Với các dữ liệu kiểu danh sách Python sẽ xử lý như thế nào. Có những câu lệnh nào giúp Python xử lí? Để giải đáp các thắc mắc này các em có thể tham khảo nội dung bài giảng của Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách dưới đây do HOC247 biên soạn. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiểu dữ liệu danh sách
* Các kiểu dữ liệu danh sách:
- Ví dụ 1. Quan sát các lệnh sau để tìm hiểu kiểu dữ liệu danh sách.
+ List là kiểu dữ liệu danh sách (dãy, mảng) trong Python.
+ Tạo list bằng lệnh gán vởi các phần tử trong cặp dấu ngoặc [ ].
- Cú pháp khởi tạo kiểu danh sách trong Python
+ Trong đó các giá trị < vk > có thể có kiểu dữ liệu khác nhau (số nguyên, số thực, xâu kí tự,...).
+ Ta có thể truy cập từng phần tử của danh sách thông qua chỉ số. Chỉ số bắt đầu từ 0 như hình dưới đây
- Việc chỉ số hoá từng phần tử của danh sách cho thấy, có thể dùng danh sách để biểu diễn dữ liệu tương tự như kiểu mảng trong nhiều ngôn ngữ lập trinh bậc cao khác.
- Danh sách của Python có một khác biệt quan trọng, đó là nó có thể gồm các phần tử có kiểu dữ liệu khác nhau.
* Cách thay đổi hoặc xoá phần tử của danh sách:
- Ví dụ 2. Quan sát các lệnh sau để biết cách thay đổi hoặc xoá phần tử của danh sách.
+ Lệnh len () sẽ tính độ dài của danh sách. Như ở ví dụ trên danh sách A dài 5 kí tự
+ Thay đổi giá trị từng thành phần bằng lệnh gán. Ví dụ: dữ liệu sau vị trí thứ nhất thay bằng "One"
+ Lệnh del dùng để xóa một phần tử của danh sách. Ví dụ muốn xóa phần tử sau vị trí thứ 4 của mảng A ta làm như sau:
* Tạo danh sách rỗng (có độ dài 0) và các phép toán ghép danh sách (phép +)
- Ví dụ 3. Quan sát ví dụ sau để biết cách tạo danh sách rỗng (có độ dài 0) và các phép toán ghép danh sách (phép +).
+ Muốn tạo danh sách rỗng bằng lệnh gán có độ dài bằng 0 như hình sau đây
+ Muốn ghép hai danh sách ta đặt hai danh sách vào phép tính cộng như sau:
- List là kiểu dữ liệu danh sách (dãy, mảng) trong Python. Tạo list bằng lệnh gán vói các phần tử trong cặp dấu ngoặc [ ]. Các phần từ của danh sách có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau. Truy cập hoặc thay đổi giá trị của từng phần tử thông qua chỉ số: < danh sách > [< chỉ số >] - Chỉ số của danh sách bắt đầu từ 0 đến len() -1, trong đó len() là lệnh tính độ dài danh sách |
---|
1.2. Duyệt các phần tử của danh sách
* Duyệt và in ra từng phần tử của danh sách
- Ví dụ 1. Duyệt và in ra từng phần tử của danh sách
+ Quan sát ví dụ dưới đây để thấy cách duyệt và in ra từng phần tử của danh sách
+ Ta thấy khi sử dụng lệnh for lặp xác định kết hợp với lệnh range để duyệt và in phần tử của danh sách biến i sẽ chạy trên vùng chỉ số từ 0 đến danh sách có độ dài -1
+ Trong ví dụ danh sách A có 5 chỉ số nên duyệt và in ra màn hình cả 5
* Duyệt và in một phần của danh sách
- Ví dụ 2. Duyệt và in một phần của danh sách
+ Quan sát ví dụ sau đây để thấy cách duyệt và in
+ Ta để duyệt và in một phần của danh sách sẽ sử dụng lệnh for và lệnh range kết hợp lấy từ chỉ số đầu đến cuối (len(A)-1)
+ Trong ví dụ muốn duyệt và in phần tử từ vị trí số 2 đến 4 nên kết quả là 1, 5, 6
⇒ Từ hai ví dụ trên cho thắy dùng lệnh for kết hợp với lệnh range() để duyệt từng phần tử của danh sách.
Có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách bằng lệnh for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range(). |
---|
1.3. Thêm phần tử vào danh sách
- Python có những lệnh đặc biệt để thêm phần tử vào một danh sách. Các lệnh này được thiết kế riêng cho dữ liệu danh sách và còn được gọi là phương thức (method) của danh sách.
- Cú pháp lệnh: < danh sách >. < phương thức >
- Quan sát ví dụ dưới đây để thấy được cách thức thêm phần tử vào danh sách
* Chú ý: Cách dùng phương thức append(): gõ tên biến danh sách, dấu ".", sau đó gõ append
- Cú pháp lệnh thêm phần tử vào cuối danh sách:
< danh sách >. append()
- Python có một số lệnh dành riêng (phương thức) cho dữ liệu kiểu danh sách. Cú pháp các lệnh đó như sau: < danh sách >. < phương thức > - Lệnh thêm phần tử vào cuối danh sách là < danh sách >.append() |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hãy tìm một số dữ liệu kiểu danh sách thường gặp trên thực tế?
Hướng dẫn giải:
- Một số dữ liệu kiểu danh sách thường gặp trên thực tế là: danh sách các học sinh trong lớp, bảng điểm, danh sách học sinh được khen thưởng, báo cáo các khoản thu, chi, ...
- Một số dữ liệu kiểu danh sách thường gặp trên thực tế trong làm việc với máy tính: List, Tuple, Set, Dictionary
Bài tập 2: Giả sử danh sách được xác định như sau:
A = [1, 2, 3, 10, "Việt", True]
Em hãy cho biết câu lệnh sau in gì ra màn hình.
print(A[2], A[4], A[5], len(A))
Hướng dẫn giải:
Kết quả in ra màn hình sẽ là 3 Việt True 6
Vì A[2] = 3
A[4] = Việt
A[5] = True
len(A) độ dài của danh sách = 6
Luyện tập
Qua bài học các em cần nắm được các về:
- Biết được kiểu dữ liệu danh sách (list), cách khởi tạo và truy cập từng phần tử của danh sách.
- Biết và thực hiện được cách duyệt các phần tử của danh sách bằng lệnh for.
- Thực hành được một số phương thức đơn giản trên dữ liệu danh sách.
3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Tin học 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. list
- B. bool
- C. str
- D. int
-
- A. del()
- B. len()
- C. append()
- D. đáp án khác
-
- A. < tên danh sách > ==[]
- B. < tên danh sách > = 0
- C. < tên danh sách > = []
- D. < tên danh sách > = [0]
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 22 Tin học 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 111 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 1 trang 111 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 1 trang 112 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 2 trang 112 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2 trang 113 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 3 trang 113 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 3 trang 113 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 114 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 114 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.1 trang 46 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.2 trang 46 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.3 trang 46 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.4 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.5 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.6 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.7 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.8 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.9 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 22.10 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 22 Tin học 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 10 HỌC247