OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Cánh diều Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học


Nội dung Bài 2: Biến, phép gán và biểu thức số học chủ đề F của chương trình Tin học 10 Cánh diều sẽ giúp các em tìm hiểu các kiến thức liên quan đến việc đặt tên biến, câu lệnh gán và cách thức thực hiện biểu thức số học trong Python. Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của bài do HOC247 biên soạn dưới đây để dễ dàng nắm được kiến thức!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến và phép gán

a. Biến trong chương trình

- Biến là tên một vùng nhớ, trong quá trình thực hiện chương trình, giá trị của biến có thể thay đổi

- Ví dụ như Hình 1 dưới đây:

Hình 1. Một chương trình Python

* Lưu ý: Về cách đặt tên trong Python

Trong Python, các biến đều phải được đặt tên theo một số quy tắc

- Không trùng với từ khóa (được sử dụng với ý nghĩa xác định không thay đổi) của Python trong Hình 2

- Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”

- Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”

* Một số từ khóa thường dùng trong Python:

Hình 2. Một số từ khóa thường dùng trong Python

- Ví dụ: Ab và AB là những tên biến khác nhau.

b. Phép gán trong chương trình

- Dạng câu lệnh:

Biến = < Biểu thức >

- Thực hiện:

+ Bước 1: Tính giá trị của biểu thức ở vế phải

+ Bước 2: Gán kết quả tính được cho biến ở vế trái

- < Biểu thức >: thường gặp là biểu thức số học. Biểu thức số học có thể là một số, một tên biến hoặc các số và biến liên kết với nhau bởi các phép toán số học

Bảng 1. Kí hiệu các phép toán số học trong Python

Lưu ý: Khi thực hiện tính toán trong Python

- Các phép toán được thực hiện theo thứ tự như trong toán học

- Trong biểu thức chỉ sử dụng các cặp ngoặc tròn để xác định thứ tự thực hiện các phép tính

- Trước và sau mỗi tên biến, mỗi số hoặc dấu phép tính có thể có số lượng tùy ý các dấu cách (dấu trắng)

- Ví dụ: 

+ (3 + 5) * 2 + 1 = 17

+ 3 + 5 * 2 + 1 = 14

1.2. Soạn thảo chương trình

- Cửa sổ Shell của Python cho ta gõ và thực hiện nggay từng câu lệnh vừa đưa vào, nhưng không cho ta lưu lại những câu lệnh đã soạn thảo để thực hiện lại.

- Các bước mở của sổ soạn thảo chương trình (của sổ code):

+ Bước 1: Khởi động IDLE

+ Bước 2: Mở tệp mới để soạn thảo chương trình

Bước 3: Soạn thảo chương trình

+ Bước 4: Lưu chương trình

+ Bước 5: Chạy chương trình

- Giá trị lưu trữ trong biến có thể thay đổi. Cần đặt tên biến theo các quy tắc của ngôn ngữ lập trình.

- Trong Python:

+ Câu lệnh gán có dạng: Biến = < Biểu thức > 

+ Ở cửa sổ Shell máy tính thực hiện ngay từng câu lệnh. 

+ Ở cửa sổ Code, ta có thể soạn thảo và lưu một tệp chương trinh, chạy và chỉnh sửa chương trình.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Khi giao cho máy tính giải quyết một bài toán, máy tính sẽ cần lưu trữ dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hiện thuật toán giải bài toán đó. Em hãy lấy ví dụ về một bài toán đơn giản và chỉ ra những dữ liệu nào cần được lưu trữ, những dữ liệu nào đó sẽ thay đổi qua các bước xử lí của máy tính.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ: Tính y = 2 + 3 -5

- Dữ liệu cần lưu trữ: phép tính 2 + 3 – 5 và y để chứa kết quả

- Dữ liệu y thay đổi theo thứ tự thực hiện phép tính y = 2 +3 – 5 = 5 – 5 = 0

Bài tập 2: Cho đoạn chương trình sau:

x=1

print(x)

Biến trong đoạn chương trình trên là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Biến trong đoạn chương trình trên là x. Vì giá trị của 1 được lưu trong biến x.

Bài tập 3: Trong những biến sau, biến nào đặt sai quy tắc?

A. x y

C. xy

B. 12xy

D. Cả A và B

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Đáp án A, B sai vì:

x y: chứa dấu cách

12xy: Bắt đầu bằng chữ số.

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Nêu được vai trò của biến và phép gán.

- Đặt được tên cho biến, sử dụng được phép gán và cách đưa ra giá trị của biến trong Python.

- Làm quen được với cửa sổ Code trong Python để soạn thảo, lưu và thực hiện chương trình.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Chủ đề F Tin học 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Cánh diều Chủ đề F Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Chủ đề F Tin học 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Cánh diều Chủ đề F Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 55 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 55 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 57 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 59 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 59 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 59 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 59 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi tự kiểm tra 1 trang 59 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Câu hỏi tự kiểm tra 2 trang 59 SGK Tin học 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 2 Chủ đề F Tin học 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF