Bài tập 13 trang 15 SGK Hình học 10 NC
Cho hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) cùng có điểm đặt tại O (h.17). Tìm cường độ lực tổng hợp của chúng trong các trường hợp sau
a) \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) đều có cường độ là 100N, góc hợp bởi \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) bằng 1200 (h.17a);
b) Cường độ của \(\overrightarrow {{F_1}} \) là 40N, của \(\overrightarrow {{F_2}} \) là 30N và góc giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) bằng (h.17b).
Hướng dẫn giải chi tiết
a)
Ta lấy \(\overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {OA} ,\overrightarrow {{F_1}} = \overrightarrow {OB} \).
Theo quy tắc hình bình hành, ta vẽ hình bình hành OACB.
Hình bình hành OACB có OA = OB nên OACB là hình thoi.
Ta có
\(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OC} \),
OC là phân giác góc \(\widehat {AOB}\) nên \(\widehat {AOC} = {60^0}\).
Mà OACB là hình thoi nên tam giác AOC đều. Suy ra OA = OC.
Vậy cường độ lực tổng hợp của \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) là 100N.
b)
Đặt \(\overrightarrow {OA} = {\overrightarrow F _1},\overrightarrow {OB} = \overrightarrow {{F_2}} \). C là đỉnh thứ tư của hình bình hành OABC.
Do góc giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) bằng 900 suy ra tứ giác OABC là hình chữ nhật.
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow OC = \sqrt {O{A^2} + O{B^2}} \\
= \sqrt {{{40}^2} + {{30}^2}} = 50N
\end{array}\)
Ta có:
\(\overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)
Vậy cường độ tổng hợp lực của \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) là 50N.
-- Mod Toán 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 11 trang 14 SGK Hình học 10 NC
Bài tập 12 trang 14 SGK Hình học 10 NC
Bài tập 14 trang 17 SGK Hình học 10 NC
Bài tập 15 trang 17 SGK Hình học 10 NC
Bài tập 16 trang 17 SGK Hình học 10 NC
Bài tập 17 trang 17 SGK Hình học 10 NC
Bài tập 18 trang 17 SGK Hình học 10 NC
-
Chứng minh đối với tứ giác ABCD bất kì ta luôn có vecto AB-vecto AD=vecto CB-vecto CD
bởi Lê Linh 14/09/2017
chứng minh rằng đối với tứ giác ABCD bất kì ta luôn có : vecto AB - vecto AD = vecto CB -vecto CD
Theo dõi (1) 2 Trả lời