OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách


Bài học trước ta đã tìm hiểu về kiểu dữ liệu danh sách, vậy có những lệnh nào trong Python có thể xử lý dạng dữ liệu này? Cùng HOC247 giải đáp qua nội dung bài giảng của Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Duyệt danh sách với toán tử in

* Dùng toán tử in để kiểm tra

- Quan sát ví dụ 1 sau đây để biết được cách dùng toán tử in để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách hay không. 

- Ví dụ 1. 

+ Trong ví dụ ta thấy số nguyên 2 có trong danh sách A nên đưa ra kết quả True (đúng)

+ Số nguyên 10 không có trong mảng A nên kết quả đưa ra là False (sai)

- Quy trình thực hiện: Câu lệnh dùng toán tử in để kiểm tra < giá trị > có trong < danh sách > không, nếu có thì trả lại True nếu không thì trả về False

- Cú pháp: 

* Sử dụng toán tử in để duyệt từng phần tử của danh sách

- Phân tích ví dụ dưới đây để biết cách duyệt từng phần tử của danh sách qua toán tử in

Ví dụ 2. 

+ Khi sử dụng lệnh for k in A: Khi thực hiện lệnh này, biến k sẽ lần lượt nhận các giá trị từ dãy A

+ Vì k chạy từ 0 đến len(A) -1 nên kết quả sẽ cho ra dãy tất cả các ký tự của danh sách

- Toán tử in dùng để kiểm tra một phần tử có nằm trong danh sách đã cho không. Kết quả trả lại True (Đúng) hoặc False (Sai).

< giá trị > in < danh sách >

- Có thể duyệt nhanh từng phần tử của danh sách bẳng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range( ).

1.2. Một số lệnh làm việc với danh sách

* Xóa toàn bộ một danh sách

- Ví dụ 1. Dùng lệnh clear để xóa toàn bộ một danh sách

- Quan sát ví dụ 1 ta thấy sau khi sử dụng lệnh clear() thì danh sách A có độ dài là 5 sẽ thành rỗng

* Xóa phần tử đầu tiên của danh sách

- Ví dụ 2. Lệnh remove( value) sẽ xoá phần tử đầu tiên của danh sách có giá trị value. Nếu không có phần tử nào như vậy thì sẽ báo lỗi.

- Quan sát ví dụ ta thấy khi sử dụng lệnh remove(1) sẽ xóa đi phần tử đầu tiên trong danh sách A là 1 nên kết quả đưa ra là 2, 3, 4, 5

- Khi sử dụng lệnh remove(10) vì số nguyên 10 không có trong danh sách nên báo lỗi

⇒ Muốn xoá phần tử đầu tiên của danh sách ta sử dụng lệnh remove(value)

* Chèn phần tử vào danh sách tại chỉ số cho trước

Ví dụ 3. Lệnh insert có chức năng chèn phần tử vào danh sách tại chỉ số cho trước

- Quan sát ví dụ 3 ta thấy mảng A gồm 4 kí tự 1, 2, 6, 10 khi ta thực hiện việc chèn thêm phần tử 5 vào vị trí số 2 sẽ được kết quả 1, 2, 5, 6

- Như vậy, lệnh insert() có hai tham số cần nhập: vị trí cần chèn và giá trị được chèn. Lệnh insert(2,5) sẽ chèn số 5 tại chỉ số 2.

Cú pháp:

+ insert(index, value) 

+ Sẽ chèn giá trị value vào danh sách tại vị trí index và đầy các phần tử từ vị trí này sang phải.

* Chú ý: Nếu k nằm ngoài phạm vi chỉ số của danh sách thì lệnh vẫn có tác dụng: nếu k < 0 thì chèn vào đầu danh sách, nếu k > len( ) thì chèn vào cuối danh sách. Như ví dụ dưới đây:

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Python có lệnh nào dùng để:

- Xoá nhanh một danh sách

- Chèn thêm một phần tử vào đầu hay giữa danh sách?

- Kiểm tra một phần tử có nằm trong một danh sách không?

Hướng dẫn giải:

- Xoá nhanh một danh sách: clear()

- Chèn phần tử x vào vị trí k của danh sách: insert(k,x) 

- Kiểm tra một phần tử có nằm trong một danh sách không: Câu lệnh dùng toán tử in. Nếu có trả lại True, nếu không thì trả về False.

Bài tập 2: Nêu cú pháp của toán tử in để kiểm tra một phần tử có nằm trong một danh sách không? Ngoài toán tử in còn cách nào duyệt nhanh danh sách không?

Hướng dẫn giải:

- Cú pháp: < giá trị > in < danh sách >

- Có thể duyệt nhanh từng phần tử của danh sách bẳng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range( ).

ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết cách duyệt danh sách bẳng toán tử in.

- Biết và thực hiện được một số phương thức thường dùng với danh sách.

3.1. Trắc nghiệm Bài 23 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 23 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 115 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 115 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 116 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 116 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 117 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 118 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 118 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.1 trang 47 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.2 trang 48 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.3 trang 48 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.4 trang 48 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.5 trang 49 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.6 trang 50 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.7 trang 50 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.8 trang 50 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.9 trang 50 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 23.10 trang 50 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 23 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
OFF