OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 17: Biến và lệnh gán


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 17: Biến và lệnh gán trong chương trình Tin học 10 Kết nối tri thức do ban biên tập HOC247 biên soạn để giúp các em tìm hiểu về biến và lệnh gán trong Python. Đồng thời, có các kiến thức về thực hiện các phép tính toán trong Python.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến và lệnh gán

* Biến là một tên (định danh) được tạo bởi các chữ cái, chữ số và một số kí tự do Python quy định.

* Phân tích hình thành cú pháp chung của lệnh gán:

- Cú pháp của lệnh gán như sau:

- Biến trong Python được xác định kiểu dữ liệu tại thời điểm gán giá trị nên không cần khai bảo trước kiểu dữ liệu cho biến như một số ngôn ngữ khác. Ví dụ:

- Nhưng sau câu lệnh gán, kiểu dữ liệu của biến được xác định, cần ghi nhớ điều này để tránh thực hiện các phép toán giữa các biến có kiểu dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn, nếu sau các lệnh trên, ta thực hiện lệnh z = X + y thì Python sẽ thông báo lỗi do không thể thực hiện phép cộng giữa dữ liệu kiểu số (biến x) với dữ liệu kiểu xâu kí tự (biến y).

- Ta có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như: +, -, *, /,... trên các biến cố cùng kiều dữ liệu. Ví dụ:

⇒ Ví dụ trên cho thấy có thể gán giá trị biểu thức cho biến. Câu lệnh gán có cú pháp tổng quát như sau:

- Khi thực hiện lệnh này, Python sẽ tính giá trị của và gán kết quả cho. Do đó, mọi biến có trong đều cần được xác định giá trị trước đó.

* Ngoài ra:

- Việc gán giá trị trực tiếp cho biến, ta có thể gán giá trị cho biến thông qua tính toán giá trị của biểu thức với các biến đã được xác định trước. Ví dụ:

- Tên biến thường được đặt sao cho dễ nhớ và có ý nghĩa.

- Có thề gán nhiều giá trị đồng thời cho nhiều biến. Ví dụ:

Cú pháp của lệnh gán đồng thời như sau:

Chú ý: Trong lệnh trên, số các biến bên trái bằng số các giá trị bên phải dấu.

- Biến là tên của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị (dữ liệu) và giá trị đó có thể được thay đổi khi thực hiện chương trình.

- Cú pháp lệnh gán:

< biến > = < biểu thức >

- Quy tắc đặt tên biến:

+ Chỉ gồm các chữ cái tiếng Anh, các chữ số từ 0 đến 9 và kí tự gạch dưới "_"

+ Không bắt đầu bằng chữ số.

+ Phân biệt chữ hoa và chữ thường.

1.2. Các phép toán trên một số kiểu dữ liệu cơ bản

* Các phép toán với dữ liệu kiểu số:

- Xét ví dụ 1. Các phép toán với dữ liệu kiểu số:

+ Tất cả các phép toán đều được thực hiện từ trái sang phải, riêng phép luỹ thừa (**) thì thực hiện từ phải sang trái.

+ Ví dụ, biểu thức 4**2**3 được thực hiện như sau 4 **(2**3) = 4**8 = 65536 còn (4 **2)**3) = 16**3 = 4096

- Các phép toán cơ bản với dữ liệu kiều số (số thực và số nguyên) trong Python là phép cộng "+", trừ "-", nhân "*", chia "/", lấy thương nguyên "//", lấy số dư "%" và phép luỹ thừa "**".

- Thứ tự thực hiện các phép tính như sau: phép luỹ thừa ** có ưu tiên cao nhất, sau đó là các phép toán /, *, //, %, cuối cùng là các phép toán +, -. Ví dụ, lệnh sau:

>>> 3/2+4*2**4-5//2**2 ⇔ >>> 3/2+4*(2**4) - 5// (2**2)

Chú ý: Nếu có ngoặc thì biểu thức trong ngoặc được ưu tiên thực hiện trước.

* Các phép toán với dữ liệu kiểu xâu kí tự:

- Ví dụ 2. Các phép toán với dữ liệu kiểu xâu kí tự dưới đây:

- Trong biểu thức có cả số thực và số nguyên thì kết quả sẽ có kiểu số thực

- Các phép toán trên dữ liệu kiểu số: +, - *, /, //, %, **.

- Các phép toán trên dữ liệu kiểu xâu: + (nối xâu) và * (lặp).

1.3. Từ khóa

- Một tập hợp các từ tiếng Anh đặc biệt được sử dụng vào mục đích riêng của ngôn ngữ lập trình, được gọi là các từ khoá (keyword) cùa ngôn ngữ lập trình.

- Khi viết chương trình không được đặt tên biến hay các định danh trùng với từ khoá. 

- Một số từ khoá trong Python phiên bản 3.X.

Từ khóa là các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình. Không được phép đặt tên hay các định danh trùng với từ khóa.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Theo em, sử dụng biến có những lợi ích gì?

Hướng dẫn giải:

- Biến là tên của một vùng nhớ dùng để lưu trữ giá trị và giá trị đó có thể thay đổi khi thực hiện chương trình.

- Biến giúp cho việc viết chương trình được dễ dàng, đặc biệt trong trường hợp giá trị lớn, phải gọi tới giá trị đó nhiều lần và có thể thay đổi giá trị của biến.

Bài tập 2: Sau các lệnh dưới đây, các biến a, b nhận giá trị bao nhiêu?

>>> a, b = 2, "OK" 

>>> a, b = 3*a, a*b

Hướng dẫn giải:

- Giá trị tương ứng là: 6 và  "OKOK"

- Vì a = 2; b = "OK"

3*a = 3*2 = 6 (2 nhân 3)

2*"OK" = "OKOK" (lặp lại từ OK hai lần)

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết cách thiết lập biến. Phân biệt được biến và từ khoá.

- Biết sử dụng lệnh gán và thực hiện một số phép toán trên kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 91 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 91 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 93 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 93 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 94 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 3 trang 95 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 95 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 96 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 96 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.1 trang 36 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.2 trang 36 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.3 trang 36 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.4 trang 36 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.5 trang 36 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.6 trang 36 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.7 trang 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.8 trang 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.9 trang 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.10 trang 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.11 trang 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 17.12 trang 37 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF