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.6 trang 91 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.1 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.2 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.3 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.4 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.5 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.6 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.7 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Giải bài 10.8 trang 63 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT

Hỏi đáp Bài 36 Toán 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
OFF