OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Cánh diều Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 6: Câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Tin học 10 Cánh diều Chủ đề F do HOC247 biên soạn để tìm hiểu các kiến thức về câu lệnh rẽ nhánh như: cách viết, sơ đồ khối, điều kiện rẽ nhánh, ....

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán

- Mẫu cấu trúc rẽ nhánh:

Nếu < điều kiện >:

  Nhánh đúng

Trái lại:

  Nhánh sai

Hết nhánh

- Ví dụ: 

Nếu a chia hết cho 2:

  In ra màn hình ‘số chẵn’

Trái lại:

  In ra màn hình ‘số lẻ’

Hết nhánh

Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cung cấp các công cụ để mô tả < điều kiện >, tính giá trị < điều kiện > và câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh dựa trên giá trị tính được của < điều kiện >

1.2. Điều kiện rẽ nhánh

- < điều kiện >: là biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False

Bảng 1. Kí hiệu phép so sánh trong Python

- Ví dụ: 

Bảng 2 minh họa một số < điều kiện > được biểu diễn bằng phép so sánh viết trong Python và giá trị logic tương ứng của nó

Bảng 2. Một số phép toán quan hệ

* Một số phép toán logic

Hình 2. Một số phép toán logic

- Ví dụ: Bảng 3 cho ta một số ví dụ về < điều kiện > được tạo thành do kết nối một vài biểu thức logic lại bằng các phép tính logic

Bảng 3. Ví dụ tính biểu thức logic

1.3. Câu lệnh rẽ nhánh trong chương trình Python

Python cung cấp hai câu lệnh rẽ nhánh cơ bản:

- Câu lệnh rẽ nhánh if

+ Cách viết: if < điều kiện >:

                      Câu lệnh hay nhóm câu lệnh

+ Sơ đồ khối:

+ Ví dụ: Một chương trình sử dụng câu lệnh if trong Python như hình 4

Hình 4. Chương trình kiểm tra số nguyên dương có hai chữ số

- Câu lệnh rẽ nhánh if - else

+ Cách viết:

if < điều kiện >:

   Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1

else:

   Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2

+ Sơ đồ khối:

Chú ý: Câu lệnh hoặc các câu lệnh trong cùng nhóm phải được viết lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thằng hàng với nhau (Hình 6). Một nhóm các câu lệnh như vậy còn gọi là khối lệnh.

Hình 6. Cách viết các câu lệnh

- Ví dụ: Tây nguyên sản xuất hai loại cà phê là Robusta và Arabica. Trung bình hàng năm lượng cà phê Arabica chiếm 10% tổng sản lượng và giá bán trung bình gấp 2,5 lần so với cà phê Robusta. Những năm Arabica được mùa (chiếm từ 10% tổng sản lượng trở lên), giá bán chỉ gấp 2 lần, còn khi mất mùa thì giá bán gấp 3 lần Chương trình ở Hình 7 cho phép nhập vào tổng sản lượng cà phê và sản lượng cà phê Arabica. Chương trình sẽ đưa ra thông báo “Arabica được mùa” hoặc “Arabica mất mùa” cùng tỉ lệ giá bán tương ứng của Arabica.

Hình 7. Chương trình đánh giá sản lượng cà phê ở Tây Nguyên

- Các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có câu lệnh thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.

- Điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh là một biểu thức logic, nhận giá trị logic True hoặc False.

- Câu lệnh rẽ nhánh trong Python có hai dạng cơ bản là:

 

 if < điều kiện >:

 Câu lệnh hay nhóm câu lệnh

if < điều kiện >:

   Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 1

else:

   Câu lệnh hay nhóm câu lệnh 2

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Ngôn ngữ lập trình nào cũng cần loại câu lệnh để yêu cầu thực hiện một việc nhưng chỉ thực hiện trong một điều kiện cụ thể nào đó. Nếu em là người sáng tạo ra một ngôn ngữ lập trình thì em sẽ quy định viết câu lệnh đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Nếu em là người sáng tạo ra một ngôn ngữ lập trình thì em sẽ quy định viết câu lệnh đó là If < điều kiện >…..Else ...

Bài tập 2: Cho đoạn chương trình sau:

x = 10

y = 3

d = 0

if x%y == 0: d = x//y

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của d là 0. Vì x%y!=0 nên d giữ nguyên giá trị ban đầu d=0.

Bài tập 3: Cho đoạn chương trình sau:

if d>0:

x1=-b-math.sqrt(d)/2*a

x1=-b+math.sqrt(d)/2*a

Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là gì?

Hướng dẫn giải:

Trong cấu trúc if hoặc if-else câu lệnh hoặc nhóm câu lệnh phải được viết:

Lùi vào trong một số vị trí so với dòng chứa điều kiện và viết thẳng hàng với nhau.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết được các phép so sánh và các phép tinh logic tạo thành biểu thức logic thể hiện điều kiện rẽ nhánh trong chương trình.

- Viết được câu lệnh rẽ nhánh trong Python.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Chủ đề F Tin học 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều Chủ đề F Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Chủ đề F Tin học 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Cánh diều Chủ đề F Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 72 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hoạt động trang 72 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 75 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 76 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 76 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi tự kiểm tra trang 76 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 6 Chủ đề F Tin học 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF