OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 6 trang 140 SGK Đại số 10

Giải bài 6 tr 140 sách GK Toán ĐS lớp 10

Trên đường tròn lượng giác gốc A, xác định các điểm M khác nhau, biết rằng cung AM có số đo tương ứng là (trong đó k là một số nguyên tuỳ ý)

a) \(k\pi\);         b) k\(k\frac{\pi}{2}\);             c) \(k\frac{\pi}{3}\).

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu a:

Với cung có số đo \(k\pi \) ta xác định được hai điểm cần tìm là A và A’ (tương ứng với k = 2m và k = 2m +1, \(m \in Z\)).

Câu b:

Xét cung \(k\frac{\pi }{2}(k \in Z)\)

* Khi k = 4m ta có \(k\frac{\pi }{2} = 4m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là A

* Khi k = 4m + 1 ta có \(k\frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{2} + 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là B.

* Khi k = 4m + 2 ta có \(k\frac{\pi }{2} = \pi  + 2m\pi  \Rightarrow \)điểm cuối là A’

* Khi k = 4m + 2 ta có \(k\frac{\pi }{2} = \frac{{3\pi }}{2} + 2m.\pi  \Rightarrow \)điểm cuối là B’ \((m \in Z)\)

Câu c:

Xét cung  \[k\frac{\pi }{3}\]

* Khi  k = 6m ta có \(k\frac{\pi }{3} = 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là A

* Khi k = 6m +1 ta có \(k\frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{3} + 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là M1

* Khi k = 6m + 2 ta có \(k\frac{\pi }{3} = \frac{{2\pi }}{3} + 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là M2

* Khi k = 6m + 3 ta có \(k\frac{\pi }{3} = \pi  + 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là A’

* Khi k = 6m + 4 ta có \(k\frac{\pi }{3} = \frac{{4\pi }}{3} + 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là M3

* Khi k = 6m + 5 ta có \(k\frac{\pi }{3} = \frac{{5\pi }}{3} + 2m\pi  \Rightarrow \) điểm cuối là M4

-- Mod Toán 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 6 trang 140 SGK Đại số 10 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF