Bài tập 2 trang 100 SGK Toán 11 NC
Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta luôn có đẳng thức :
\({2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2n} \right)^2} = \frac{{2n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}{3}\)
Hướng dẫn giải chi tiết
- Với n = 1 ta có \({2^2} = \frac{{2.2.3}}{3}\) (đúng).
Vậy (1) đúng với n = 1
- Giả sử (1) đúng với n = k, tức là ta có:
\({2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2k} \right)^2} = \frac{{2k\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}}{3}\)
- Ta chứng minh (1) đúng với n = k+1, tức là phải chứng minh:
\(\begin{array}{l}
{2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2k} \right)^2} + {\left( {2k + 2} \right)^2}\\
= \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {2k + 3} \right)}}{3}
\end{array}\)
Thật vậy, từ giả thiết quy nạp ta có:
\(\begin{array}{l}
{2^2} + {4^2} + ... + {\left( {2k} \right)^2} + {\left( {2k + 2} \right)^2}\\
= \frac{{2k\left( {k + 1} \right)\left( {2k + 1} \right)}}{3} + {\left( {2k + 2} \right)^2}\\
= \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left( {2{k^2} + k + 6k + 6} \right)}}{3}\\
= \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left[ {2k\left( {k + 2} \right) + 3\left( {k + 2} \right)} \right]}}{3}\\
= \frac{{2\left( {k + 1} \right)\left( {k + 2} \right)\left( {2k + 3} \right)}}{3}
\end{array}\)
Vậy (1) đúng với n = k+1 do đó (1) đúng với mọi n∈N∗
-- Mod Toán 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Nêu phương pháp chứng minh quy nạp
bởi Trần Bảo Việt 29/05/2020
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến A(n) đúng với mọi số tự nhiên n ≥ p (p là một số tự nhiên). Ở bước 1 (bước cơ sở) của chứng minh quy nạp, bắt đầu với n bằng:
bởi Trịnh Lan Trinh 29/05/2020
A. n = 1 B. n = p
C. n > p D. n ≥ p
Theo dõi (1) 2 Trả lời -
Khi sử dụng phương pháp quy nạp để chứng minh mệnh đề chứa biến A(n) đúng với mọi số tự nhiên n > p (p là một số tự nhiên), ta tiến hành hai bước:
bởi Nguyễn Thanh Trà 29/05/2020
- Bước 1, kiểm tra mệnh đề A(n) đúng với n = p
- Bước 2, giả thiết mệnh đề A(n) đúng với số tự nhiên bất kỳ n > p và phải chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k+1
Trong hai bước trên:
A. Chỉ có bước 1 đúng. B. Chỉ có bước 2 đúng.
C. Cả hai bước đều đúng. D. Cả hai bước đều sai.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến A(n) đúng với mọi số tự nhiên n > p ( là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả thiết mệnh đề A(n) đúng với n = k. Khẳng định nào sau đây là đúng?
bởi Trần Bảo Việt 29/05/2020
A. k > p B. k chia hết cho π
C. k = p D. k < p
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
A. 6 B. 4
C. 9 D. 12
Theo dõi (0) 1 Trả lời