Để học tốt bài Làm quen với biến cố, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học.
Tóm tắt lý thuyết
Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố. Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không. |
---|
Ví dụ 1: Trong các biến cố sau, em hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.
A: “Trong điều kiện thường, nước đun đến 100 °C sẽ sôi".
B: “Tháng Hai năm sau có 31 ngày”.
C: “Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là 8.
Giải
Biến cố A là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra.
Biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.
Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước nó có xảy ra hay không.
Chẳng hạn, biến cố C xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (2; 6) và không xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (5; 5).
Ví dụ 2:
Trong một chiếc hộp có bốn tấm thẻ được ghi số 1; 2; 3; 6. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Xét ba biến cố sau:
A: “Rút được thẻ ghi số là số nguyên tố”.
B: "Rút được thẻ ghi số nhỏ hơn 7”.
C: “Rút được thẻ ghi số lớn hơn 10”.
Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Giải
Biến cố 8 là biến cố chắc chắn vì ta luôn rút được thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 6, đều là các số nhỏ hơn 7.
Biến cố C là biến cố không thể vì ta chỉ rút được thẻ ghi một trong các số 1; 2; 3; 6, đều là các số nhỏ hơn 10.
Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì ta không chắc chắn sẽ rút được thẻ ghi số nào. Chẳng hạn, nếu ta rút được thẻ ghi số 2 thì biến cố A xảy ra; rút được thẻ ghi số 6 thì biến cố A không xảy ra.
Bài tập minh họa
Câu 1: Chọn từ thích hợp ( ngẫu nhiên, chắc chắn, không thể) thay vào dấu “?” để được câu đúng.
1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc
Biến cố “ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố ..?..
Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố …?....
2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?..
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố ..?..
Hướng dẫn giải
1. Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc
Biến cố “ Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn
Biến cố: Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số bằng 7” là biến cố ngẫu nhiên
2. Một túi đựng các quả cầu được ghi số 3;6;9;12;15;18;24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi.
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn (( vì tất cả các số được ghi đều chia hết cho 3)
Biến cố “ Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố không thể ( vì trong số các số được ghi không có số nào chia hết cho 7)
Câu 2: Lan tham gia trò chơi Vòng quay may mắn như Hình 8.1. Xét ba biến cố sau:
A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm”
B: “ Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm”
C: “ Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm”
Biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên?
Hướng dẫn giải
Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra
Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra
Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không
Biến cố chắc chắn: C
Biến cố không thể: B
Biến cố ngẫu nhiên: A
Luyện tập Bài 29 Toán 7 KNTT
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
Làm quen với khái niệm biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn, biến cố không thể trong một số ví dụ đơn giản.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 29 Toán 7 KNTT
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 29 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
Câu 1:
Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?
- A. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2"
- B. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
- C. “Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
- D. “Số đồng xu xuất hiện mặt ngửa gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt sấp”.
-
- A. 4, 6, 8, 9, 10, 12;
- B. 3, 4, 6, 8, 9, 12;
- C. 4, 5, 7, 8, 10, 11;
- D. 1, 2, 4, 6, 8, 12.
-
- A. 1, 2, 3;
- B. 2, 3, 5;
- C. 2, 4, 6;
- D. 1, 3, 5.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 29 Toán 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Hoạt động 1 trang 48 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động 2 trang 48 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Câu hỏi trang 48 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 1 trang 49 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 2 trang 49 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Thử thách nhỏ trang 50 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.1 trang 50 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.2 trang 50 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.3 trang 50 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.1 trang 38 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.2 trang 38 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.3 trang 38 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải bài 8.4 trang 38 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hỏi đáp Bài 29 Toán 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 7 HỌC247