OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 27: Tham số của hàm


Ở bài 26 các em đã được học các kiến thức về hàm và cách gọi hàm. Chương trình con cũng làm hàm số, hàm có thể có hoặc không có tham số. Vậy tham số là gì? Cách sử dụng chương trình con như thế nào? Hãy giải đáp các thắc mắc này qua nội dung bài giảng của Bài 27: Tham số của hàm dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tham số và đối số của hàm

- Tham số của hàm được định nghĩa khi khai báo hàm và được dùng như biến trong định nghĩa hàm.

- Đối số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm. Khi gọi hàm, các tham số (parameter) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) của hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm.

- Ví dụ. Cách truyền dữ liệu qua tham số

- Xét ví dụ trên ta thấy:

+ Dòng 1: Hàm f() đã được định nghĩa với ba tham số a, b, c. Hàm có trả lại giá trị là a + b + c. Chú ý trong định nghĩa hàm, các tham số được coi như biến.

+ Dòng 3: Hàm f() được gọi với ba giá trị cụ thể là 1, 2, 3. Các giá trị được truyền qua tham số được gọi là đối số. Đối số tại dòng 3 là các số cụ thể.

+ Dòng 6: Hàm f() được gọi với ba biến x, y, z, đã được gán giá trị (dòng 5). Các biến được truyền qua tham số được gọi là đối số, kết quả trả lại là x + y + z.

+ Dòng 10: Hàm f() được gọi với ba biến a, b, c không xác định giá trị nên lời gọi hàm f(a, b, c) báo lỗi do không xác định được giá trị của a, b, c.

Tham số của hàm được định nghĩa khi khai báo hàm và được dùng như biến trong định nghĩa hàm. Đối số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm. Khi gọi hàm, các tham số (parameter) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) của hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm.

1.2. Cách sử dụng chương trình con

- Sử dụng chương trình con có thể giúp chia việc giải toán lớn thành giải quyết các bài toán nhỏ và phát huy được tinh thần làm việc nhóm.

- Chương trình chính có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu hơn

- Xét các ví dụ dưới đây để thấy được cách sử dụng chương trình con

+ Ví dụ 1. Việc kiểm tra một số có là số nguyên tố được lặp đi lặp lại từ 1 đến n và do đó nên sử dụng hàm prime(n) để kiểm tra sẽ giúp chương trình cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu hơn.

. Chương trình hoàn chỉnh giải bài toán trên có thể được viết như sau:

. Qua ví dụ ta thấy chương trình trên đã sử dụng hàm prime đã định nghĩa ở trên để kiểm tra số k. Nếu k là số nguyên tố hàm sẽ trả lại kết quả là True

+ Ví dụ 2. Chương trình sử dụng chương trình con

Cho trước hai dãy số B, c, chương trình chính cần tính tổng các số hạng dương của mỗi dãy này. Chúng ta sẽ thiết lập hàm tongduong(A) đề tính tổng các số hạng lớn hơn 0 của một dãy A. Chương trình chính sẽ gọi hàm tongduong(A).

. Chương trình có thể như sau:

. Lệnh tongduong(A) sử dụng ham tongduong tính tổng các số dương của dãy A cho ra kết quả là 17

. Lệnh tongduong(B) sử dụng ham tongduong tính tổng các số dương của dãy B cho ra kết quả là 11

Sử dụng chương trình con có thể giúp chia việc giải toán lớn thành giải quyết các bài toán nhỏ và phát huy được tinh thần làm việc nhóm; Chương trình chính có cấu trúc rõ ràng, dễ hiểu hơn; Nếu cần hiệu chỉnh, phát triển và nâng cấp cũng thuận tiện hơn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Quan sát các lệnh sau và cho biết sự khác nhau giữa tham số (parameter) và đối số (argument).

Hướng dẫn giải:

- Tham số được định nghĩa khi khai báo hàm và được dùng như biến trong định nghĩa hàm.

- Đối số là giá trị được truyền vào khi gọi hàm.

- Khi gọi hàm, các tham số (parameter) sẽ được truyền bằng giá trị thông qua đối số (argument) của hàm, số lượng giá trị được truyền vào hàm bằng với số tham số trong khai báo của hàm.

Bài tập 2: Viết hàm số (hàm dấu) sign(x) trả lại 1 nếu x >0, trả lại 0 nếu x = 0 và trả lại -1 nếu x < 0.

Hướng dẫn giải:

Hàm có thể viết như sau:

def sign(x):

       if x > 0:

                return 1

        elif x == 0:

                return 0

       else:

                return -1

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết cách thiết lập các tham số của hàm.

- Hiểu được cách truyền giá trị thông qua đối số hàm.

- Biết viết chương trình có sử dụng chương trình con.

3.1. Trắc nghiệm Bài 27 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Chương trình con là một lệnh mô tả một thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình
    • B. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và được thực hiện (được gọi) từ 1 vị trí trong chương trình
    • C. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và không thể thực hiện từ nhiều vị trí trong chương trình
    • D. Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình
    • A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức
    • B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
    • C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức
    • D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức
    • A. Biến toàn cục
    • B. Tham số hình thức
    • C. Tham số thực sự
    • D. Biến cục bộ

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 27 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 131 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 131 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 132 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 132 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 133 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 135 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 135 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.1 trang 55 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.2 trang 55 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.3 trang 55 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.4 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.5 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.6 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.7 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.8 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.9 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.10 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.11 trang 56 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 27.12 trang 57 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 27 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF