Bài học "Lũy thừa với số mũ thực" trong chương trình Toán 11 - Kết nối tri thức là một phần trong chương trình học về hàm số. Trong bài học này, các em sẽ được giải thích về các khái niệm cơ bản của lũy thừa và số mũ, cũng như cách tính toán và áp dụng chúng trong thực tế. Ngoài ra, bài học cũng đề cập đến các tính chất của lũy thừa với số mũ thực, bao gồm cả phép nhân, phép chia, và cách đổi cơ số. Cuối cùng, bài giảng sẽ đưa ra một số ví dụ thực tế về ứng dụng của lũy thừa với số mũ thực, giúp các em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lũy thừa với số mũ nguyên
a) Lũy thừa với số mũ nguyên
- Cho n là một số nguyên dương. Ta định nghĩa:
+ Với a là số thực tuỳ ý:
\[a^n = \underbrace{a\cdot a\cdots a}_{n\text{ thừa số}}.\]
+ Với a là số thực khác 0.
\[a^0 = 1; a ^{-n} = {1\over a^n}.\]
- Trong biểu thức \(a^m\), a gọi là cơ số, m gọi là số mũ.
Chú ý: \(0^0\) và \(0^{-n} (n \in N)\) không có nghĩa.
b) Tính chất
Luỹ thừa với số mũ nguyên có các tính chất tương tự như luỹ thừa với số mũ nguyên dương.
Với \(a \ne 0, b \ne 0\) và m, n là các số nguyên, ta có: \(\begin{array}{l} {a^m}.{a^n} = {a^{m + n}};{\quad\quad\quad}\frac{{{a^m}}}{{{a^n}}} = {a^{m - n}};\\ {\left( {{a^m}} \right)^n} = {a^{mn}};{\quad\quad\quad}{\left( {ab} \right)^m} = {a^m}{b^m};\\ {\left( {\frac{a}{b}} \right)^m} = \frac{{{a^m}}}{{{b^m}}}. \end{array}\) |
Chú ý:
+ Nếu a > 1 thì \(a^m >a^n\) khi và chỉ khi m > n.
+ Nếu 0 < a < 1 thì \(a^m >a^n\) khi và chỉ khi m < n.
1.2. Lũy thừa với số mũ hữu tỉ
a) Khái niệm căn bậc n
Cho số thực a và số nguyên dương n. Số b được gọi là căn bậc n của số a nếu \(b^n = a\). |
Nhận xét: + Khi n là số lẻ, mỗi số thực a chỉ có một căn bậc n và kí hiệu là \(\sqrt[n]{a}\). Căn bậc 1 của số a chính là a.
+ Khi n là số chẵn, mỗi số thực dương có đúng hai căn bậc n là hai số đối nhau, giả trị dương kí hiệu là \(\sqrt[n]{a} \) (gọi là căn số học bậc n của a), giá trị âm kí hiệu là \(-\sqrt[n]{a} \).
b) Tính chất của căn bậc n
Giả sử n, k là các số nguyên dương, m là số nguyên. Khi đó:
(Giả thiết các biểu thức ở trên đều có nghĩa).
c) Lũy thừa với số mũ hữu tỉ
Cho số thực a dương và số hữu tỉ \(r = \frac{m}{n}\) trong đó m là một số nguyên và n là số nguyên dương. Luỹ thừa của a với số mũ r, kí hiệu là \(a^r\), xác định bởi \[{a^r} = {a^{\frac{m}{n}}} = \sqrt[n]{{{a^m}}}.\] |
Chú ý: Luỹ thừa với số mũ hữu tỉ (của một số thực dương) có đầy đủ các tính chất như luỹ thừa với số mũ nguyên đã nêu trong Mục 1.
1.3. Lũy thừa với số mũ thực
a) Khái niệm lũy thừa với số mũ thực
Cho a là số thực dương và \(\alpha\) là một số vô tỉ. Xét dãy số hữu tỉ (\(r_n\) ) mà \(\mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {r_n} = \alpha \). Luỹ thừa của a với số mũ \(\alpha\), kí hiệu là \(a^\alpha\). \[{a^\alpha } = \mathop {\lim }\limits_{n \to + \infty } {a^{{r_n}}}.\] |
Chú ý: Luỹ thừa với số mũ thực (của một số dương) có đầy đủ các tính chất như luỹ thừa với số mũ nguyên đã nêu trong Mục 1.
b) Tính lũy thừa với số mũ thực bằng máy tính cầm tay
Bài tập minh họa
Ví dụ 1:
Rút gọn biểu thức: \(A = \frac{{{a^{ - n}} + {b^{ - n}}}}{{{a^{ - n}} - {b^{ - n}}}} - \frac{{{a^{ - n}} - {b^{ - n}}}}{{{a^{ - n}} + {b^{ - n}}}}\left( {ab \ne 0;a \ne \pm b} \right)\).
Hướng dẫn giải
\(A = \frac{{{a^{ - n}} + {b^{ - n}}}}{{{a^{ - n}} - {b^{ - n}}}} - \frac{{{a^{ - n}} - {b^{ - n}}}}{{{a^{ - n}} + {b^{ - n}}}} = \frac{{{a^n} + {b^n}}}{{{a^n}{b^n}\left( {\frac{{{b^n} - {a^n}}}{{{a^n}{b^n}}}} \right)}} - \frac{{{b^n} - {a^n}}}{{{a^n}{b^n}\left( {\frac{{{a^n} + {b^n}}}{{{a^n}{b^n}}}} \right)}}\).
\(= \frac{{{{\left( {{a^n} + {b^n}} \right)}^2} - {{\left( {{b^n} - {a^n}} \right)}^2}}}{{\left( {{a^n} + {b^n}} \right)\left( {{b^n} - {a^n}} \right)}} = \frac{{4{a^n}{b^n}}}{{{b^{2n}} - {a^{2n}}}}\).
Ví dụ 2:
Cho a,b là các số thực dương .Rút gọn biểu thức sau:
a) \(\left( {1 - 2\sqrt {\frac{a}{b}} + \frac{b}{a}} \right):{\left( {{a^{\frac{1}{2}}} - {b^{\frac{1}{2}}}} \right)^2}\).
b) \(\frac{{{a^{\frac{1}{4}}} - {a^{\frac{9}{4}}}}}{{{a^{\frac{1}{4}}} - {a^{\frac{5}{4}}}}} - \frac{{{b^{ - \frac{1}{2}}} - {b^{\frac{3}{2}}}}}{{{b^{\frac{1}{2}}} + {b^{ - \frac{1}{2}}}}}\).
Hướng dẫn giải
a) \(\left( {1 - 2\sqrt {\frac{a}{b}} + \frac{b}{a}} \right):{\left( {{a^{\frac{1}{2}}} - {b^{\frac{1}{2}}}} \right)^2} = {\left( {1 - \sqrt {\frac{a}{b}} } \right)^2}:\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)\).
\(= \frac{{{{\left( {\sqrt b - \sqrt a } \right)}^2}}}{b}.\frac{1}{{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}}} = \frac{1}{b}\)
b) \(\frac{{{a^{\frac{1}{4}}} - {a^{\frac{9}{4}}}}}{{{a^{\frac{1}{4}}} - {a^{\frac{5}{4}}}}} - \frac{{{b^{ - \frac{1}{2}}} - {b^{\frac{3}{2}}}}}{{{b^{\frac{1}{2}}} + {b^{ - \frac{1}{2}}}}} = \frac{{{a^{\frac{1}{4}}}\left( {1 - {a^2}} \right)}}{{{a^{\frac{1}{4}}}\left( {1 - a} \right)}} - \frac{{{b^{ - \frac{1}{2}}}\left( {1 - {b^2}} \right)}}{{{b^{ - \frac{1}{2}}}\left( {{b^2} - 1} \right)}} = 1 + a + 1 = a + 2\).
Luyện tập Bài 18 Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Nhận biết khái niệm luỹ thừa với số mũ nguyên khác 0; số mũ hữu tỉ và số mũ thực của một số thực dương. Giải thích tính chất của luỹ thừa với số mũ nguyên, luỹ thừa với số mũ hữu tỉ và luỹ thừa với số mũ thực.
- Sử dụng tính chất của phép tính luỹ thừa trong tính toán. Tính giá trị biểu thức bằng máy tính cầm tay. Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với phép tính luỹ thừa.
3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 11 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1
- B. \(\frac{1}{{16}}\)
- C. \(1\frac{3}{{16}}\)
- D. \(\frac{7}{{8}}\)
-
- A. an
- B. na
- C. na
- D. a + n
-
- A. bn=a
- B. an=b
- C. an=bn
- D. na=b
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 18 Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Hoạt động 1 trang 5 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 1 trang 5 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động 2 trang 6 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 2 trang 6 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động 3 trang 6 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 3 trang 7 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 4 trang 7 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hoạt động 5 trang 7 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Luyện tập 5 trang 8 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Vận dụng trang 8 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.1 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.2 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.3 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.4 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.5 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.6 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.7 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Giải Bài 6.8 trang 9 SGK Toán 11 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Bài tập 6.1 trang 6 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.2 trang 6 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.3 trang 6 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.4 trang 6 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.5 trang 6 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.6 trang 7 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.7 trang 7 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.8 trang 7 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.9 trang 7 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Bài tập 6.10 trang 7 SBT Toán 11 Tập 2 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 18 Toán 11 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 11 HỌC247